Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Trưng Vương lần 2

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 146605

Có bao nhiêu cách xếp 3 học sinh ngồi vào một dãy ghế hàng ngang gồm 4 chỗ ngồi?

  • A. 4!
  • B. \({\rm{A}}_4^3\)
  • C. \({\rm{C}}_4^3\)
  • D. 43
Câu 2
Mã câu hỏi: 146606

Cho cấp số cộng \(\left( {{u}_{n}} \right)\) có \({{u}_{1}}=3\) và \({{u}_{2}}=8\). Giá trị của \({{u}_{7}}\) bằng

  • A. 33
  • B. 11
  • C. 30
  • D. 38
Câu 3
Mã câu hỏi: 146607

Cho hàm số \(f(x)\) có bàng biến thiên như sau

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

  • A. \(\left( { - 2;\;2} \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ;\;1} \right)\)
  • C. \(\left( {3;\; + \infty } \right)\)
  • D. \(\left( {1;\;3} \right)\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 146608

Cho hàm số \(f(x)\) có bảng biến thiên như sau

Hàm số đạt cực đại tại điểm

  • A. x = -1
  • B. x = 2
  • C. x = 0
  • D. x = 1
Câu 5
Mã câu hỏi: 146609

Cho hàm số \(f(x)\) xác định trên \(\mathbb{R}\) và có bàng xét dấu của đạo hàm \(f^{\prime}(x)\) như sau

Hàm số \(f(x)\) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 146610

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 2}}\) là đường thẳng

  • A. x = -2
  • B. x = 2
  • C. y = 1
  • D. y = -1
Câu 7
Mã câu hỏi: 146611

Hàm số nào dưới đây có đồ thị có dạng như đường cong trong hình vẽ?

  • A. \(y = {x^4} - 2{x^2}\)
  • B. \(y =  - {x^4} + 2{x^2}\)
  • C. \(y =  - {x^3} + 3x\)
  • D. \(y = {x^3} - 3x\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 146612

Đồ thị hàm số \(y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-2\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

  • A. -2
  • B. 2
  • C. -1
  • D. 1
Câu 9
Mã câu hỏi: 146613

Với a, b là các số thực dương tùy ý, ta có \(\ln \left( {{a}^{2}}{{b}^{3}} \right)\) bằng

  • A. \(2\ln a.3\ln b\)
  • B. \(2\ln a + 3\ln b\)
  • C. \(2\ln a - 3\ln b\)
  • D. \({\left( {\ln a} \right)^2}.{\left( {\ln b} \right)^3}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 146614

Đạo hàm của hàm số \(y = {2021^x}\) là

  • A. \(y' = \frac{{{{2021}^x}}}{{\ln 2021}}\)
  • B. \(y' = {2021^x}\)
  • C. \(y' = x{.2021^{x - 1}}\)
  • D. \(y' = {2021^x}.\ln 2021\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 146615

Với a là một số thực dương tùy ý, ta có \(\sqrt[5]{a^3}\) bằng

  • A. \({a^{\frac{3}{5}}}\)
  • B. \({a^{\frac{5}{3}}}\)
  • C. a8
  • D. a-2
Câu 12
Mã câu hỏi: 146616

Phương trình \({2^{2x + 5}} = \frac{1}{8}\) có nghiệm là

  • A. x = -2
  • B. x = -1
  • C. x = -4
  • D. x = 4
Câu 13
Mã câu hỏi: 146617

Phương trình \({{\log }_{2}}\left( 3x+1 \right)=-4\) có tập nghiệm là

  • A. Ø
  • B. \(\left\{ { - \frac{5}{{16}}} \right\}\)
  • C. \(\left\{ {\frac{{17}}{{48}}} \right\}\)
  • D. \(\left\{ 5 \right\}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 146618

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^4} - 6{x^2}\) là

  • A. \({x^5} - 6{x^3} + C\)
  • B. \(4{x^3} - 12x + C\)
  • C. \(\frac{{{x^5}}}{5} - 2{x^3} + C\)
  • D. \(\frac{{{x^5}}}{5} + 2{x^3} + C\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 146619

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \sin \left( {2x + 1} \right)\) là

  • A. \(\frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + C\)
  • B. \(2\cos \left( {2x + 1} \right) + C\)
  • C. \( - 2\cos \left( {2x + 1} \right) + C\)
  • D. \( - \frac{1}{2}\cos \left( {2x + 1} \right) + C\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 146620

Nếu \(\int\limits_{0}^{7}{f\left( x \right)\text{d}x}=18\) và \(\int\limits_{1}^{7}{f\left( x \right)\text{d}x}=9\) thì \(\int\limits_{0}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}\) bằng

  • A. 9
  • B. 2
  • C. 27
  • D. 162
Câu 17
Mã câu hỏi: 146621

Tính \(I = \int\limits_{ - 1}^1 {{x^{2020}}{\rm{d}}x} \)

  • A. \(\frac{2}{{2021}}\)
  • B. \( - \frac{2}{{2021}}\)
  • C. 2
  • D. 0
Câu 18
Mã câu hỏi: 146622

Mô đun của số phức z = 6 - 2i bằng

  • A. \(4\sqrt 2 \)
  • B. 32
  • C. 40
  • D. \(2\sqrt {10} \)
Câu 19
Mã câu hỏi: 146623

Cho số phức z=4+5i. Số phức \(z+2\overline{z}\) bằng

  • A.  - 4 + 15i
  • B. 12 - 5i
  • C. - 4 - 5i
  • D. 12 + 15i
Câu 20
Mã câu hỏi: 146624

Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức 8-3i có tọa độ là

  • A. (8;3)
  • B. (-3;8)
  • C. (8;-3)
  • D. (3;8)
Câu 21
Mã câu hỏi: 146625

Hình chóp có diện tích đáy bằng \(6{{a}^{2}}\); thể tích khối chóp bằng \(30{{a}^{3}}\); chiều cao khối chóp bằng

  • A. a
  • B. 5a
  • C. 15a
  • D. 9a
Câu 22
Mã câu hỏi: 146626

Thể tích của khối chóp SABC có SA,AB,AC đôi một vuông góc và SA=5,AB=2,AC=3 là:

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 10
  • D. 15
Câu 23
Mã câu hỏi: 146627

Công thức tính thể tích V của khối nón có bán kính 2r và chiều cao h là:

  • A. \(V = \frac{2}{3}\pi {r^2}.h\)
  • B. \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}.h\)
  • C. \(V = \frac{4}{3}\pi {r^2}.h\)
  • D. \(V = \pi {r^2}.h\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 146628

Một hình cầu có bán kính r=3cm khi đó diện  tích mặt cầu là:

  • A. \(36\pi c{m^2}\)
  • B. \(9c{m^2}\)
  • C. \(9\pi c{m^2}\)
  • D. \(36c{m^2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 146629

Trong không gian Oxyz cho tam giác OAB có \(A(1;2;3);\,\,B(2;1;3)\). Khi đó tọa độ trọng tâm tam giác OAB có tọa độ là

  • A. \(G\left( {1;1;2} \right)\)
  • B. \(G\left( {1;1; - 3} \right)\)
  • C. \(G\left( {\frac{1}{3};1;2} \right)\)
  • D. \(G\left( { - 1;1;3} \right)\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 146630

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+4y-6z+9=0\). Tọa độ tâm I và bán kính R của mặt cầu là

  • A. \(I\left( -1;\,2;\,-3 \right)\) và \(R=\sqrt{5}\)
  • B. \(I\left( 1;\,-2;\,3 \right)\) và \(R=\sqrt{5}\)
  • C. \(I\left( 1;\,-2;\,3 \right)\) và R=5
  • D. \(I\left( -1;\,2;\,-3 \right)\) và R=5
Câu 27
Mã câu hỏi: 146631

Trong không gian Oxyz, đường thẳng \(d:\frac{x-1}{3}=\frac{y+2}{-4}=\frac{z-3}{-5}\) đi qua điểm

  • A. (-1;2-3)
  • B. (1;-2;3)
  • C. (-3;4;5)
  • D. (3;-4;-5)
Câu 28
Mã câu hỏi: 146632

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng \(\left( P \right):x+2y-3z+3=0\) có một vectơ pháp tuyến là

  • A. \(\left( {1; - 2;3} \right)\)
  • B. \(\left( {1;2; - 3} \right)\)
  • C. \(\left( { - 1;2; - 3} \right)\)
  • D. (1;2;3)
Câu 29
Mã câu hỏi: 146633

Một tổ học sinh có 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên 2 người. Tính xác suất sao cho 2 người được chọn đều là nữ.

  • A. \(\frac{1}{{15}}\)
  • B. \(\frac{7}{{15}}\)
  • C. \(\frac{8}{{15}}\)
  • D. \(\frac{1}{{5}}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 146634

Trong các hàm số sau, hàm số nào luôn nghịch biến trên \(\mathbb{R}\)?

  • A. y =  - x + 4
  • B. \(y =  - {x^3} + 3{x^2}\)
  • C. \(y = \frac{{2x + 3}}{{x + 1}}\)
  • D. \(y = {x^4} - 3{x^2} - 1\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 146635

Tích của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right)=x+\frac{4}{x}\) trên đoạn \(\left[ 1;\text{ }3 \right]\) bằng.

  • A. \(\frac{{52}}{3}\)
  • B. 6
  • C. 20
  • D. \(\frac{{65}}{3}\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 146636

Tập nghiệm của bất phương trình \({{\log }_{3}}\left( {{x}^{2}}+2 \right)\le 3\) là:

  • A. \(S = \left( { - \infty ;\, - 5} \right] \cup \left[ {5;\, + \infty } \right)\)
  • B. S = Ø
  • C. S = R
  • D. S = [-5;5]
Câu 33
Mã câu hỏi: 146637

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( {{x}^{2}}+1 \right)x\text{d}x=2}\). Khi đó \(I=\int\limits_{2}^{5}{f\left( x \right)}\text{d}x\) bằng:

  • A. 2
  • B. 1
  • C. -1
  • D. 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 146638

Cho số phức \({{z}_{1}}=1+i\) và \({{z}_{2}}=2-3i\). Tìm số phức liên hợp của số phức \(w={{z}_{1}}+{{z}_{2}}\)?

  • A. \(\overline w  = 3 - 2i\)
  • B. \(\overline w  = 1 - 4i\)
  • C. \(\overline w  =  - 1 + 4i\)
  • D. \(\overline w  = 3 + 2i\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 146639

Cho chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, \(SA\bot \left( ABCD \right)\). Góc giữa đường SC và mặt phẳng \(\left( SAD \right)\) là góc?

  • A. \(\widehat {CSA}\)
  • B. \(\widehat {CSD}\)
  • C. \(\widehat {CDS}\)
  • D. \(\widehat {SCD}\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 146640

Cho tứ diện ABCD có tất cả các cạnh đều bằng a \(\left( a>0 \right)\). Khi đó khoảng cách từ đỉnh A đến \(\text{mp}\left( BCD \right)\) bằng 

  • A. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}\)
  • B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 8 }}{3}\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{3}\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 146641

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho điểm \(I\left( 1;2;4 \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):2x+2y+z-1=0\). Mặt cầu tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là: 

  • A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 4} \right)^2} = 4\)
  • B. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 4} \right)^2} = 4\)
  • C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 4} \right)^2} = 9\)
  • D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z + 4} \right)^2} = 9\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 146642

Trong không gian với hệ toa độ Oxyz, lập phương trình đường thẳng đi qua điểm \(A\left( 0;\ -1;\ 3 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right): x+3y-1=0\).

  • A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = t{\rm{ }}}\\ {y = - 1 + 2t}\\ {z = 3 + 2t{\rm{ }}} \end{array}} \right.\)
  • B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = 1{\rm{ }}}\\ {y = 3 - t}\\ {z = 3{\rm{ }}} \end{array}} \right.\)
  • C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = t{\rm{ }}}\\ {y = - 1 + 3t}\\ {z = 3 - t{\rm{ }}} \end{array}} \right.\)
  • D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}} {x = t{\rm{ }}}\\ {y = - 1 + 3t}\\ {z = 3{\rm{ }}} \end{array}} \right.\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 146643

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị \(y={f}'\left( x \right)\) là đường cong hình bên.

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-2\text{x} \right)\) trên \(\left[ -\frac{3}{2}\,;\,\frac{7}{2} \right]\) là

  • A. f(-1)
  • B. f(0)
  • C. f(1)
  • D. \(f\left( {\frac{{21}}{4}} \right)\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 146644

Có bao nhiêu số nguyên dương y sao cho ứng với mỗi giá trị của y có không quá 5 số nguyên x thoả mãn bất phương trình \(\left( {{5}^{x}}-1 \right)\left( {{2.5}^{x}}-y \right)\le 0\).

  • A. 1250
  • B. 1251
  • C. 1252
  • D. 625
Câu 41
Mã câu hỏi: 146645

Cho hàm số \(f\left( x \right)={{\left| x \right|}^{2021}}\). Giá trị của \(I=\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{2}}{f\left( 2\cos x-1 \right)\sin x\text{d}x}\) bằng:

  • A. \(I = \frac{1}{{2022}}\)
  • B. \(I = \frac{1}{{2021}}\)
  • C. \(I = \frac{1}{{4042}}\)
  • D. I = 0
Câu 42
Mã câu hỏi: 146646

Cho hai số phức \({{z}_{1}},{{z}_{2}}\). Có bao nhiêu số phức \(z={{z}_{1}}-{{z}_{2}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}} \right|=\left| {{z}_{2}} \right|=2,\,{{z}_{1}}+{{z}_{2}}=2-2i\)?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. Vô số
Câu 43
Mã câu hỏi: 146647

Cho hình chóp đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh SA, CD. Biết góc giữa đường thẳng MN với mặt phẳng \(\left( SBD \right)\) bằng \({{30}^{{}^\circ }}\)(như hình vẽ).

Thể tích của khối chóp đều S.ABCD là:

  • A. \(V = \frac{{\sqrt {30} {a^3}}}{{18}}\)
  • B. \(V = \frac{{\sqrt {21} {a^3}}}{6}\)
  • C. \(V = \frac{{\sqrt 5 {a^3}}}{3}\)
  • D. \(V = \frac{{\sqrt {22} {a^3}}}{6}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 146648

Bác An có một khối cầu pha lê \(\left( S \right)\) có bán kính bằng \(5\,\,\text{cm}\). Bác muốn từ \(\left( S \right)\) làm một vật lưu niệm có hình dạng là một khối hộp chữ nhật nội tiếp \(\left( S \right)\). Bác An phải bỏ đi lượng thể tích pha lê bằng bao nhiêu để tạo ra vật lưu niệm có thể tích lớn nhất (tính gần đúng đến hàng phần trăm).

  • A. \(331,14\,\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)
  • B. \(192,45\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)
  • C. \(192,46\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)
  • D. \(331,15\left( {{\rm{c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 146649

Trong mặt phẳng tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha  \right):2x-y-2z-2=0\) và đường thẳng \(\left( d \right):\frac{x}{-1}=\frac{y+1}{2}=\frac{z-2}{1}\). Biết mặt phẳng \(\left( P \right)\) chứa \(\left( d \right)\) và tạo với \(\left( \alpha  \right)\) một góc nhỏ nhất có phương trình dạng ax+by+cz+3=0. Giá trị của T=a.b.c bằng:

  • A. T = 0
  • B. T = 4
  • C. T = -1
  • D. T = -2
Câu 46
Mã câu hỏi: 146650

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)\) xác định trên \(\mathbb{R}\). Đồ thị hàm số \(y={f}'\left( x \right)\) như hình vẽ dưới đây:

Hỏi hàm số \(y=f\left( {{x}^{2}} \right)\) có bao nhiêu điểm cực đại và bao nhiêu điểm cực tiểu?

  • A. 2 điểm cực đại, 1 điểm cực tiểu.
  • B. 2 điểm cực tiểu, 1 điểm cực đại.
  • C. 2 điểm cực đại, 3 điểm cực tiểu.
  • D. 2 điểm cực tiểu, 3 điểm cực đại.
Câu 47
Mã câu hỏi: 146651

Có bao nhiêu cặp số nguyên \(\left( x;y \right)\) thoả mãn \(0\le x\le 2020\) và \({{\log }_{3}}\left( 3x+3 \right)+x=2y+{{9}^{y}}\)?

  • A. 2019
  • B. 6
  • C. 2020
  • D. 4
Câu 48
Mã câu hỏi: 146652

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)=-\frac{1}{2}{{x}^{4}}+a{{x}^{2}}+b$$\left( a,b\in \mathbb{R} \right)\) có đồ thị và \(y=g\left( x \right)=m{{\text{x}}^{2}}+n\text{x}+p \left( m,n,p\in \mathbb{R} \right)\) có đồ thị \(\left( P \right)\) như hình vẽ. Diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(\left( C \right)\) và \(\left( P \right)\) có giá trị nằm trong khoảng nào sau đây?

  • A. \(\left( {4\,;4,1} \right)\)
  • B. \(\left( {4,2\,;\,4,3} \right)\)
  • C. \(\left( {4,3\,;4,4} \right)\)
  • D. \(\left( {4,1\,;4,2} \right)\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 146653

Cho số phức z thỏa mãn |z-2i| \(\le\) |z-4i| và \(\left| z-3-3i \right|=1\). Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P=\left| z-2 \right|\) là:

  • A. \(\sqrt {10}  + 1\)
  • B. \(\sqrt {13} \)
  • C. \(\sqrt {10} \)
  • D. \(\sqrt {13}  + 1\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 146654

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai mặt cầu \(\left( {{S}_{1}} \right):\,{{\left( x+4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=16,\left( {{S}_{2}} \right):\,{{\left( x+4 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=36\) và điểm \(A\left( 4;0;0 \right)\). Đường thẳng \(\Delta \) di động nhưng luôn tiếp xúc với \(({{S}_{1}})\), đồng thời cắt \(\left( {{S}_{2}} \right)\) tại hai điểm \(B,\,\,C\). Tam giác ABC có thể có diện tích lớn nhất là bao nhiêu?

  • A. \(24\sqrt 5 \)
  • B. 48
  • C. 72
  • D. \(28\sqrt 5 \)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ