Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Thủ Khoa Huân

15/04/2022 - Lượt xem: 32
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 149555

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{1 - x}}\) trên đoạn [2;3] bằng 

  • A. -3
  • B. \(\frac{3}{4}\)
  • C. \( - \frac{7}{2}\)
  • D. -5
Câu 2
Mã câu hỏi: 149556

Cho a là số thực dương a, b, c khác 1 thỏa mãn \({\log _a}c + {\log _b}c = {\log _a}2020.{\log _b}c\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. abc = 2020
  • B. ac = 2020
  • C. bc = 2020
  • D. ab = 2020
Câu 3
Mã câu hỏi: 149557

Tập nghiệm của bất phương trình \({4^x} - {5.2^{x + 1}} + 16 \le 0\) là

  • A. \(\left[ {1; + \infty } \right).\)
  • B. (1;3)
  • C. \(\left( {1; + \infty } \right).\)
  • D. [1;3]
Câu 4
Mã câu hỏi: 149558

Cho tam giác đều ABC có diện tích bằng \(\sqrt 3 \) quay xung quanh cạnh AC của nó. Tính thể tích V của khối tròn xoay được tạo thành.

  • A. \(V = 2\pi .\)
  • B. \(V = \pi .\)
  • C. \(V = \frac{7}{4}\pi .\)
  • D. \(V = \frac{7}{8}\pi .\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 149559

Xét \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} \), nếu \(u = {\log _2}\left( {{x^2} + 1} \right)\) đặt thì \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} \) bằng?

  • A. \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} = \int\limits_0^{{{\log }_2}5} {\frac{1}{2}{e^u}du} \)
  • B. \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} = - \int\limits_0^{{{\log }_2}5} {\frac{1}{2}{e^u}du} \)
  • C. \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} = \int\limits_0^{{{\log }_2}4} {2{e^u}du} \)
  • D. \(\int\limits_0^2 {\frac{x}{{\left( {{x^2} + 1} \right)\ln 2}}{e^{{{\log }_2}\left( {{x^2} + 1} \right)}}dx} = \int\limits_0^{{{\log }_2}5} {{e^u}du} \)
Câu 6
Mã câu hỏi: 149560

Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y = - {x^2} + 3x - 2\), trục hoành và hai đường thẳng x = 1, x = 2. Quay (H) xung quanh trục hoành được khối tròn xoay có thể tích là

  • A. \(V = \int\limits_1^2 {\left| {{x^2} - 3x + 2} \right|} \,{\rm{d}}x\)
  • B. \(V = \int\limits_1^2 {{{\left| {{x^2} - 3x + 2} \right|}^2}} \,{\rm{d}}x\)
  • C. \(V = \pi \int\limits_1^2 {{{\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)}^2}} \,{\rm{d}}x\)
  • D. \(V = \pi \int\limits_1^2 {\left| {{x^2} - 3x + 2} \right|} \,{\rm{d}}x\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 149561

Cho số phức \(z = a + bi{\rm{ }}\left( {a;{\rm{ }}b \in R} \right)\) thỏa mãn \(iz = 2\left( {\bar z - 1 - i} \right).\) Tính S = ab.

  • A. S = -4
  • B. S = 4
  • C. S = 2
  • D. S = -2
Câu 8
Mã câu hỏi: 149562

Gọi M, N lần lượt là điểm biểu diễn của hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 4z + 9 = 0\). Tính độ dài MN.

  • A. \(MN = 2\sqrt 5 \)
  • B. MN = 5
  • C. \(MN = 3\sqrt 5 \)
  • D. MN = 4
Câu 9
Mã câu hỏi: 149563

Trong không gian Oxyz, cho điểm B(-1;0;8) và điểm A(4;3;5). Mặt phẳng trung trực của đoạn thẳng AB có phương trình là

  • A. - 5x - 3y + 3z - 14 = 0
  • B. - 10x - 6y + 6z + 15 = 0
  • C. - 10x - 6y + 6z - 15 = 0
  • D. \( - 5x - 3y + 3z + \frac{{15}}{2} = 0\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 149564

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai điểm A(1;-2;-3); B(-1;4;1) và đường thẳng \(d:\frac{{x + 2}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z + 3}}{2}\). Phương trình nào dưới đây là phương trình của đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn AB và song song với d?

  • A. \(\frac{x}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{{z + 1}}{2}\)
  • B. \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 1}} = \frac{{z + 1}}{2}\)
  • C. \(\frac{x}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z + 2}}{2}\)
  • D. \(\frac{x}{1} = \frac{{y - 1}}{1} = \frac{{z + 1}}{2}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 149565

Đánh số thứ tự cho 20 bạn học sinh lần lượt từ số thứ tự 1 đến số thứ tự 20. Chọn ngẫu nhiên ba bạn học sinh từ 20 bạn học sính đó. Tính xác suất để ba bạn được chọn không có hai bạn nào được đánh số thứ tự liên tiếp.

  • A. \(\frac{{799}}{{1140}}\)
  • B. \(\frac{{139}}{{190}}\)
  • C. \(\frac{{68}}{{95}}\)
  • D. \(\frac{{27}}{{95}}\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 149566

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, AB = a,AD = 2a, SA vuông góc với mặt phẳng đáy và SA = a (tham khảo hình vẽ). Gọi M là trung điểm của CD. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SD, BM bằng

  • A. \(\frac{{a\sqrt {21} }}{{21}}\)
  • B. \(\frac{{2a\sqrt {21} }}{{21}}\)
  • C. \(\frac{{2a\sqrt 7 }}{7}\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt 7 }}{7}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 149567

Khi ánh sáng đi qua một môi trường (chẳng hạn như không khí, nước, sương mù, …) cường độ sẽ giảm dần theo quãng đường truyền x, theo công thức \(I(x) = {I_ \circ }{e^{ - \mu x}},\) trong đó \({I_ \circ }\) là cường độ của ánh sáng khi bắt đầu truyền vào môi trường và \(\mu \) là hệ số hấp thu của môi trường đó. Biết rằng nước biển có hệ số hấp thu \(\mu = 1,4\) và người ta tính được rằng khi đi từ độ sâu 2m xuống đến độ sâu 20m thì cường độ ánh sáng giảm \(l{.10^{10}}\) lần. Số nguyên nào sau đây gần với l nhất?

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 10
  • D. 11
Câu 14
Mã câu hỏi: 149568

Đường cong hình bên dưới là đồ thị hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\).

Xét các mệnh đề sau:

(I) a = -1

(II) ad > 0

(III) d = -1

(IV) a + c = b + 1

Tìm số mệnh đề sai.

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 2
Câu 15
Mã câu hỏi: 149569

Cho hình trụ có hai đường tròn đáy (O;R) và (O';R), chiều cao \(h = \sqrt 3 R\). Đoạn thẳng AB có hai đầu mút nằm trên hai đường tròn đáy hình trụ sao cho góc hợp bởi AB và trục của hình trụ là \(\alpha = {30^0}\). Thể tích tứ diện ABOO' là

  • A. \(\frac{{3{R^3}}}{2}.\)
  • B. \(\frac{{3{R^3}}}{4}.\)
  • C. \(\frac{{{R^3}}}{4}.\)
  • D. \(\frac{{{R^3}}}{2}.\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 149570

Cho hàm số f(x) có f(0) = 0 và \(f'\left( x \right) = \cos \left( {x + \frac{\pi }{4}} \right){\cos ^2}\left( {2x + \frac{\pi }{2}} \right),\forall x \in R\). Khi đó \(\int\limits_{ - \frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{4}} {f\left( x \right){\rm{d}}x} \) bằng

  • A. \(\frac{5}{{18}}\)
  • B. \(\frac{{10}}{9}\)
  • C. \(\frac{5}{9}\)
  • D. 0
Câu 17
Mã câu hỏi: 149571

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm thuộc đoạn \(\left[ {0;\frac{{9\pi }}{2}} \right]\) của phương trình \(f\left( {2\sin x + 1} \right) = 1\)

  • A. 7
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 18
Mã câu hỏi: 149572

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + 3{x^2} - 2m + 1\) (m là tham số thực). Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của m sao cho \(\mathop {\max }\limits_{\left[ {1;3} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| + \mathop {\min }\limits_{\left[ {1;3} \right]} \left| {f\left( x \right)} \right| \ge 10\). Số các giá trị nguyên của S trong [-30;30] là

  • A. 56
  • B. 61
  • C. 55
  • D. 57
Câu 19
Mã câu hỏi: 149573

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với hai đáy thỏa mãn 2CD = 3AB. Biết thể tích của khối chóp S.ABD bằng 4V và thể tích của khối chóp S.CDMN bằng \(\frac{{126V}}{{25}}\), trong đó M, N lần lượt nằm trên cạnh SA, SB sao cho MN song song với AB. Tỉ số \(\frac{{SM}}{{MA}}\) bằng:

  • A. \(\frac{2}{3}\)
  • B. \(\frac{3}{2}\)
  • C. \(\frac{3}{4}\)
  • D. \(\frac{4}{3}\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 149574

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m\(\left( {\left| m \right| < 10} \right)\) để phương trình \({2^{x - 1}} = {\log _4}\left( {x + 2m} \right) + m\) có nghiệm?

  • A. 9
  • B. 10
  • C. 5
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 149575

Một tổ có 5 học sinh nam và 7 học sinh nữ. Số cách bầu ra 2 bạn giữ hai chức vụ khác nhau là  

  • A. \(C_{12}^2\)
  • B. \(A_{12}^2\)
  • C. 122
  • D. 212
Câu 22
Mã câu hỏi: 149576

Cho cấp số cộng (un) có số hạng đầu u1 = -2 và công sai d=3. Giá trị của u7 bằng

  • A. 16
  • B. 19
  • C. -1458
  • D. -30
Câu 23
Mã câu hỏi: 149577

Nghiệm của phương trình \({\log _2}\left( {2{\rm{x}} - 2} \right) = 3\)

  • A. x = 2
  • B. x = 3
  • C. x = 4
  • D. x = 5
Câu 24
Mã câu hỏi: 149578

Thể tích hình hộp chữ nhật có độ dài ba kích thước lần lượt là 2,3,5 bằng

  • A. 30
  • B. 10
  • C. 15
  • D. 20
Câu 25
Mã câu hỏi: 149579

Tính đạo hàm của hàm số \(y = x{e^{2{\rm{x}} + 1}}\)

  • A. \(y' = e\left( {2{\rm{x}} + 1} \right){e^{2{\rm{x}} + 1}}\)
  • B. \(y' = e\left( {2{\rm{x}} + 1} \right){e^{2{\rm{x}}}}\)
  • C. \(y' = 2{e^{2x + 1}}\)
  • D. \(y' = {e^{2x + 1}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 149580

Cho khối chóp có diện tích đáy  B=5và chiều cao h=6.Thể tích của khối chóp đã cho bằng

  • A. 10
  • B. 15
  • C. 20
  • D. 30
Câu 27
Mã câu hỏi: 149581

Cho khối nón có chiều cao h=6 và bán kính đáy r=5.Thể tích của khối nón đã cho bằng

  • A. \(50\pi\)
  • B. \(45\pi\)
  • C. \(40\pi\)
  • D. \(30\pi\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 149582

Cho mặt cầu có bán kính đáy r = 4 . Diện tích mặt cầu bằng 

  • A. \(64 \pi\)
  • B. \(48 \pi\)
  • C. \(92 \pi\)
  • D. \(16 \pi\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 149583

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau: 

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. (-1;0)
  • B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
  • C. (0;1)
  • D. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 149584

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_2}\left( {3x + 4} \right)} \). Tập hợp nào sau đây là tập xác định của f(x) là

  • A. \(D = \left( { - 1; + \infty } \right)\)
  • B. \(D = \left( { - \frac{4}{3}; + \infty } \right)\)
  • C. \(D = \left[ { - 1; + \infty } \right)\)
  • D. \(D = \left[ {1; + \infty } \right)\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 149585

Diện tích xung quanh hình trụ có độ dài đường sinh l=5 và bán kính đáy r= 2 là

  • A. \(20 \pi\)
  • B. \(30 \pi\)
  • C. \(40 \pi\)
  • D. \(10 \pi\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 149586

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số đã cho đạt cực tiểu tại

  • A. x = -2
  • B. x = 2
  • C. x = -1
  • D. x = 1
Câu 33
Mã câu hỏi: 149587

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

  • A. \(y = {x^3} - 3x\)
  • B. \(y = - {x^3} + 3x\)
  • C. \(y = {x^4} - 2{x^2}\)
  • D. \(y = - {x^4} + 2{x^2}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 149588

Tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{ - x + 2}}{{x + 2}}\) là:

  • A. y = 1
  • B. x = -2
  • C. x = 2
  • D. y = -1
Câu 35
Mã câu hỏi: 149589

Tập nghiệm của bất phương trình \({5^{2x + 1}} - {26.5^x} + 5 > 0\) là:

  • A. (-1;1)
  • B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
  • C. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {1; + \infty } \right)\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 149590

Cho hàm bậc bốn y = f(x) có đồ thị trong hình bên. Số nghiệm của phương trình f(x) = 1 là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 149591

Tích phân \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\left( {c{\rm{osx}} + 1} \right)\sin xdx} \) có kết quả là:

  • A. -1,5
  • B. 0,5
  • C. 1,5
  • D. -0,5
Câu 38
Mã câu hỏi: 149592

Trong không gian Oxyz, cho \(\overrightarrow a = \left( { - 2;3;1} \right),\overrightarrow b = \left( {0; - 1;4} \right),\overrightarrow c = \left( {1;4; - 3} \right)\) giá trị của biểu thức \(\left( {\overrightarrow a - \overrightarrow b } \right).\overrightarrow c \) bằng

  • A. 27
  • B. 23
  • C. 21
  • D. 25
Câu 39
Mã câu hỏi: 149593

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 2y - 2z - 3 = 0\). Bán kính của mặt cầu là

  • A. 9
  • B. 27
  • C. 3
  • D. \(3\sqrt 3 \)
Câu 40
Mã câu hỏi: 149594

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( \alpha \right):3x - y + 2z - 7 = 0\). Vectơ nào sau đây là một vectơ pháp tuyến của \((\alpha)\)

  • A. \(\overrightarrow n = \left( {3; - 1;2} \right)\)
  • B. \(\overrightarrow n = \left( {3;1;2} \right)\)
  • C. \(\overrightarrow n = \left( {3;2; - 7} \right)\)
  • D. \(\overrightarrow n = \left( { - 3;1;2} \right)\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 149595

Trong không gian Oxyz, cho ba điểm \(A\left( {3; - 1;0} \right);B\left( { - 2;5;1} \right);C\left( { - 1; - 1;4} \right).\) Đường thẳng d đi qua  đi qua A và song song với BC có phương trình tham số là

  • A. \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 3 - 2t\\ y = - 1 + 5t\\ z = t \end{array} \right.\)
  • B. \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 3 - t\\ y = - 1 - t\\ z = 4t \end{array} \right.\)
  • C. \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + t\\ y = - 1 - 6t\\ z = 3t \end{array} \right.\)
  • D. \(d:\left\{ \begin{array}{l} x = 3 - 3t\\ y = - 1 + 4t\\ z = 5t \end{array} \right.\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 149596

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, \(AC = 2a{\rm{ ; }}SA = a\sqrt 6 \), SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Góc giữa SD và mặt phẳng (ABCD) bằng 

  • A. 30o
  • B. 45o
  • C. 60o
  • D. 90o
Câu 43
Mã câu hỏi: 149597

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = {x^4} - 4{x^2} + 9\) trên đoạn [-2;3] bằng

  • A. 2
  • B. 9
  • C. 54
  • D. 201
Câu 44
Mã câu hỏi: 149598

Tập xác định của hàm số sau \(f\left( x \right) = \sqrt {{{\log }_2}\frac{{3 - 2x - {x^2}}}{{x + 1}}} \) là

  • A. \(D = \left[ {\frac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}; - 1} \right) \cup \left[ {\frac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2};1} \right)\)
  • B. \(D = \left( { - \infty ; - 3} \right) \cup \left( { - 1;1} \right)\)
  • C. \(D = \left( { - \infty ;\frac{{ - 3 - \sqrt {17} }}{2}} \right] \cup \left( { - 1;\frac{{ - 3 + \sqrt {17} }}{2}} \right]\)
  • D. \(D = \left( { - \infty ; - 3} \right] \cup \left[ {1; + \infty } \right)\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 149599

Số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 6{x^2} + 11x + 6\) và trục hoành là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 0
Câu 46
Mã câu hỏi: 149600

Nghiệm của bất phương trình \({\log _2}\left( {x + 1} \right) - 2{\log _4}\left( {5 - x} \right) < 1 - {\log _2}\left( {x - 2} \right)\) là:

  • A. 2 < x < 3
  • B. 1 < x < 2
  • C. 2 < x < 5
  • D. - 4 < x < 3
Câu 47
Mã câu hỏi: 149601

Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = a , AC = 3a .Khi quay tam giác  quanh cạnh huyền BC thì đường gấp khúc BAC tạo thành hai hình nón có chung đáy .Tổng diện tích xung quanh của  hai hình nón đó là

  • A. \(\frac{{12\pi {a^2}}}{{\sqrt {10} }}\)
  • B. \(\frac{{4\pi {a^2}}}{{\sqrt {10} }}\)
  • C. \(\frac{{6\pi {a^2}}}{{\sqrt {10} }}\)
  • D. \(\frac{{10\pi {a^2}}}{{\sqrt {10} }}\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 149602

Cho \(I = \int {\frac{{{{\ln }^5}x}}{{2x}}dx} \). Giả sử đặt t = ln x. Khi đó ta có:

  • A. \(I = 2\int {{t^6}dt} \)
  • B. \(I = 2\int {{t^5}dt} \)
  • C. \(I = \frac{1}{2}\int {{t^6}dt} \)
  • D. \(I = \frac{1}{2}\int {{t^5}dt} \)
Câu 49
Mã câu hỏi: 149603

Diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường y = \(3{x^2} - 2{x^3}\); y = 0; x = 0; x = \(\frac{3}{2}\) được tính bởi công thức nào dưới đây

  • A. \(S=\int\limits_0^{\frac{3}{2}} {\left( {3{x^2} - 2{x^3}} \right)} dx\)
  • B. \(S= \pi \int\limits_0^{\frac{3}{2}} {\left( {3{x^2} - 2{x^3}} \right)} dx\)
  • C. \(S=\int\limits_0^{\frac{3}{2}} {\left( {2{x^3} - 3{x^2}} \right)} dx\)
  • D. \(S=\pi \int\limits_0^{\frac{3}{2}} {\left( {2{x^3} - 3{x^2}} \right)} dx\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 149604

Gọi z1; z2 là các nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 3z + 7 = 0\). Giá trị của biểu thức \(P = \left| {{z_1}} \right| + \left| {{z_2}} \right|\) bằng

  • A. \({\rm{ 2}}\sqrt 7 .\)
  • B. \({\rm{ 2}}\sqrt {14} .\)
  • C. \(\sqrt 7 .\)
  • D. \(\sqrt {14} .\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ