Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Chu Văn An lần 2

15/04/2022 - Lượt xem: 27
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 145805

Có 5 người đến nghe một buổi hòa nhạc. Số cách xếp 5 người này vào một hàng có 5 ghế là:

  • A. 130
  • B. 125
  • C. 120
  • D. 100
Câu 2
Mã câu hỏi: 145806

Cho cấp số nhân \(\left( {{u}_{n}} \right)\) với \({{u}_{1}}=-\frac{1}{2};\text{ }{{u}_{7}}=-32\). Tìm q?

  • A. \(q =  \pm 2\)
  • B. \(q =  \pm 4\)
  • C. \(q =  \pm 1\)
  • D. \(q =  \pm \frac{1}{2}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 145807

Cho hàm số \(y=g\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Hàm số \(y=g\left( x \right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\)
  • C. (-1;0)
  • D. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 145808

Cho hàm số \(y=g\left( x \right)\) có bảng biến thiên như hình bên:

Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Hàm số đạt cực đại tại x = 3
  • B. Hàm số đạt cực đại tại x = 4
  • C. Hàm số đạt cực đại tại x = 2
  • D. Hàm số đạt cực đại tại x = -2
Câu 5
Mã câu hỏi: 145809

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng xét dấu \({f}'\left( x \right)\) như sau:

Kết luận nào sau đây đúng

  • A. Hàm số có 4 điểm cực trị.
  • B. Hàm số có 2 điểm cực đại.
  • C. Hàm số có 2 điểm cực trị.
  • D. Hàm số có 2 điểm cực tiểu.
Câu 6
Mã câu hỏi: 145810

Đường thẳng nào dưới đây là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{1-4x}{2x-1}\).

  • A. y = 2
  • B. y = 4
  • C. \(y = \frac{1}{2}\)
  • D. y = -2
Câu 7
Mã câu hỏi: 145811

Đường cong trong hình vẽ bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi đó là hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^3} + {x^2} - 2\)
  • B. \(y =  - {x^4} + 3{x^2} - 2\)
  • C. \(y = {x^4} - 2{x^2} - 3\)
  • D. \(y =  - {x^2} + x - 1\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 145812

Đồ thị của hàm số \(y=-{{x}^{4}}-3{{x}^{2}}+1\) cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng

  • A. -3
  • B. 0
  • C. 1
  • D. -1
Câu 9
Mã câu hỏi: 145813

Cho a>0, \(a\ne 1\). Tính \({{\log }_{a}}\left( {{a}^{2}} \right)\).

  • A. 2a
  • B. -2
  • C. 2
  • D. a
Câu 10
Mã câu hỏi: 145814

Đạo hàm của hàm số \(y={{3}^{x}}\) là

  • A. \(y' = x\ln 3\)
  • B. \(y' = x{.3^{x - 1}}\)
  • C. \(y' = \frac{{{3^x}}}{{\ln 3}}\)
  • D. \(y' = {3^x}\ln 3\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 145815

Cho a là số thực dương khác 1. Khi đó \(\sqrt[4]{{{a}^{\frac{2}{3}}}}\) bằng

  • A. \(\sqrt[3]{{{a^2}}}\)
  • B. \({a^{\frac{8}{3}}}\)
  • C. \({a^{\frac{3}{8}}}\)
  • D. \(\sqrt[6]{a}\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 145816

Phương trình \({\log _2}\left( {x + 1} \right) = 4\) có nghiệm là

  • A. x = 4
  • B. x = 15
  • C. x = 3
  • D. x = 16
Câu 13
Mã câu hỏi: 145817

Nghiệm của phương trình \({{\log }_{3}}\left( 2x+7 \right)-{{\log }_{3}}\left( x-1 \right)=2\) là

  • A. x = 2
  • B. x = 3
  • C. \(x = \frac{{16}}{7}\)
  • D. \(x = \frac{{13}}{3}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 145818

Cho hàm số \(f\left( x \right)=-2{{x}^{3}}+x-1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - {x^3} + {x^2} - x + C\)
  • B. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \frac{1}{2}{x^4} + \frac{1}{2}{x^2} - x + C\)
  • C. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \frac{1}{4}{x^4} + {x^2} - x + C\)
  • D. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \frac{1}{4}{x^4} + \frac{1}{2}{x^2} - x + C\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 145819

Cho hàm số \(f\left( x \right)=\sin 2x-3\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?

  • A. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \cos 2x + C\)
  • B. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \frac{1}{2}\cos 2x - 3x + C\)
  • C. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \cos 2x - 3x + C\)
  • D. \(\int {f\left( x \right)dx}  =  - \frac{1}{2}\cos 2x + C\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 145820

Nếu \(\int\limits_{-1}^{1}{f(x)dx=7}\) và \(\int\limits_{-1}^{2}{f(t)dt=9}\) thì \(\int\limits_{1}^{2}{f(x)dx}\) bằng

  • A. -2
  • B. 16
  • C. 2
  • D. Không xác định được.
Câu 17
Mã câu hỏi: 145821

Tích phân \(\int\limits_{1}^{4}{\sqrt{x}dx}\) bằng

  • A. \( - \frac{1}{4}\)
  • B. \(  \frac{1}{4}\)
  • C. 4
  • D. 2
Câu 18
Mã câu hỏi: 145822

Số phức liên hợp của số phức \(z=-7i\) có điểm biểu diễn trên mặt phẳng tọa độ là:

  • A. M(0;-7)
  • B. M(-7;0)
  • C. M(7;0)
  • D. M(0;7)
Câu 19
Mã câu hỏi: 145823

Cho hai số phức \(z=2-i;\text{w}=3+2i\). Số phức \(z+\text{w}\) bằng

  • A. - 1 - 3i
  • B. 6 - 2i
  • C. 5 + i
  • D. 1 + 3i
Câu 20
Mã câu hỏi: 145824

Cho số phức z=-2+3i. Điểm biểu diễn của \(\overline{z}\) trên mặt phẳng tọa độ là

  • A. M(2;3)
  • B. N(-2;-3)
  • C. P(2;-3)
  • D. Q(-2;3)
Câu 21
Mã câu hỏi: 145825

Một khối chóp có diện tích đáy bằng 4 và chiều cao bằng 6. Thể tích của khối chóp đó là

  • A. 24
  • B. 12
  • C. 8
  • D. 6
Câu 22
Mã câu hỏi: 145826

Thể tích của khối hộp chữ nhật có ba kích thước là 2;3;5 là

  • A. 30
  • B. 10
  • C. 15
  • D. 120
Câu 23
Mã câu hỏi: 145827

Công thức \(V\) của khối trụ có bán kính \(r\) và chiều cao \(h\) là

  • A. \(V = \pi {r^2}h\)
  • B. \(V = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\)
  • C. \(V = \pi r{h^2}\)
  • D. \(V = \frac{1}{3}\pi r{h^2}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 145828

Một hình trụ có bán kính đáy r=2cm và độ dài đường sinh l=5cm. Diện tích xung quanh của hình trụ đó là

  • A. \(10\pi c{m^2}\)
  • B. \(20\pi c{m^2}\)
  • C. \(50\pi c{m^2}\)
  • D. \(5\pi c{m^2}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 145829

Trong không gian với hệ trục tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow{a}=\left( -1;2;0 \right), \overrightarrow{b}=\left( 2;1;0 \right), \overrightarrow{c}=\left( -3;1;1 \right)\). Tìm tọa độ của vectơ \(\vec{u}=\vec{a}+3\vec{b}-2\vec{c}\).

  • A. \(\left( {10; - 2;13} \right)\)
  • B. \(\left( { - 2;2; - 7} \right)\)
  • C. \(\left( { - 2; - 2;7} \right)\)
  • D. \(\left( {11;3; - 2} \right)\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 145830

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):\,\,{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2y+4z-2=0\). Bán kính của mặt cầu đã cho bằng

  • A. 1
  • B. \(\sqrt 7 \)
  • C. \(2\sqrt 2 \)
  • D. 7
Câu 27
Mã câu hỏi: 145831

Trong không gian Oxyz, cho 2 điểm \(A\left( -1\,;\,0\,;\,1 \right)\,,\,B\left( 2\,;\,1\,;\,0 \right)\). Viết phương trình mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua A và vuông góc với AB.

  • A. \(\left( P \right):3x + y - z + 4 = 0\)
  • B. \(\left( P \right):3x + y - z - 4 = 0\)
  • C. \(\left( P \right):3x + y - z = 0\)
  • D. \(\left( P \right):2x + y - z + 1 = 0\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 145832

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{x+2}{1}=\frac{y-1}{3}=\frac{z+7}{-5}.\) Vectơ nào dưới đây không phải là một vectơ chỉ phương của d?

  • A. \(\overrightarrow {{u_4}}  = \left( {1;\,3;\,5} \right)\)
  • B. \(\overrightarrow {{u_3}}  = \left( {1;3;\, - 5} \right)\)
  • C. \(\overrightarrow {{u_1}}  = \left( { - 1; - 3;5} \right)\)
  • D. \(\overrightarrow {{u_2}}  = \left( {2;6; - 10} \right)\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 145833

Một hộp đèn có 12 bóng, trong đó có 4 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Tính xác suất để trong 3 bóng có 1 bóng hỏng.

  • A. \(\frac{{11}}{{50}}\)
  • B. \(\frac{{13}}{{112}}\)
  • C. \(\frac{{28}}{{55}}\)
  • D. \(\frac{5}{6}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 145834

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y={{x}^{3}}-3m{{x}^{2}}+3\left( 2m-1 \right)+1\) đồng biến trên \(\mathbb{R}\).

  • A. Không có giá trị m thỏa mãn.
  • B. m = 1
  • C. \(m \ne 1\)
  • D. \(m\in \mathbb{R}\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 145835

Gọi M,m lần lượt là giá trị lớn nhât, giá trị nhỏ nhất của hàm số \(f\left( x \right)={{x}^{3}}-7{{x}^{2}}+11x-2\) trên đoạn \(\left[ 0;2 \right].\) Giá trị của biểu thức A=2M-5m bằng?

  • A. A = 3
  • B. A = -4
  • C. A = 16
  • D. \(A = \frac{{1037}}{{27}}.\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 145836

Tập nghiệm của bất phương trình \({{2}^{{{x}^{2}}+2x}}\le 8\) là

  • A. \(\left( { - \infty ;\, - 3} \right]\)
  • B. \(\left[ { - 3;\,1} \right]\)
  • C. \(\left( { - 3;\,1} \right)\)
  • D. \(\left( { - 3;\,1} \right]\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 145837

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{\left[ 3f\left( x \right)-2x \right]dx}=6\). Khi đó \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)}dx\) bằng

  • A. 1
  • B. -3
  • C. 3
  • D. -1
Câu 34
Mã câu hỏi: 145838

Cho số phức z=1+i. môđun của số phức \(z.\left( 4-3i \right)\) bằng

  • A. \(\left| z \right| = 5\sqrt 2 \)
  • B. \(\left| z \right| = \sqrt 2 \)
  • C. \(\left| z \right| = 25\sqrt 2 \)
  • D. \(\left| z \right| = 7\sqrt 2 \)
Câu 35
Mã câu hỏi: 145839

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. Cạnh bên SA vuông góc với đáy, \(AB=a,\,AD=a\sqrt{3},\,SA=2a\sqrt{2}\) (tham khảo hình bên). Góc giữa đường thẳng SC và mặt phằng \(\left( SAB \right)\) bằng

  • A. 30o
  • B. 45o
  • C. 60o
  • D. 90o
Câu 36
Mã câu hỏi: 145840

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có độ dài cạnh bên bằng 3, đáy ABC là tam giác vuông tại B và AB=2 (tham khảo hình bên). Khoảng cách từ A đến mặt phẳng \(\left( A'BC \right)\) bằng

  • A. \(\frac{{\sqrt {13} }}{{13}}\)
  • B. \(\frac{{13}}{{36}}\)
  • C. \(\frac{6}{{13}}\)
  • D. \(\frac{{6\sqrt {13} }}{{13}}\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 145841

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(M\left( 2;4;1 \right),\,N\left( -2;2;-3 \right)\). Phương trình mặt cầu đường kính MN là

  • A. \({x^2} + {\left( {y + 3} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 9.\)
  • B. \({x^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 9.\)
  • C. \({x^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 9.\)
  • D. \({x^2} + {\left( {y - 3} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 3.\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 145842

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, phương trình nào dưới đây là phương trình của đường thẳng đi qua \(A\left( 1;0;2 \right)\) và vuông góc với mặt phẳng \(\left( P \right):x-y+3z-7=0?\)

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = - t\\ z = 3t \end{array} \right..\)
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = - 1\\ z = 3 + 2t \end{array} \right..\)
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = - t\\ z = 2 + 3t \end{array} \right..\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = t\\ z = 2 + 3t \end{array} \right..\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 145843

Cho hàm số \(f\left( x \right)\), đồ thị của hàm số \(y=f'\left( x \right)\) là đường cong trong hình bên. Giá trị lớn nhất của hàm số \(g\left( x \right)=2f\left( x \right)-{{\left( x+1 \right)}^{2}}\) trên đoạn \(\left[ -3;3 \right]\) bằng

  • A. f(0) - 1
  • B. f(-3) - 4
  • C. 2f(1) - 4
  • D. f(3) - 16
Câu 40
Mã câu hỏi: 145844

Có bao nhiêu số nguyên y trong đoạn \(\left[ -2021;2021 \right]\) sao cho bất phương trình \({{\left( 10x \right)}^{y+\frac{\log x}{10}}}\ge {{10}^{\frac{11}{10}\log x}}\) đúng với mọi x thuộc \(\left( 1;100 \right)\): 

  • A. 2021
  • B. 4026
  • C. 2013
  • D. 4036
Câu 41
Mã câu hỏi: 145845

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l} 2x - 2{\rm{ }}\,\,{\rm{ }}\,\,khi{\rm{ }}x \le 0\\ {x^2}{\rm{ + 4}}x - 2\,\,\,\,{\rm{ }}khi{\rm{ }}x > 0 \end{array} \right.\). Tích phân \(I = \int\limits_0^\pi  {\sin 2x.f\left( {{\rm{cos}}x} \right){\rm{d}}x} \) bằng

  • A. \(I = \frac{9}{2}\)
  • B. \(I =- \frac{9}{2}\)
  • C. \(I =  - \frac{7}{6}\)
  • D. \(I =  \frac{7}{6}\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 145846

Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn \(\left| z \right|=\sqrt{13}\) và \(\left( z-2i \right)\left( \overline{z}-4i \right)\) là số thuần ảo?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 4
Câu 43
Mã câu hỏi: 145847

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật với AB=a, \(BC=a\sqrt{3}\). Cạnh bên SA vuông  góc với đáy và đường thẳng SC tạo với mặt phẳng (SAB) một góc \({{30}^{{}^\circ }}\). Thể tích khối chóp S.ABCD bằng

  • A. \(\sqrt 3 {a^3}\)
  • B. \(\frac{{2{a^3}}}{3}\)
  • C. \(\frac{{\sqrt 3 {a^3}}}{3}\)
  • D. \(\frac{{2\sqrt 6 {a^3}}}{3}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 145848

Ông Bảo làm mái vòm ở phía trước ngôi nhà của mình bằng vật liệu tôn. Mái vòm đó là một phần của mặt xung quanh của một hình trụ như hình bên dưới. Biết giá tiền của 1\({{m}^{2}}\) tôn là 300.000 đồng. Hỏi số tiền (làm tròn đến hàng nghìn) mà ông Bảo mua tôn là bao nhiêu ?

  • A. 18.850.000 đồng
  • B. 5.441.000 đồng
  • C. 9.425.000 đồng
  • D. 10.883.000 đồng
Câu 45
Mã câu hỏi: 145849

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(E\left( 2;1;3 \right)\), mặt phẳng \(\left( P \right):2x+2y-z-3=0\) và mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-2 \right)}^{2}}+{{\left( z-5 \right)}^{2}}=36.\) Gọi \(\Delta \) là đường thẳng đi qua E, nằm trong mặt phẳng \(\left( P \right)\) và cắt \(\left( S \right)\) tại hai điểm có khoảng cách nhỏ nhất. Phương trình của \(\Delta \) là

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + 9t\\ y = 1 + 9t\\ z = 3 + 8t \end{array} \right.\)
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 - 5t\\ y = 1 + 3t\\ z = 3 \end{array} \right.\)
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + t\\ y = 1 - t\\ z = 3 \end{array} \right.\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 2 + 4t\\ y = 1 + 3t.\\ z = 3 - 3t \end{array} \right.\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 145850

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) là một hàm đa thức có bảng xét dấu \({f}'\left( x \right)\) như sau

Số điểm cực trị của hàm số \(g\left( x \right)=f\left( {{x}^{2}}-\left| x \right| \right)\)

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 7
Câu 47
Mã câu hỏi: 145851

Có bao nhiêu số nguyên \(m\in \left( -20;20 \right)\) để phương trình \({{7}^{x}}+m=6{{\log }_{7}}\left( 6x-m \right)\) có nghiệm thực

  • A. 19
  • B. 21
  • C. 18
  • D. 20
Câu 48
Mã câu hỏi: 145852

Cho hàm số bậc bốn trùng phương \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị là đường cong trong hình bên. Biết hàm số \(f\left( x \right)\) đạt cực trị tại ba điểm \({{x}_{1}},{{x}_{2}},\,{{x}_{3}}\,\,({{x}_{1}}<{{x}_{2}}<{{x}_{3}})\) thỏa mãn \({{x}_{1}}+{{x}_{3}}=4\). Gọi \({{S}_{1}}\) và \({{S}_{2}}\) là diện tích của hai hình phẳng được gạch trong hình. Tỉ số \(\frac{{{S}_{1}}}{{{S}_{2}}}\) bằng

  • A. \(\frac{2}{5}.\)
  • B. \(\frac{7}{{16}}.\)
  • C. \(\frac{1}{2}.\)
  • D. \(\frac{7}{{15}}.\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 145853

Cho các số phức \({{z}_{1}},{{z}_{2}},\,{{z}_{3}}\) thỏa mãn \(\left| {{z}_{1}}+1-4i \right|=2,\,\left| {{z}_{2}}-4-6i \right|=1\) và \(\left| {{z}_{3}}-1 \right|=\left| {{z}_{3}}-2+i \right|\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P=\left| {{z}_{3}}-{{z}_{1}} \right|+\left| {{z}_{3}}-{{z}_{2}} \right|\).

  • A. \(\frac{{\sqrt {14} }}{2} + 2\)
  • B. \(\sqrt {29}  - 3\)
  • C. \(\frac{{\sqrt {14} }}{2} + 2\sqrt 2 \)
  • D. \(\sqrt {85}  - 3\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 145854

Trong không gian Oxyz cho hai điểm \(A\left( 1;0;0 \right),B\left( 3;4;-4 \right)\). Xét khối trụ \(\left( T \right)\) có trục là đường thẳng AB và có hai đường tròn đáy nằm trên mặt cầu đường kính AB. Khi \(\left( T \right)\) có thể tích lớn nhất, hai đáy của \(\left( T \right)\) nằm trên hai mặt phẳng song song lần lượt có phương trình là \(x+by+cz+{{d}_{1}}=0\) và \(x+by+cz+{{d}_{2}}=0\). Khi đó giá trị của biểu thức \(b+c+{{d}_{1}}+{{d}_{2}}\) thuộc khoảng nào sau đây?

  • A. (0;21)
  • B. (-11;0)
  • C. (-29;-18)
  • D. (-20;-11)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ