Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Kim Sơn A

15/04/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 149155

Cho số thực a dương, khác 1. Rút gọn biểu thức \({a^{\frac{5}{2}}}.{a^{\frac{3}{2}}}\) ta được kết quả là

  • A. a
  • B. a4
  • C. a2
  • D. a3
Câu 2
Mã câu hỏi: 149156

Cho khối trụ có chiều cao h = 3 và bán kính đáy r = 1. Thể tích của khối trụ đã cho bằng 

  • A. \(9 \pi\)
  • B. \(3\pi\)
  • C. \(\pi\)
  • D. \(27\pi\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 149157

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên dưới đây.

Giá trị cực đại của hàm số đã cho bằng bao nhiêu?

  • A. 0
  • B. -1
  • C. 1
  • D. 3
Câu 4
Mã câu hỏi: 149158

Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng đường cong trong hình vẽ sau?

  • A. \(y = {x^3} - 3x + 1\)
  • B. \(y = - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
  • C. \(y = - {x^3} + 3x + 1\)
  • D. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 149159

Tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{1 - x}}\) là

  • A. x = 1
  • B. y = -1
  • C. x = 2
  • D. y = -2
Câu 6
Mã câu hỏi: 149160

Nghiệm nguyên âm lớn nhất của bất phương trình \({\log _7}\left( {3 - 2x} \right) > 1\) là

  • A. -2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. -3
Câu 7
Mã câu hỏi: 149161

Cho hàm số f(x) có bảng biến thiên như sau:

Số nghiệm của phương trình f(x) + 17 = 0 là:

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3
Câu 8
Mã câu hỏi: 149162

Môđun của số phức z = 1 - 2i bằng 

  • A. 3
  • B. \(\sqrt 5 \)
  • C. 5
  • D. -1
Câu 9
Mã câu hỏi: 149163

Cho các số phức \({z_1} = 2 + 3i\,,\,{z_2} = 4 - i\). Số phức liên hợp của số phức \({z_1} + {z_2}\) là

  • A. 6 + 2i
  • B. -2 + 4i
  • C. 6 - 2i
  • D. -2 + 2i
Câu 10
Mã câu hỏi: 149164

Cho số phức z = 1 - 3i. Trên mặt phẳng tọa độ, điểm biểu diễn số phức \(\overline z \) là điểm nào dưới đây?

  • A. M(1;3)
  • B. N(3;1)
  • C. P(-1;3)
  • D. Q(-3;1)
Câu 11
Mã câu hỏi: 149165

Trong không gian Oxyz, cho \(\overrightarrow a \left( {2; - 1;3} \right),\overrightarrow b \left( {1; - 3;2} \right)\). Tọa độ vectơ \(\overrightarrow u = \overrightarrow a - 3\overrightarrow b \) là:  

  • A. \(\overrightarrow u = \left( {3;2; - 2} \right)\)
  • B. \(\overrightarrow u = \left( {1;2\,;\,1} \right)\)
  • C. \(\overrightarrow u = \left( {5\,;\, - 10;9} \right)\)
  • D. \(\overrightarrow u = \left( { - 1;8\,;\, - 3} \right)\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 149166

Trong không gian Oxyz, mặt cầu (S) có tâm I(-1;4;2) và có bán kính R = 5 có phương trình là:

  • A. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 25\)
  • B. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 5\)
  • C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 4} \right)^2} + {\left( {z + 2} \right)^2} = 25\)
  • D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 4} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 5\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 149167

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x - 3y + 3z - 5 = 0\). Vectơ nào dưới đây không là vectơ pháp tuyến của mặt phẳng đã cho?

  • A. \(\overrightarrow {{n_1}} \left( { - 2;3; - 3} \right)\)
  • B. \(\overrightarrow {{n_2}} \left( {4; - 6\,;\,6} \right)\)
  • C. \(\overrightarrow {{n_3}} \left( {1\,;\,2; - 1} \right)\)
  • D. \(\overrightarrow {{n_4}} \left( {2; - 3\,;\,3} \right)\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 149168

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + z = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{{x + 1}}{4} = \frac{{y + 1}}{3} = \frac{{z - 2}}{{ - 1}}\). Tọa độ giao điểm của (P) và d là điểm nào dưới đây?

  • A. M(-1;-1;2)
  • B. N(1;1;1)
  • C. P(3;2;1)
  • D. Q(3;-4;1)
Câu 15
Mã câu hỏi: 149169

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy là tam giác đều cạnh a, \(AA' = \frac{{3a}}{2}\) (minh họa như hình vẽ). M là trung điểm của BC, góc giữa đường thẳng A'M và mặt phẳng (ABC) bằng

  • A. 45o
  • B. 30o
  • C. 60o
  • D. 90o
Câu 16
Mã câu hỏi: 149170

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đạo hàm \(f'\left( x \right) = \left( {x - 1} \right){\left( {x - 2} \right)^2}{\left( {x - 5} \right)^3}\). Số điểm cực trị của hàm số y = f(x) là 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 0
  • D. 2
Câu 17
Mã câu hỏi: 149171

Cho hàm số \(y = {x^3} + 3x + m\). Tìm m để giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn [-1;1] bằng 7.

  • A. m = -11
  • B. m = -3
  • C. m = 11
  • D. m = 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 149172

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {\log _2}\left( {{x^2} + 1} \right)\). Tính f'(1)?

  • A. \(f'\left( 1 \right) = \frac{1}{2}.\)
  • B. \(f'\left( 1 \right) = \frac{1}{{2\ln 2}}.\)
  • C. \(f'\left( 1 \right) = \frac{1}{{\ln 2}}.\)
  • D. f'(1) = 1
Câu 19
Mã câu hỏi: 149173

Gọi S là tập hợp các hoành độ giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 3{x^2} - 3\) và đường thẳng y = 1. Tổng các phần tử của S là

  • A. 0
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 20
Mã câu hỏi: 149174

Cho hàm số \(f(x) = {2^x}{.5^{{x^2}}}.\) Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(f(x) \ge 1 \Leftrightarrow {\log _5}{2^x}.{\log _5}{5^{{x^2}}} \ge 0\)
  • B. \(f(x) \ge 1 \Leftrightarrow x.{\log _5}2 + {x^2} \ge 0\)
  • C. \(f(x) \ge 1 \Leftrightarrow x.{\log _5}2 + 2x \ge 0\)
  • D. \(f(x) \ge 1 \Leftrightarrow x.{\log _5}2 + {x^2} \ge 1\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 149175

Trong không gian cho tam giác ABC đều cạnh 2a, gọi H là trung điểm của cạnh BC. Khi quay tam giác ABC xung quanh cạnh AH ta được một hình nón có diện tích toàn phần bằng

  • A. \(8\pi {a^2}\)
  • B. \(3\pi {a^2}\)
  • C. \(6\pi {a^2}\)
  • D. \(\pi {a^2}(2\sqrt 3 + 3)\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 149176

Tính tích phân \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {x\sin xdx} \) bằng phương pháp tích phân từng phần, khi đó: 

  • A. \(I = (x\cos x)\left| \begin{array}{l} \frac{\pi }{2}\\ 0 \end{array} \right. - \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\cos xdx} \)
  • B. \(I = ( - x\cos x)\left| \begin{array}{l} \frac{\pi }{2}\\ 0 \end{array} \right. + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {(\frac{{{x^2}}}{2}\cos x)dx} \)
  • C. \(I = ( - x\cos x)\left| \begin{array}{l} 1\\ 0 \end{array} \right. + \int\limits_0^1 {\cos xdx} \)
  • D. \(I = ( - x\cos x)\left| \begin{array}{l} \frac{\pi }{2}\\ 0 \end{array} \right. + \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\cos xdx} \)
Câu 23
Mã câu hỏi: 149177

Cho đồ thị y = f(x) như hình vẽ sau đây. Diện tích S của hình phẳng được gạch chéo trong hình dưới dây bằng

  • A. \(S = \int\limits_{ - 1}^2 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x\)
  • B. \(S = \int\limits_{ - 1}^1 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x + \int\limits_1^2 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x\)
  • C. \(S = - \int\limits_{ - 1}^1 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x + \int\limits_1^2 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x\)
  • D. \(S = \int\limits_{ - 1}^1 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x - \int\limits_1^2 {f\left( x \right)\,} {\rm{d}}x\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 149178

Cho hai số phức z = 2 - 3i và w = 1 + i. Môđun của số phức \(\frac{z}{w} + w\) bằng 

  • A. \(\frac{5}{2}\)
  • B. \(\sqrt 2 \)
  • C. \(\frac{{\sqrt {10} }}{2}\)
  • D. 2
Câu 25
Mã câu hỏi: 149179

Cho phương trình \({z^2} + bz + c = 0\) với \(a, b \in R\). Biết phương trình nhận một nghiệm phức là \({z_1} = 1 - 2i.\) Khi đó b - c bằng

  • A. -7
  • B. -3
  • C. 7
  • D. 3
Câu 26
Mã câu hỏi: 149180

Trong không gian Oxyz đường thẳng đi qua A(1;2;3) và vuông góc với mặt phẳng (Oxz) có phương trình là

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 2\\ z = 3 \end{array} \right.\)
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 2\\ z = 3 + t \end{array} \right.\)
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 2\\ z = 3 + t \end{array} \right.\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1\\ y = 2 + t\\ z = 3 \end{array} \right.\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 149181

Trong không gian Oxy, cho mặt cầu \((S):{x^2} + {(y - 2)^2} + {(z + 1)^2} = 9\) và hai điểm M(1;1;-3), N(-1;0;2). Biết là mặt phẳng đi qua hai điểm M, N và cắt (S) theo giao tuyến là đường tròn lớn. Phương trình mặt phẳng (S) là 

  • A. 7x + y + 3z + 1 = 0
  • B. 2x + y - 5z + 12 = 0
  • C. 7x + y + 3z - 1 = 0
  • D. 2x + y - 5z - 7 = 0
Câu 28
Mã câu hỏi: 149182

Thầy giáo tặng hết 5 quyển sách tham khảo khác nhau cho ba học sinh giỏi luyện tập. Số cách tặng để mỗi học sinh nhận được ít nhất một quyển sách là

  • A. 150
  • B. 50
  • C. 243
  • D. 540
Câu 29
Mã câu hỏi: 149183

Cho hình chóp S.ABC biết \(SA \bot \left( {ABC} \right)\), SA = a. Tam giác ABC là tam giác đều cạnh bằng a. M là trung điểm của BC. Khoảng cách giữa hai đường thẳng SM và AB bằng

  • A. \(\frac{{a\sqrt {57} }}{{19}}\)
  • B. \(\frac{a}{2}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt {57} }}{{57}}\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt {57} }}{{38}}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 149184

Số giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx - 4}}{{x - m}}\) đồng biến trên khoảng (0;2) là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 31
Mã câu hỏi: 149185

Một người lần đầu gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng với kỳ hạn 3 tháng, lãi suất 3% một quý theo hình thức lãi kép (một quý bằng 3 tháng). Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm 100 triệu đồng với kỳ hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được tính từ lần gửi ban đầu đến thời điếm sau khi gửi thêm tiền lần thứ hai 1 năm, gần nhất với kết quả nào sau đây?

  • A. 210 triệu đồng
  • B. 220 triệu đồng
  • C. 212 triệu đồng
  • D. 216 triệu đồng
Câu 32
Mã câu hỏi: 149186

Cho hàm số \(y = \frac{{ax + b}}{{cx + d}}\) có đồ thị như hình vẽ.

Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng?

  • A. ad < bc < 0
  • B. 0 < ad < bc
  • C. bc < ad < 0
  • D. ad < 0 < bc
Câu 33
Mã câu hỏi: 149187

Cho hình nón đỉnh S đường cao SO. Gọi A, B là hai điểm thuộc đường tròn đáy của hình nón sao cho tam giác OAB là tam giác vuông. Biết \(AB\,\, = \,\,a\sqrt 2 \) và \(\widehat {SAO}\,\, = \,{60^o}.\) Thể tích khối nón là

  • A. \(\frac{{\pi {a^3}}}{3}.\)
  • B. \(\frac{{\sqrt 3 \pi {a^3}}}{3}.\)
  • C. \(\sqrt 3 \pi {a^3}.\)
  • D. \(\frac{{\sqrt 3 \pi {a^3}}}{9}.\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 149188

Cho hàm số y = f(x) có đạo hàm liên tục trên đoạn \({\rm{[}}0{\rm{ }};{\rm{ }}\ln 2]\), thỏa mãn \(f(0) = 2;f(\ln 2) = 4\), biết \(\int\limits_0^{\ln 2} {{f^2}(x)d{\rm{x}} = 6} \) và \(\int\limits_0^{\ln 2} {f'(x){e^x}d{\rm{x}} = 3} \). Tính tích phân \(I = \int\limits_0^{\ln 2} {f(x)d{\rm{x}}} \) bằng

  • A. I = 1
  • B. I = 3
  • C. I = 2
  • D. I = 4
Câu 35
Mã câu hỏi: 149189

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ. Số nghiệm thuộc \(\left( {0;\frac{{3\pi }}{2}} \right)\) của phương trình \(f(c{\rm{osx}}) = c{\rm{osx}}\) là

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 4
Câu 36
Mã câu hỏi: 149190

Cho x và y là những số thực không âm thỏa mãn \({x^2} + 2x + \frac{{{y^2}}}{2} - 3 = {\log _2}\frac{{\sqrt {9 - {y^2}} }}{{x + 1}}\).

Giá trị lớn nhất của biểu thức T = x + y thuộc tập nào dưới đây ?

  • A. \(\left[ {2;\frac{5}{2}} \right)\)
  • B. \(\left[ {\frac{5}{2};3} \right)\)
  • C. \(\left[ {3;\frac{7}{2}} \right)\)
  • D. \(\left[ {\frac{7}{2};4} \right)\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 149191

Gọi S là các tập hợp các giá trị nguyên của tham số m để giá trị lớn nhất của hàm số \(f\left( x \right) = \left| {{x^3} - 3mx + 8} \right|\) trên đoạn [0;3] bằng 8. Tổng các số nguyên m bằng

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 7
  • D. 9
Câu 38
Mã câu hỏi: 149192

Cho lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Biết  vuông góc với đáy. Góc A'A tạo với đáy một góc bằng 60o. Góc giữa hai mặt phẳng (ABB'A') và (ACC'A') bằng 30o. Khoảng cách từ A đến BB' và CC' lần lượt bằng 8 và 9 . Gọi H, K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên BB', CC' và H', K' lần lượt là hình chiếu vuông góc của A' trên BB', CC'.

Thể tích lăng trụ AHK.A'H'K' bằng

  • A. \(V = 192\sqrt 3 \)
  • B. \(V = 96\sqrt 3 \)
  • C. \(V = 64\sqrt 3 \)
  • D. \(V = 384\sqrt 3 \)
Câu 39
Mã câu hỏi: 149193

Cho số nguyên a, số thực b. Gọi S là tập hợp các giá trị nguyên của a để tồn tại số thực x thỏa mãn \(x + a = {4^b}\) và \(\sqrt {x - 2} + \sqrt {a + 2} = {3^b}\). Tổng các phần tử của tập S là

  • A. 7
  • B. -3
  • C. -2
  • D. 0
Câu 40
Mã câu hỏi: 149194

Cho hình lập phương ABCDA'B'C'D' cạnh a. Gọi M là trung điểm của CD và N là trung điểm của A'D'. Góc giữa hai đường thẳng B'M và C'N bằng 

  • A. 30o
  • B. 45o
  • C. 60o
  • D. 90o
Câu 41
Mã câu hỏi: 149195

Cho \(A = 3{\log _{\sqrt 3 }}\sqrt x - 6{\log _9}\left( {3x} \right) + {\log _{\frac{1}{3}}}\frac{x}{{27}}.\) Nếu \({\log _3}x = \sqrt 7 \) thì giá trị của biểu thức A là

  • A. \(A = - 6 + \sqrt 7 \)
  • B. \(A = - \sqrt 7 \)
  • C. \(A = - 6 - \sqrt 7 \)
  • D. \(A = \sqrt 7 \)
Câu 42
Mã câu hỏi: 149196

Tổng tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({25^x} - \left( {m + 1} \right){.5^x} + m = 0\) có hai nghiệm thực phân biệt x1, x2 thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 4\) bằng:

  • A. \(\frac{{626}}{{25}}\)
  • B. 0
  • C. \(\frac{{26}}{{25}}\)
  • D. \(\frac{{26}}{5}\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 149197

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật AB = 3, AD = 2. Mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với (ABCD). Tính thể tích V của khối cầu ngoại tiếp hình chóp S.ABCD.

  • A. \(V = \frac{{10\pi }}{3}\)
  • B. \(V = \frac{{32\pi }}{3}\)
  • C. \(V = \frac{{20\pi }}{3}\)
  • D. \(V = \frac{{16\pi }}{3}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 149198

Giả sử hàm số f liên tục trên đoạn [0;2] thỏa mãn \(\int\limits_0^2 {f(x)dx} = 6\). Giá trị của tích phân \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {f(2\sin x)\cos xdx} \) là

  • A. -6
  • B. 6
  • C. -3
  • D. 3
Câu 45
Mã câu hỏi: 149199

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, mặt bên SAB là tam giác vuông cân tại đỉnh S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính khoảng cách h giữa hai đường thẳng SB và AC.

  • A. \(h = \frac{{a\sqrt 7 }}{3}\)
  • B. \(h = \frac{{a\sqrt {21} }}{7}\)
  • C. \(h = a\sqrt 3 \)
  • D. \(h = \frac{{a\sqrt 7 }}{{21}}\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 149200

Cho các số thực a, b > 1 thỏa mãn \({a^{{{\log }_b}a}} + 16{b^{{{\log }_a}\left( {\frac{{{b^8}}}{{{a^3}}}} \right)}} = 12{b^2}\) giá trị của biểu thức \(P = {a^3} + {b^3}\) là 

  • A. P = 20
  • B. P = 39
  • C. P = 125
  • D. P = 72
Câu 47
Mã câu hỏi: 149201

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác vuông cân tại B, AB = a. Gọi I là trung điểm của AC. Biết hình chiếu vuông góc của S  lên mặt phẳng (SAB) là điểm H thoả mãn \(\overrightarrow {BI} = 3\overrightarrow {IH} \) và góc giữa hai mặt phẳng (SAB) và (SBC) bằng 60o. Tính thể tích V của khối chóp S.ABC.

  • A. \(V = \frac{{9{a^3}}}{{2\sqrt 3 }}.\)
  • B. \(V = \frac{{2{a^3}}}{4}.\)
  • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{9}.\)
  • D. \(V = \frac{{{a^3}}}{9}.\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 149202

Cho x, y thỏa mãn \({\log _3}\frac{{x + y}}{{{x^2} + {y^2} + xy + 2}} = x\left( {x - 9} \right) + y\left( {y - 9} \right) + xy\). Tìm giá trị lớn nhất của \(P = \frac{{3x + 2y - 9}}{{x + y + 10}}\) khi x, y thay đổi.

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 0
Câu 49
Mã câu hỏi: 149203

Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên R và có đồ thị như hình vẽ bên. Có bao nhiêu giá trị nguyên của m để phương trình \(2f\left( {3 - 4\sqrt {6x - 9{x^2}} } \right) = m - 3\) có nghiệm?

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 9
  • D. 17
Câu 50
Mã câu hỏi: 149204

Cho hàm số f(x) liên tục trên R thỏa mãn \(\int\limits_0^{\frac{\pi }{3}} {\tan x.f({{\cos }^2}x)dx}  = \int\limits_1^8 {\frac{{f(\sqrt[3]{x})}}{x}dx}  = 6\). Tính tích phân \(\int\limits_{\frac{1}{2}}^{\sqrt 2 } {\frac{{f({x^2})}}{x}dx} \)

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 7
  • D. 10

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ