Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nguyễn Huy Hiệu lần 3

15/04/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 144554

An muốn qua nhà Bình để cùng Bình đến chơi nhà Cường. Từ nhà An đến nhà Bình có bốn con đường đi, từ nhà Bình đến nhà Cường có 6 con đường đi. Hỏi An có bao nhiêu cách chọn đường đi đến nhà Cường?

  • A. 16
  • B. 10
  • C. 24
  • D. 36
Câu 2
Mã câu hỏi: 144555

Cho cấp số nhân: \(\frac{-1}{5};\text{ }a;\text{ }\frac{-\text{1}}{\text{125}}\). Giá trị của a là:

  • A. \(a=\pm \frac{1}{\sqrt{5}}.\)
  • B. \(a=\pm \frac{1}{25}.\)
  • C. \(a=\pm \frac{1}{5}.\)
  • D. \(a=\pm 5.\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 144556

Hàm số \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-9x+1\) đồng biến trên khoảng nào trong những khoảng sau?

  • A. \(\left( 4\,;\,5 \right)\).
  • B. \(\left( 0\,;\,4 \right)\).
  • C. \(\left( -2\,;\,2 \right)\).
  • D. \(\left( -1\,;\,3 \right)\).
Câu 4
Mã câu hỏi: 144557

Cho hàm số \(y=a{{x}^{4}}+b{{x}^{2}}+c\) \(\left( a,b,c\in \mathbb{R} \right)\), đồ thị như hình vẽ:

Số điểm cực trị của hàm số đã cho là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 3
Câu 5
Mã câu hỏi: 144558

Hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê dưới đây không có cực trị?

  • A. \(y=\frac{2x-1}{x+1}\).
  • B. \(y={{x}^{4}}\).
  • C. \(y=-{{x}^{3}}+x\).
  • D. \(y={{x}^{3}}-3x+2\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 144559

Đồ thị của hàm số nào sau đây có tiệm cận đứng là đường thẳng \(x=1\) và tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=-2\).

  • A. \(y=\frac{x+2}{x-1}\).  
  • B. \(y=\frac{2x}{1-x}\).
  • C. \(y=\frac{2x-1}{x+1}\).
  • D. \(y=\frac{1-2x}{1-x}\).
Câu 7
Mã câu hỏi: 144560

Đường cong trong hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số nào sau đây?

  • A. \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}\).
  • B. \(y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}\).
  • C. \(y=-{{x}^{2}}+2x\).
  • D. \(y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-x-1\).
Câu 8
Mã câu hỏi: 144561

Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) như hình vẽ bên.Tìm m để phương trình \(f(x)=m\) có 3 nghiệm phân biệt.

  • A. \(\left[ \begin{matrix} m>2 \\ m<-2 \\ \end{matrix} \right. \)
  • B. \(-2<m<2\).
  • C. \(0<m<2\).
  • D. \(-2<m<0\).
Câu 9
Mã câu hỏi: 144562

Cho các số dương a, b, c, và \(a\ne 1\). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left( b+c \right)\).
  • B. \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left| b-c \right|\).
  • C. \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left( bc \right)\).
  • D. \({{\log }_{a}}b+{{\log }_{a}}c={{\log }_{a}}\left( b-c \right)\).
Câu 10
Mã câu hỏi: 144563

Trong các hàm số sau hàm số nào đồng biến trên tập xác định của nó?

  • A. \(y={{\log }_{\frac{2}{5}}}x\)
  • B. \(y={{\left( \frac{\pi }{4} \right)}^{x}}\)
  • C. \(y={{\log }_{\frac{1}{3}}}\left( \frac{1}{x} \right)\)
  • D. \(y={{e}^{-x}}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 144564

Cho các số thực dương  a và b thỏa mãn  \({{\log }_{b}}a\sqrt{b}={{\log }_{\frac{\sqrt{a}}{b}}}\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt{b}}\) và \({{\log }_{b}}a>0\). Tính \(m={{\log }_{b}}a\)

  • A. \(m=\frac{13}{3}\).
  • B. \(m=\frac{13}{6}\).
  • C. \(m=\frac{7}{6}\).
  • D. m = 1
Câu 12
Mã câu hỏi: 144565

Giải phương trình \({{\log }_{\frac{1}{2}}}\left( x-1 \right)=-2\).

  • A. x = 2
  • B. \(x=\frac{5}{2}\).
  • C. \(x=\frac{3}{2}\).
  • D. x = 5
Câu 13
Mã câu hỏi: 144566

Tập nghiệm của phương trình \({{3}^{x}}{{.2}^{x+1}}=72\) là

  • A. \(\left\{ 2 \right\}\).
  • B. \(\left\{ \frac{1}{2} \right\}\).
  • C. \(\left\{ -2 \right\}\).
  • D. \(\left\{ -\frac{3}{2} \right\}\).
Câu 14
Mã câu hỏi: 144567

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right)=2{{x}^{3}}-9\) là:

  • A. \(\frac{1}{2}{{x}^{4}}-9x+C\).
  • B. \(4{{x}^{4}}-9x+C\).
  • C. \(\frac{1}{4}{{x}^{4}}+C\).
  • D. \(4{{x}^{3}}-9x+C\).
Câu 15
Mã câu hỏi: 144568

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(y=\cos \left( 3x+\frac{\pi }{6} \right)\).

  • A. \(\int{f\left( x \right)\text{d}x}=\frac{1}{3}\sin \left( 3x+\frac{\pi }{6} \right)+C\).
  • B. \(\int{f\left( x \right)\text{d}x}=-\frac{1}{3}\sin \left( 3x+\frac{\pi }{6} \right)+C\).
  • C. \(\int{f\left( x \right)\text{d}x}=\frac{1}{6}\sin \left( 3x+\frac{\pi }{6} \right)+C\).
  • D. \(\int{f\left( x \right)\text{d}x}=\sin \left( 3x+\frac{\pi }{6} \right)+C\).
Câu 16
Mã câu hỏi: 144569

Cho \(\int\limits_{1}^{2}{{{e}^{3x-1}}\text{d}x}=m\left( {{e}^{p}}-{{e}^{q}} \right)\) với m, p, \(q\in \mathbb{Q}\) và là các phân số tối giản. Giá trị m+p+q bằng

  • A. 10
  • B. 6
  • C. \(\frac{22}{3}\).
  • D. 8
Câu 17
Mã câu hỏi: 144570

Nếu \(\int\limits_{1}^{4}{f\left( x \right)\text{dx}}=-4\) và \(\int\limits_{1}^{4}{g\left( x \right)\text{dx}}=6\) thì \(\int\limits_{1}^{4}{\left[ f\left( x \right)-g\left( x \right) \right]\text{dx}}\) bằng

  • A. 2
  • B. -10
  • C. -4
  • D. 6
Câu 18
Mã câu hỏi: 144571

Cho số phức \(\overline{z}=3-2i\). Tìm phần thực và phần ảo của \(z\).

  • A. Phần thực bằng -3 và phần ảo bằng -2.
  • B. Phần thực bằng 3 và phần ảo bằng 2
  • C. Phần thực bằng 3 và phần ảo bằng -2i.
  • D. Phần thực bằng 3 và phần ảo bằng -2.
Câu 19
Mã câu hỏi: 144572

Cho hai số phức \({{z}_{1}}=5-7i\), \({{z}_{2}}=2-i\). Tính môđun của hiệu hai số phức đã cho 

  • A. \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=3\sqrt{5}\).
  • B. \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=45\)
  • C. \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=\sqrt{113}\).
  • D. \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=\sqrt{74}-\sqrt{5}\).
Câu 20
Mã câu hỏi: 144573

Điểm \(M\) trong hình vẽ bên là điểm biểu diễn của số phức \(z\).

Tìm phần thực và phần ảo cú số phức \(z\).

  • A. Phần thực bằng 4 và phần ảo bằng 3.
  • B. Phần thực bằng 4 và phần ảo bằng 3i.
  • C. Phần thực bằng 3 và phần ảo bằng 4.
  • D. Phần thực bằng 3 và phần ảo bằng 4i.
Câu 21
Mã câu hỏi: 144574

Cho hình chóp có diện tích mặt đáy là \(3{{a}^{2}}\) và chiều cao bằng \(2a\). Thể tích của khối chóp bằng

  • A. \(6{{a}^{3}}\).
  • B. \(2{{a}^{3}}\).
  • C. \(3{{a}^{3}}\).
  • D. \({{a}^{3}}\).
Câu 22
Mã câu hỏi: 144575

Cho khối lăng trụ đứng \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có \(C{C}'=2a\), đáy \(ABC\) là tam giác vuông cân tại \(B\) và \(AC=a\sqrt{2}\). Tính thể tích \(V\) của khối lăng trụ đã cho.

  • A. \(V={{a}^{3}}\).
  • B. \(V=\frac{{{a}^{3}}}{2}\).
  • C. \(V=2{{a}^{3}}\).
  • D. \(V=\frac{{{a}^{3}}}{3}\).
Câu 23
Mã câu hỏi: 144576

Hình nón có đường sinh l=2a và bán kính đáy bằng a. Diện tích xung quanh của hình nón bằng bao nhiêu?

  • A. \(2\pi {{a}^{2}}\).
  • B. \(4\pi {{a}^{2}}\).
  • C. \(\pi {{a}^{2}}\).
  • D. \(2\pi {{a}^{2}}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 144577

Cho hình trụ có bán kính đáy \(r=5\left( \text{cm} \right)\) và khoảng cách giữa hai đáy bằng \(7\left( \text{cm} \right)\). Diện tích xung quanh của hình trụ là

  • A. \(35\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }\left( \text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}} \right)\)
  • B. \(70\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }\left( \text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}} \right)\)
  • C. \(120\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }\left( \text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}} \right)\)
  • D. \(60\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }\left( \text{c}{{\text{m}}^{\text{2}}} \right)\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 144578

Trong không gian \(Oxyz\), cho \(A\left( 1;1;-3 \right), B\left( 3;-1;1 \right)\). Gọi M là trung điểm của AB, đoạn OM có độ dài bằng

  • A. \(\sqrt{5}\).
  • B. \(\sqrt{6}\).
  • C. \(2\sqrt{6}\).
  • D. \(3\sqrt{6}\).
Câu 26
Mã câu hỏi: 144579

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho mặt cầu \(\left( S \right):{{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2x+2y-4z-2=0\). Tính bán kính r của mặt cầu.

  • A. \(r=2\sqrt[{}]{2}\).
  • B. \(r=\sqrt[{}]{26}\).
  • C. r = 4
  • D. \(r=\sqrt[{}]{2}\).
Câu 27
Mã câu hỏi: 144580

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), viết phương trình mặt phẳng đi qua ba điểm \(A\left( 1;1;4 \right)\), \(B\left( 2;7;9 \right)\), \(C\left( 0;9;13 \right)\).

  • A. \(2x+y+z+1=0\)
  • B. \(x-y+z-4=0\)
  • C. \(7x-2y+z-9=0\)
  • D. \(2x+y-z-2=0\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 144581

Gieo một con xúc sắc cân đối và đồng chất hai lần. Xác suất để cả hai lần xuất hiện mặt sáu chấm là

  • A. \(\frac{1}{36}\).
  • B. \(\frac{11}{36}\).
  • C. \(\frac{6}{36}\).
  • D. \(\frac{8}{36}\).
Câu 29
Mã câu hỏi: 144582

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm \({f}'\left( x \right)={{\left( x+1 \right)}^{2}}{{\left( x-1 \right)}^{3}}\left( 2-x \right).\) Hàm số \(f\left( x \right)\) đồng biến trên khoảng nào, trong các khoảng dưới đây?

  • A. \(\left( -1;1 \right)\)
  • B. \(\left( 1;2 \right)\)
  • C. \(\left( -\infty ;-1 \right)\).
  • D. \(\left( 2;+\infty  \right)\).
Câu 30
Mã câu hỏi: 144583

Tập nghiệm của bất phương trình \({{16}^{x}}-{{5.4}^{x}}+4\ge 0\) là:

  • A. \(T=\left( -\infty ;\,1 \right)\cup \left( 4;\,+\infty  \right)\).
  • B. \(T=\left( -\infty ;\,1 \right]\cup \left[ 4;\,+\infty  \right)\).
  • C. \(T=\left( -\infty ;\,0 \right)\cup \left( 1;\,+\infty  \right)\).
  • D. \(T=\left( -\infty ;\,0 \right]\cup \left[ 1;\,+\infty  \right)\).
Câu 31
Mã câu hỏi: 144584

Đổi biến \(x=4\sin t\) của tích phân  \(I=\int\limits_{0}^{\sqrt{8}}{\sqrt{16-{{x}^{2}}}}dx\) ta được: 

  • A. \(I=-16\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{{{\cos }^{2}}}tdt\).
  • B. \(I=8\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{(1+\cos 2t)}dt\).
  • C. \(I=16\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{{{\sin }^{2}}}tdt\).
  • D. \(I=8\int\limits_{0}^{\frac{\pi }{4}}{(1-\cos 2t)}dt\).
Câu 32
Mã câu hỏi: 144585

Cho số phức \(z=a+bi\), với \(a,\,\,b\) là các số thực thỏa mãn \(a+bi+2i\left( a-bi \right)+4=i\), với i là đơn vị ảo. Tìm mô đun của \(\omega =1+z+{{z}^{2}}\).

  • A. \(\left| \omega  \right|=\sqrt{229}\).
  • B. \(\left| \omega  \right|=\sqrt{13}\)
  • C. \(\left| \omega  \right|=229\).
  • D. \(\left| \omega  \right|=13\).
Câu 33
Mã câu hỏi: 144586

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right)\) đi qua hai điểm \(A\left( 1;1;2 \right),\,\,B\left( 3;0;1 \right)\) và có tâm thuộc trục Ox. Phương trình của mặt cầu \(\left( S \right)\) là:

  • A. \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=\sqrt{5}\).
  • B. \({{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=5\).
  • C. \({{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=5\).
  • D. \({{\left( x+1 \right)}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}=\sqrt{5}\).
Câu 34
Mã câu hỏi: 144587

Trong không gian Oxyz, cho các điểm \(A\left( 2\,;\,-1\,;\,0 \right), B\left( 1\,;\,2\,;\,1 \right), C\left( 3\,;\,-2\,;\,0 \right)\) và \(D\left( 1\,;\,1\,;\,-3 \right)\). Đường thẳng đi qua D và vuông góc với mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) có phương trình là

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = t\\ z = - 1 - 2t \end{array} \right.\)
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = t\\ z = 1 - 2t \end{array} \right.\)
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 1 + t\\ z = - 2 - 3t \end{array} \right.\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 1 + t\\ y = 1 + t\\ z = - 3 + 2t \end{array} \right.\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 144588

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để đồ thị hàm số \(y=\left| {{x}^{3}}-3x+m \right|\) có 5 điểm cực trị?

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 1
  • D. Vô số
Câu 36
Mã câu hỏi: 144589

Có bao nhiêu giá trị nguyên của \(m\in \left[ 0;\,2018 \right]\) để bất phương trình: \(m+{{\text{e}}^{\frac{x}{2}}}\ge \sqrt[4]{{{\text{e}}^{2x}}+1}\) đúng với mọi \(x\in \mathbb{R}\).

  • A. 2016
  • B. 2017
  • C. 2018
  • D. 2019
Câu 37
Mã câu hỏi: 144590

Cho M là tập hợp các số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| 2z-i \right|=\left| 2+iz \right|\). Gọi \({{z}_{1}},{{z}_{2}}\) là hai số phức thuộc tập hợp M sao cho \(\left| {{z}_{1}}-{{z}_{2}} \right|=1\). Tính giá trị của biểu thức \(P=\left| {{z}_{1}}+{{z}_{2}} \right|\).

  • A. \(P=\frac{\sqrt{3}}{2}\).
  • B. \(P=\sqrt{3}\).
  • C. P = 2
  • D. \(P=\sqrt{2}\).
Câu 38
Mã câu hỏi: 144591

Cho khối lăng trụ \(ABC.{A}'{B}'{C}'\) có thể tích bằng 1. Gọi M,N lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng \(A{A}'\) và \(B{B}'\). Đường thẳng CM cắt đường thẳng \({C}'{A}'\) tại P, đường thẳng CN cắt đường thẳng \({C}'{B}'\) tại Q. Thể tích khối đa diện lồi \({A}'MP{B}'NQ\) bằng

  • A. 1
  • B. \(\frac{1}{3}\).
  • C. \(\frac{1}{2}\).
  • D. \(\frac{2}{3}\).
Câu 39
Mã câu hỏi: 144592

Cho Parabol \(\left( P \right):y={{x}^{2}}+1\) và đường thẳng d:y=mx+2 với m là tham số. Gọi \({{m}_{0}}\) là giá trị của m để diện tích hình phẳng giới hạn bởi \(\left( P \right)\) và d là nhỏ nhất. Hỏi \({{m}_{0}}\) nằm trong khoảng nào?

  • A. \((-\sqrt{2};-\frac{1}{2})\).
  • B. (0;1)
  • C. \((-1;\frac{1}{\sqrt{2}})\).
  • D. \((\frac{1}{2};3)\).
Câu 40
Mã câu hỏi: 144593

Trong không gian \(Oxyz\), cho đường thẳng \(d:\left\{ \begin{align} & x=1+2t \\ & y=1-t \\ & z=t \\ \end{align} \right.\) và hai điểm \(A\left( \,1;\,0\,  ;\,-1 \right), B\left( 2\,;\,1\,  ;\,1 \right)\). Tìm điểm M thuộc đường thẳng d sao cho MA+MB nhỏ nhất.

  • A. \(M\left( 1\,;\,1\,  ;\,0 \right)\).
  • B. \(M\left( \frac{3}{2}\,;\,\frac{1}{2}\,  ;\,0 \right)\).
  • C. \(M\left( \frac{5}{2}\,;\,\frac{1}{2}\,  ;\,\frac{1}{2} \right)\).
  • D. \(M\left( \frac{5}{3}\,;\,\frac{2}{3}\,  ;\,\frac{1}{3} \right)\).
Câu 41
Mã câu hỏi: 144594

Cho hai số thực a>1,b>1. Biết phương trình \({{a}^{x}}{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1\) có hai nghiệm phân biệt \({{x}_{1}},{{x}_{2}}\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(S={{\left( \frac{{{x}_{1}}{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}} \right)}^{2}}-4\left( {{x}_{1}}+{{x}_{2}} \right)\).

  • A. .\(3\sqrt[3]{4}\) 
  • B. 4
  • C. \(3\sqrt[3]{2}\).
  • D. \(\sqrt[3]{4}\). 
Câu 42
Mã câu hỏi: 144595

Trong hệ tọa độ \(Oxy\), parabol \(y=\frac{{{x}^{2}}}{2}\) chia đường tròn tâm \(O\) (\(O\) là gốc tọa độ) bán kính \(r=2\sqrt{2}\) thành 2 phần, diện tích phần nhỏ bằng:

  • A. \(2\pi +\frac{3}{4}\).
  • B. \(2\pi +\frac{4}{3}\).
  • C. \(2\pi -\frac{4}{3}\).
  • D. \(\frac{4}{3}\).
Câu 43
Mã câu hỏi: 144596

Có bao nhiêu số phức \(z\) thỏa mãn \({{\left| z \right|}^{2}}=2\left| z+\overline{z} \right|+4\) và \(\left| z-1-i \right|=\left| z-3+3i \right|\) ?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 44
Mã câu hỏi: 144597

Trong không gian với hệ trục Oxyz , cho mặt cầu \(\left( S \right):{{\left( x-1 \right)}^{2}}+{{\left( y-1 \right)}^{2}}+{{\left( z-1 \right)}^{2}}=12\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x-2y+2z+11=0\) . Xét điểm M di động trên \(\left( P \right)\) , các điểm  A,B,C phân biệt di động trên \(\left( S \right)\) sao cho AM,BM,CM là các tiếp tuyến của \(\left( S \right)\) . Mặt phẳng \(\left( ABC \right)\) luôn đi qua điểm cố định nào dưới đây ?

  • A. \(E\left( 0;3;-1 \right)\).
  • B. \(H\left( 0;-1;3 \right)\).
  • C. \(F\left( \frac{1}{4};\frac{-1}{2};\frac{-1}{2} \right)\).
  • D. \(G\left( \frac{3}{2};0;2 \right)\).
Câu 45
Mã câu hỏi: 144598

Ông Phú làm mái vòm ở phía trước ngôi nhà của mình bằng vật liệu tôn. Mái vòm đó là một phần của mặt xung quanh của một hình trụ như hình bên dưới. Biết giá tiền của 1\({{m}^{2}}\) tôn là 300.000 đồng. Hỏi số tiền (làm tròn đến hàng nghìn) mà ông Bảo mua tôn là bao nhiêu ?

  • A. \(18.850.000\) đồng.
  • B. \(5.441.000\) đồng
  • C. \(9.425.000\) đồng.
  • D. \(10.883.000\) đồng.
Câu 46
Mã câu hỏi: 144599

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hai đường thẳng \({{d}_{1}}:\frac{x-1}{2}=\frac{y}{1}=\frac{z+2}{-1}\) và \({{d}_{2}}:\frac{x-1}{1}=\frac{y+2}{3}=\frac{z-2}{-2}\). Gọi \(\Delta \) là đường thẳng song song với \(\left( P \right):x+y+z-7=0\) và cắt \({{d}_{1}},{{d}_{2}}\) lần lượt tại A, B sao cho AB ngắn nhất. Phương trình đường thẳng \(\Delta \) là:

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 6 - t\\ y = \frac{5}{2}\\ z = \frac{{ - 9}}{2} + t \end{array} \right.\)
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 12 - t\\ y = 5\\ z = - 9 + t \end{array} \right.\)
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 6\\ y = \frac{5}{2} - t\\ z = \frac{{ - 9}}{2} + t \end{array} \right.\)
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l} x = 6 - 2t\\ y = \frac{5}{2} + t\\ z = \frac{{ - 9}}{2} + t \end{array} \right.\)
Câu 47
Mã câu hỏi: 144600

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị \({f}'(x)\) như hình vẽ sau

Biết \(f\left( 0 \right)=0\). Hỏi hàm số \(g\left( x \right)=\left| \frac{1}{3}f\left( {{x}^{3}} \right)-2x \right|\) có bao nhiêu điểm cực trị

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 48
Mã câu hỏi: 144601

Có bao nhiêu số tự nhiên a sao cho tồn tại số thực \(x\) thoả\({{2021}^{{{x}^{3}}-{{a}^{3\log \left( x+1 \right)}}}}\left( {{x}^{3}}+2020 \right)={{a}^{3\log \left( x+1 \right)}}+2020\)

  • A. 9
  • B. 8
  • C. 5
  • D. 12
Câu 49
Mã câu hỏi: 144602

Cho hàm số bậc bốn \(y=f\left( x \right)\) có đồ thị \(\left( C \right)\) như hình vẽ bên. Biết hàm số \(y=f\left( x \right)\) đạt cực trị tại các điểm \({{x}_{1}},{{x}_{2}},{{x}_{3}}\) thỏa mãn \({{x}_{3}}={{x}_{1}}+2\), \(f\left( {{x}_{1}} \right)+f\left( {{x}_{3}} \right)+\frac{2}{3}f\left( {{x}_{2}} \right)=0\) và \(\left( C \right)\) nhận đường thẳng \(d:x={{x}_{2}}\) làm trục đối xứng. Gọi \({{S}_{1}},{{S}_{2}},{{S}_{3}},{{S}_{4}}\) là diện tích của các miền hình phẳng được đánh dấu như hình bên. Tỉ số \(\frac{{{S}_{1}}+{{S}_{2}}}{{{S}_{3}}+{{S}_{4}}}\)gần kết quả nào nhất

  • A. \(0,60\).
  • B. \(0,55\).
  • C. \(0,65\).
  • D. \(0,70\).
Câu 50
Mã câu hỏi: 144603

Cho hai số phức \(u,\,v\) thỏa mãn \(\left| u \right|=\left| v \right|=10\) và \(\left| 3u-4v \right|=50\). Tìm Giá trị lớn nhất của biểu thức \(\left| 4u+3v-10i \right|\).

  • A. 30
  • B. 40
  • C. 60
  • D. 50

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ