Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Trường THPT Nam Việt

15/04/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 4.9 - 51 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 148855

Có bao nhiêu cách xếp một nhóm 7 học sinh thành một hàng ngang?

  • A. 49
  • B. 720
  • C. 5040
  • D. 42
Câu 2
Mã câu hỏi: 148856

Cho (un) là cấp số cộng với công sai d. Biết \({u_5} = 16,{u_7} = 22.\) Tính u1.

  • A. -5
  • B. -2
  • C. 19
  • D. 4
Câu 3
Mã câu hỏi: 148857

Phương trình \({3^{x - 4}} = 1\) có nghiệm là

  • A. x = -4
  • B. x = 4
  • C. x = 0
  • D. x = 5
Câu 4
Mã câu hỏi: 148858

Thể tích khối hộp chữ nhật có các kích thước là a, 2a, 3a.

  • A. 2a3
  • B. 6a3
  • C. 3a3
  • D. a3
Câu 5
Mã câu hỏi: 148859

Tập xác định của hàm số \(y = {\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)^\pi }\) là

  • A. R \ {1;2}
  • B. \(\left( { - \infty ;1} \right) \cup \left( {2; + \infty } \right).\)
  • C. (1;2)
  • D. \(\left( { - \infty ;1} \right] \cup \left[ {2; + \infty } \right).\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 148860

Công thức nguyên hàm nào sau đây không đúng? 

  • A. \(\int {{x^\alpha }} dx = \frac{{{x^{\alpha + 1}}}}{{\alpha + 1}} + C\,\,\,(\alpha \ne - 1)\)
  • B. \(\int {\frac{1}{x}} dx = - \frac{1}{{{x^2}}} + C\)
  • C. \(\int {{a^x}} dx = \frac{{{a^x}}}{{\ln a}} + C\,\,\,(0 < a \ne 1)\)
  • D. \(\int {\sin x} dx = - \cos x + C\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 148861

Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh bằng \(a,SA = a\sqrt 3 ,\) cạnh bên SA vuông góc với đáy. Thể tích khối chóp S.ABC bằng

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}.\)
  • B. \(\frac{{{a^3}}}{2}.\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}.\)
  • D. \(\frac{{{a^3}}}{4}.\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 148862

Cho khối nón tròn xoay có chiều cao h, đường sinh l và bán kính đường tròn đáy bằng R. Diện tích toàn phần của khối nón là

  • A. \({S_{tp}} = \pi R\left( {l + R} \right).\)
  • B. \({S_{tp}} = \pi R\left( {l + 2R} \right).\)
  • C. \({S_{tp}} = 2\pi R\left( {l + R} \right).\)
  • D. \({S_{tp}} = \pi R\left( {2l + R} \right).\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 148863

Tính diện tích của mặt cầu có bán kính r = 2.

  • A. \(32\pi /3.\)
  • B. \(8\pi .\)
  • C. \(32\pi .\)
  • D. \(16\pi .\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 148864

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau

Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( {2; + \infty } \right).\)
  • B. \(\left( { - \infty ;1} \right).\)
  • C. \(\left( {0; + \infty } \right).\)
  • D. (0;2)
Câu 11
Mã câu hỏi: 148865

Cho các số thực dương a, b thỏa mãn \(\log a = x,\log b = y\). Tính \(P = \log \left( {{a^2}{b^3}} \right)\).

  • A. P = 6xy
  • B. \(P = {x^2}{y^3}\)
  • C. \(P = {x^2} + {y^3}\)
  • D. P = 2x + 3y
Câu 12
Mã câu hỏi: 148866

Một hình trụ có bán kính đáy r = a độ dài đường sinh l = 2a. Diện tích toàn phần của hình trụ này là

  • A. \(2\pi {a^2}.\)
  • B. \(4\pi {a^2}.\)
  • C. \(6\pi {a^2}.\)
  • D. \(5\pi {a^2}.\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 148867

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên dưới đây. 

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

  • A. Hàm số đạt cực đại tại x = 2
  • B. Hàm số đạt cực đại tại x = -2
  • C. Hàm số đạt cực đại tại x = 4
  • D. Hàm số đạt cực đại tại x = 3
Câu 14
Mã câu hỏi: 148868

Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

  • A. \(y = - {x^4} + 3{x^2} - 2.\)
  • B. \(y = - {x^4} + 2{x^2} - 1.\)
  • C. \(y = - {x^4} + {x^2} - 1.\)
  • D. \(y = - {x^4} + 3{x^2} - 3.\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 148869

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{4x + 4}}{{{x^2} + 2x + 1}}\) có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 2
  • B. 0
  • C. 1
  • D. 3
Câu 16
Mã câu hỏi: 148870

Tập nghiệm của bất phương trình \({\log _2}x > {\log _2}\left( {8 - x} \right)\) là

  • A. \(\left( {8; + \infty } \right).\)
  • B. \(\left( { - \infty ;4} \right).\)
  • C. (4;8)
  • D. (0;4)
Câu 17
Mã câu hỏi: 148871

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Số nghiệm của phương trình f(x) = -1 là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 148872

Biết \(\int\limits_0^1 {f\left( x \right)} dx = 2;\int\limits_0^1 {g\left( x \right)} dx =  - 4.\) Khi đó \(\int\limits_0^1 {\left[ {f\left( x \right) + g\left( x \right)} \right]} dx\) bằng

  • A. 6
  • B. -6
  • C. 2
  • D. -2
Câu 19
Mã câu hỏi: 148873

Tìm phần ảo của số phức z = 5 - 8i.

  • A. 8
  • B. -8i
  • C. 5
  • D. -8
Câu 20
Mã câu hỏi: 148874

Cho hai số phức \({z_1} = 2 - 7i\) và \({z_2} =  - 4 + i.\) Điểm biểu diễn số phức \({z_1} + {z_2}\) trên mặt phẳng tọa độ là điểm nào dưới đây?

  • A. Q(-2;-6)
  • B. P(-5;-3)
  • C. N(6;-8)
  • D. M(3;-11)
Câu 21
Mã câu hỏi: 148875

Số phức được biểu diễn bởi điểm M(2;-1) là

  • A. 2 + i
  • B. 1 + 2i
  • C. 2 - i
  • D. -1 + 2i
Câu 22
Mã câu hỏi: 148876

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, tọa độ hình chiếu vuông góc của điểm A(2;-1;0) lên mặt phẳng (P): 3x - 2y + z + 6 = 0 là

  • A. (1;1;1)
  • B. (-1;1;-1)
  • C. (3;-2;1)
  • D. (5;-3;1)
Câu 23
Mã câu hỏi: 148877

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 2y + 6z - 1 = 0.\) Tâm của mặt cầu (S) là

  • A. I(2;-1;3)
  • B. I(-2;1;3)
  • C. I(2;-1;-3)
  • D. I(2;1;-3)
Câu 24
Mã câu hỏi: 148878

Trong không gian Oxyz, mặt phẳng (P): x + 2y - 5 = 0 nhận vec-tơ nào trong các vec-tơ sau làm vec-tơ pháp tuyến?

  • A. \(\overrightarrow n \left( {1;2; - 5} \right).\)
  • B. \(\overrightarrow n \left( {0;1;2} \right).\)
  • C. \(\overrightarrow n \left( {1;2;0} \right).\)
  • D. \(\overrightarrow n \left( {1;2;5} \right).\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 148879

Trong không gian Oxyz, cho tam giác đều ABC với \(A\left( 6;3;5 \right)\) và đường thẳng BC có phương trình \(\frac{x-1}{-1}=\frac{y-2}{1}=\frac{z}{2}.\) Gọi D là đường thẳng đi qua trọng tâm G của tam giác ABC và vuông góc với mặt phẳng (ABC). Điểm nào dưới đây thuộc đường thẳng D?

  • A. M(-1;-12;3)
  • B. N(3;-2;1)
  • C. P(0;-7;3)
  • D. Q(1;-2;5)
Câu 26
Mã câu hỏi: 148880

Cho hình chóp S.ABCD đều có SA = AB = a. Góc giữa SA và CD là

  • A. 60o
  • B. 30o
  • C. 90o
  • D. 45o
Câu 27
Mã câu hỏi: 148881

Cho hàm số f(x) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}{\left( {x - 2} \right)^3}{\left( {x - 3} \right)^4}.\) Số điểm cực trị của hàm số là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 0
  • D. 3
Câu 28
Mã câu hỏi: 148882

Gọi M, m lần lượt là giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \frac{{\sqrt {{x^2} - 1} }}{{x - 2}}\) trên tập hợp \(D = \left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left[ {1;\frac{3}{2}} \right].\) Tính P = M + m.

  • A. P = 2
  • B. P = 0
  • C. \(P =  - \sqrt 5 .\)
  • D. \(P =   \sqrt 3 .\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 148883

Cho số thực \(a > 1,b \ne 0.\) Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. \({\log _a}{b^2} =  - 2{\log _a}\left| b \right|.\)
  • B. \({\log _a}{b^2} = 2{\log _a}b.\)
  • C. \({\log _a}{b^2} = 2{\log _a}\left| b \right|.\)
  • D. \({\log _a}{b^2} =  - 2{\log _a}b.\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 148884

Tìm số giao điểm của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3x - 1\) và đồ thị hàm số \(y = {x^2} - x - 1.\)

  • A. 1
  • B. 0
  • C. 2
  • D. 3
Câu 31
Mã câu hỏi: 148885

Tập nghiệm của bất phương trình \({\left( {\frac{1}{{1 + {a^2}}}} \right)^{2x + 1}} > 1\) (với a là tham số, a khác 0) là

  • A. \(\left( { - \infty ; - \frac{1}{2}} \right).\)
  • B. \(\left( { - \infty ;0} \right).\)
  • C. \(\left( { - \frac{1}{2}; + \infty } \right).\)
  • D. \(\left( {0; + \infty } \right).\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 148886

Trong không gian, cho tam giác ABC vuông tại A, AB = a và \(AC = a\sqrt 3 .\) Tính độ dài đường sinh l của hình nón có được khi quay tam giác ABC xung quanh trục AB.

  • A. l = a
  • B. l = 2a
  • C. \(l = a\sqrt 3 .\)
  • D. \(l = a\sqrt 2 .\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 148887

Cho tích phân \(I = \int\limits_0^1 {\frac{{dx}}{{\sqrt {4 - {x^2}} }}.} \) Nếu đổi biến số \(x = 2\sin t,t \in \left( { - \frac{\pi }{2};\frac{\pi }{2}} \right)\) thì 

  • A. \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{6}} {dt} .\)
  • B. \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{6}} {tdt} .\)
  • C. \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{6}} {\frac{{dt}}{t}} .\)
  • D. \(I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{3}} {dt} .\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 148888

Viết công thức tính thể tích V của vật thể nằm giữa hai mặt phẳng x = 0 và x = ln 4 biết khi cắt vật thể bởi mặt phẳng vuông góc với trục hoành tại điểm có hoành độ \(x\left( {0 \le x \le \ln 4} \right),\) ta được thiết diện là một hình vuông có độ dài cạnh là \(\sqrt {x{e^x}} .\)

  • A. \(V = \int\limits_0^{\ln 4} {x{e^x}dx.} \)
  • B. \(V = \pi \int\limits_0^{\ln 4} {x{e^x}dx.} \)
  • C. \(V = \pi \int\limits_0^{\ln 4} {{{\left( {x{e^x}} \right)}^2}dx.} \)
  • D. \(V = \int\limits_0^{\ln 4} {\sqrt {x{e^x}} } dx.\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 148889

Cho hai số phức \({z_1} = 3 - 4i\) và \({z_2} =  - 2 + i.\) Tìm số phức liên hợp của \({z_1} + {z_2}.\)

  • A. 1 + 3i
  • B. 1 - 3i
  • C. -1 + 3i
  • D. -1 - 3i
Câu 36
Mã câu hỏi: 148890

Gọi z0 là nghiệm phức có phần ảo âm của phương trình \(2{z^2} - 2z + 13 = 0.\) Trên mặt phẳng tọa độ, điểm nào dưới đây là điểm biểu diễn của số phức \(w = i{z_0}?\)

  • A. \(M\left( {\frac{5}{4};\frac{1}{4}} \right).\)
  • B. \(N\left( {\frac{5}{4}; - \frac{1}{4}} \right).\)
  • C. \(P\left( {\frac{5}{2}; - \frac{1}{2}} \right).\)
  • D. \(Q\left( {\frac{5}{2};\frac{1}{2}} \right).\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 148891

Trong không gian toạ độ Oxyz, cho đường thẳng \(\left( d \right):\frac{{x + 3}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 1}} = \frac{{z - 1}}{2}.\) Mặt phẳng (P) đi qua điểm M(2;0;-1) và vuông góc với (d) có phương trình là 

  • A. \(\left( P \right):x - y - 2z = 0.\)
  • B. \(\left( P \right):2x - z = 0.\)
  • C. \(\left( P \right):x - y + 2z + 2 = 0.\)
  • D. \(\left( P \right):x - y + 2z = 0.\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 148892

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {1;0;1} \right),B\left( { - 1;2;1} \right).\) Viết phương trình đường thẳng \(\Delta\) đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác OAB và vuông góc với mặt phẳng (OAB).

  • A. \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 1 + t\\ z = 1 - t \end{array} \right..\)
  • B. \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} x = t\\ y = 1 + t\\ z = 1 + t \end{array} \right..\)
  • C. \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} x = 3 + t\\ y = 4 + t\\ z = 1 - t \end{array} \right..\)
  • D. \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l} x = - 1 + t\\ y = t\\ z = 3 - t \end{array} \right..\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 148893

Xếp ngẫu nhiên ba người đàn ông, hai người đàn bà và một đứa bé vào ngồi 6 cái ghế xếp thành hàng ngang. Xác suất sao cho đứa bé ngồi giữa hai người đàn bà là bao nhiêu?

  • A. \(\frac{1}{{30}}.\)
  • B. \(\frac{1}{{5}}.\)
  • C. \(\frac{1}{{15}}.\)
  • D. \(\frac{1}{{6}}.\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 148894

Cho hình lăng trụ tam giác đều ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng a. Khoảng cách từ A đến mặt phẳng (A'BC) bằng

  • A. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{4}.\)
  • B. \(\frac{{a\sqrt {21} }}{7}.\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}.\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt 6 }}{4}.\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 148895

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - \left( {m + 1} \right){x^2} + 3x + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)?\)

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 7
  • D. 5
Câu 42
Mã câu hỏi: 148896

Các nhà khoa học đã tính toán khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng thêm 2°C thì mực nước biển sẽ dâng lên 0,03m. Nếu nhiệt độ tăng lên 5°C thì nước biển sẽ dâng lên 0,1m và người ta đưa ra công thức tổng quát như sau: Nếu nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên toC thì nước biển dâng lên \(f\left( t \right) = k{a^t}\left( m \right)\) trong đó k, a là các hằng số dương. Hỏi khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng thêm bao nhiêu độ C thì mực nước biển dâng lên 0,2m?

  • A. 9,2o
  • B. 8,6o
  • C. 7,6o
  • D. 6,7o
Câu 43
Mã câu hỏi: 148897

Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:

Phương trình f(x) - 2 = 0 có bao nhiêu nghiệm?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 0
Câu 44
Mã câu hỏi: 148898

Cho hình trụ có bán kính đáy bằng R và chiều cao bằng \(\frac{{3R}}{2}.\) Mặt phẳng (a) song song với trục của hình trụ và cách trục một khoảng bằng \(\frac{{R}}{2}.\) Diện tích thiết diện của hình trụ cắt bởi mặt phẳng (a) là

  • A. \(\frac{{2{R^2}\sqrt 3 }}{3}.\)
  • B. \(\frac{{3{R^2}\sqrt 3 }}{2}.\)
  • C. \(\frac{{3{R^2}\sqrt 2 }}{2}.\)
  • D. \(\frac{{2{R^2}\sqrt 2 }}{3}.\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 148899

Cho hàm số f(x) có đạo hàm liên tục trên [-1;1] và thỏa mãn \(f\left( 1 \right) = 7,\int\limits_0^1 {xf\left( x \right)dx} = 1\). Khi đó \(\int\limits_0^1 {{x^2}f'\left( x \right)dx} \) bằng

  • A. 6
  • B. 8
  • C. 5
  • D. 9
Câu 46
Mã câu hỏi: 148900

Cho hàm số y = f(x) liên tục trên R và có bảng biến thiên như sau

Tìm tất cả các giá trị của tham số m sao cho phương trình \(\left| {f\left( {x - 2018} \right) + 2} \right| = m\) có bốn nghiệm thực phân biệt.

  • A. - 3 < m < 1.
  • B. 0 < m < 1.
  • C. Không có giá trị m.
  • D. 1 < m < 3.
Câu 47
Mã câu hỏi: 148901

Xét các số thực a, b thỏa mãn điều kiện \(\frac{1}{3} < b < a < 1.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = {\log _a}\left( {\frac{{3b - 1}}{4}} \right) + 12\log _{\frac{b}{a}}^2a - 3.\)

  • A. min P = 13
  • B. \(\min P = \frac{1}{{\sqrt[3]{2}}}.\)
  • C. min P = 9
  • D. \(\min P = \sqrt[3]{2}.\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 148902

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực m sao cho giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y =  - \left| {{x^3} - 3x + m} \right|\) trên đoạn [0;2] bằng -3. Tổng tất cả các phần tử của S là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 6
Câu 49
Mã câu hỏi: 148903

Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có thể tích bằng 1 và G là trọng tâm DBCD'. Thể tích của khối chóp G.ABC' là

  • A. \(V = \frac{1}{3}.\)
  • B. \(V = \frac{1}{6}.\)
  • C. \(V = \frac{1}{12}.\)
  • D. \(V = \frac{1}{18}.\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 148904

Cho a, b, c là các số thực thuộc đoạn [1; 2] thỏa mãn \(\log _2^3a + \log _2^3b + \log _2^3c \le 1.\) Khi biểu thức \(P = {a^3} + {b^3} + {c^3} - 3\left( {{{\log }_2}{a^a} + {{\log }_2}{b^b} + {{\log }_2}{c^c}} \right)\) đạt giá trị lớn nhất thì tổng a + b + c là

  • A. 3
  • B. \({3.2^{\frac{1}{{\sqrt[3]{3}}}}}\)
  • C. 4
  • D. 6

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ