Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Toán Trường THPT Đoàn Thượng lần 1

15/07/2022 - Lượt xem: 33
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 307831

Hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị như sau

Hàm số \(y=f(x)\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( { - 2;1} \right)\)
  • B. \(\left( { - 1;2} \right)\)
  • C. \(\left( { - 2; - 1} \right)\)
  • D. \(\left( { - 1;1} \right)\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 307832

Kết luận nào sau đây về tính đơn điệu của hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) là đúng? 

  • A. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
  • B. Hàm số luôn luôn đồng biến trên \(R\backslash \left\{ { - 1} \right\}\).
  • C. Hàm số nghịch biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( { - 1; + \infty } \right)\).
  • D. Hàm số luôn luôn nghịch biến trên \(R\backslash \left\{ { - 1} \right\}\).
Câu 3
Mã câu hỏi: 307833

Cho hình tứ diện ABCD có trọng tâm G. Mệnh đề nào sau đây là sai?

  • A. \(\overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  + \overrightarrow {GD}  = 0\)
  • B. \(\overrightarrow {OG}  = \frac{1}{4}\left( {\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  + \overrightarrow {OD} } \right).\)
  • C. \(\overrightarrow {AG}  = \frac{1}{4}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD} } \right).\)
  • D. \(\overrightarrow {AG}  = \frac{2}{3}\left( {\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AC}  + \overrightarrow {AD} } \right).\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 307834

Với giá trị nào của \(m\) thì đồ thị hàm số \(y = \frac{{2{x^2} + 6mx + 4}}{{mx + 2}}\) đi qua điểm \(A\left( { - 1;4} \right)\) 

  • A. \(m=1\)
  • B. \(m=-1\)
  • C. \(m = \frac{1}{2}\)
  • D. \(m=2\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 307835

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có độ dài cạnh đáy bằng \(a\), cạnh bên bằng \(a\sqrt 3 \). Gọi O là tâm của đáy ABC, \(d_1\) là khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) và \(d_2\) là khoảng cách từ O đến mặt phẳng (SBC). Tính \(d = {d_1} + {d_2}\).

  • A. \(d = \frac{{2a\sqrt 2 }}{{11}}\)
  • B. \(d = \frac{{2a\sqrt 2 }}{{33}}\)
  • C. \(d = \frac{{8a\sqrt 2 }}{{33}}\)
  • D. \(d = \frac{{8a\sqrt 2 }}{{11}}\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 307836

Cho tứ diện ABCD và các điểm M, N xác định bởi \(\overrightarrow {AM}  = 2\overrightarrow {AB}  - 3\overrightarrow {AC} \); \(\overrightarrow {DN}  = \overrightarrow {DB}  + x\overrightarrow {DC} \). Tìm \(x\) để các véc tơ \(\overrightarrow {AD} ,\overrightarrow {BC} ,\overrightarrow {MN} \) đồng phẳng.

  • A. \(x=-1\)
  • B. \(x=-3\)
  • C. \(x=-2\)
  • D. \(x=2\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 307837

Hình lăng trụ tam giác đều không có tính chất nào sau đây

  • A. Các cạnh bên bằng nhau và hai đáy là tam giác đều.
  • B. Cạnh bên vuông góc với hai đáy và hai đáy là tam giác đều
  • C. Tất cả các cạnh đều bằng nhau.
  • D. Các mặt bên là các hình chữ nhật.
Câu 8
Mã câu hỏi: 307838

Có bao nhiêu giá trị nguyên không âm của tham số \(m\) sao cho hàm số \(y =  - {x^4} + \left( {2m - 3} \right){x^2} + m\) nghịch biến trên đoạn \(\left[ {1;2} \right]\)?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. Vô số 
Câu 9
Mã câu hỏi: 307839

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân tại C, mặt phẳng (SAB) vuông góc mặt phẳng (ABC), SA = SB, I là trung điểm AB. Góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABC) là

  • A. Góc SCA
  • B. Góc SCI
  • C. Góc ISC
  • D. Góc SCB
Câu 10
Mã câu hỏi: 307840

Có 16 tấm bìa ghi 16 chữ “HỌC”, “ĐỂ”, “BIẾT”, “HỌC”, “ĐỂ”, “LÀM”, “HỌC”, “ĐỂ”, “CHUNG”, “SỐNG”, “HỌC”, “ĐỂ”, “TỰ”, “KHẲNG”, “ĐỊNH”, “MÌNH”. Một người xếp ngẫu nhiên 16 tấm bìa cạnh nhau. Tính xác suất để xếp các tấm bìa được dòng chữ “ HỌC ĐỂ BIẾT HỌC ĐỂ LÀM HỌC ĐỂ CHUNG SỐNG HỌC ĐỂ TỰ KHẲNG ĐỊNH MÌNH”.

  • A. \(\frac{8}{{16!}}\)
  • B. \(\frac{4}{{16!}}\)
  • C. \(\frac{1}{{16!}}\)
  • D. \(\frac{{4!.4!}}{{16!}}\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 307841

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên mỗi nửa khoảng \(\left( { - \infty ; - 2} \right]\) và \(\left[ {2; + \infty } \right)\), có bảng biến thiên như hình trên.

Tìm tập hợp các giá trị của \(m\) để phương trình \(f\left( x \right) = m\) có hai nghiệm phân biệt.A

  • A. \(\left( {\frac{7}{4};2} \right) \cup \left( {22; + \infty } \right)\)
  • B. \(\left[ {22; + \infty } \right)\)
  • C. \(\left( {\frac{7}{4}; + \infty } \right)\)
  • D. \(\left( {\frac{7}{4};2} \right] \cup \left[ {22; + \infty } \right)\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 307842

Cho hàm số \(f\left( x \right) = \frac{{{x^2} + x + 1}}{{x + 1}}\), mệnh đề nào sau đây là mệnh đề sai?

  • A. \(f(x)\) có giá trị cực đại là \(-3\).
  • B. \(f(x)\) có giá trị cực đại tại \(x=-2\)
  • C. \(M( - 2; - 2)\) là điểm cực đại.
  • D. \(M(0;1)\) là điểm cực tiểu.
Câu 13
Mã câu hỏi: 307843

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 2\) cắt đường thẳng \(y=m-1\) tại 3 điểm phân biệt.

  • A. \(1 \le m < 5\)
  • B. \(1 < m < 5\)
  • C. \(1 < m \le 5\)
  • D. \(0 < m < 4\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 307844

Tìm hệ số của số hạng chứa \(x^{15}\) trong khai triển \({\left( {2{x^3} - 3} \right)^n}\) thành đa thức, biết \(n\) là số nguyên dương thỏa mãn hệ thức \(A_n^3 + C_n^1 = 8C_n^2 + 49\).

  • A. 6048
  • B. 6480
  • C. 6408
  • D. 4608
Câu 15
Mã câu hỏi: 307845

Cho hình hộp chữ nhật \(ABCD.A'B'C'D'\) có \(AB = a,BC = a\sqrt 2 ,AA' = a\sqrt 3 \). Gọi \(\alpha \) là góc giữa hai mặt phẳng (ACD') và (ABCD) (tham khảo hình vẽ). Giá trị \(\tan \alpha \) bằng

  • A. \(\frac{{3\sqrt 2 }}{2}\)
  • B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)
  • C. \(2\)
  • D. \(\frac{{2\sqrt 6 }}{3}\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 307846

Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) thỏa mãn \(a,b,c,d \in R\);(\(a>0\)) và \(\left\{ \begin{array}{l}
d > 2019\\
8a + 4b + 2c + d - 2019 < 0
\end{array} \right.\). Số cực trị của hàm số \(y = \left| {f\left( x \right) - 2019} \right|\) bằng

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 5
Câu 17
Mã câu hỏi: 307847

Cho hàm số \(y = 2{x^4} - 8{x^2}\) có bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị hàm số song song với trục hoành?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 307848

Có một tấm gỗ hình vuông cạnh 200 cm. Cắt một tấm gỗ có hình tam giác vuông, có tổng của một cạnh góc vuông và cạnh huyền bằng 120 cm từ tấm gỗ trên sao cho tấm gỗ hình tam giác vuông có diện tích lớn nhất. Hỏi cạnh huyền của tấm gỗ này  là bao nhiêu?

  • A. 40 cm
  • B. \(40\sqrt 3 \) cm
  • C. 80 cm
  • D. \(40\sqrt 2 \) cm
Câu 19
Mã câu hỏi: 307849

Bảng biến thiên trong hình dưới là của hàm số nào trong các hàm số đã cho?

  • A. \(y = \frac{{ - x - 3}}{{x - 1}}\)
  • B. \(y = \frac{{ - x + 3}}{{x - 1}}\)
  • C. \(y = \frac{{x + 3}}{{x - 1}}\)
  • D. \(y = \frac{{ - x - 2}}{{x - 1}}\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 307850

Cho hàm số \(y = \left( {x + 2} \right)\left( {{x^2} - 3x + 3} \right)\) có đồ thị (C). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. (C) cắt trục hoành tại 3 điểm.
  • B. (C) cắt trục hoành tại 1 điểm.
  • C. (C) cắt trục hoành tại 2 điểm.
  • D. (C) không cắt trục hoành.
Câu 21
Mã câu hỏi: 307851

Cho tứ diện ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Tìm giá trị của \(k\) thích hợp điền vào đẳng thức vectơ \(\overrightarrow {MN}  = k\left( {\overrightarrow {AD}  + \overrightarrow {BC} } \right)\)?

  • A. \(k=3\)
  • B. \(k = \frac{1}{2}\)
  • C. \(k=2\)
  • D. \(k = \frac{1}{3}\)
Câu 22
Mã câu hỏi: 307852

Xếp ngẫu nhiên 10 học sinh gồm 2 học sinh lớp 12A, 3 học sinh lớp 12B và 5 học sinh lớp 12C trên một bàn tròn . Tính xác suất để các học sinh cùng lớp luôn ngồi cạnh nhau .

  • A. \(\frac{1}{{1260}}\)
  • B. \(\frac{1}{{126}}\)
  • C. \(\frac{1}{{28}}\)
  • D. \(\frac{1}{{252}}\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 307853

Tính giới hạn \(P = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } x\sqrt {\frac{{{x^{2017}} - 1}}{{{x^{2019}}}}} \).

  • A. \(P =  - \infty \)
  • B. \(P=1\)
  • C. \(P=-1\)
  • D. \(P=0\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 307854

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) xác định và liên tục trên khoảng \(\left( { - 3;\;2} \right)\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 3} \right)}^ + }} f\left( x \right) =  - 5\), \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} f\left( x \right) = 3\) và có bảng biến thiên như sau

Mệnh đề nào dưới đây sai?

  • A. Hàm số không có giá trị nhỏ nhất trên khoảng \(\left( { - 3;\;2} \right)\).
  • B. Giá trị cực đại của hàm số bằng 0.
  • C. Giá trị lớn nhất của hàm số trên khoảng \(\left( { - 3;\;2} \right)\) bằng 0.
  • D. Giá trị cực tiểu của hàm số bằng - 2.
Câu 25
Mã câu hỏi: 307855

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(y = f'\left( x \right)\) liên tục trên R và đồ thị của hàm số \(f'\left( x \right)\) trên đoạn \(\left[ { - 2;6} \right]\) như hình vẽ bên.

Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

  • A. \(\mathop {\max }\limits_{[ - 2;6]} f\left( x \right) = f\left( { - 2} \right).\)
  • B. \(\mathop {\max }\limits_{[ - 2;6]} f\left( x \right) = f\left( 6 \right).\)
  • C. \(\mathop {\max }\limits_{[ - 2;6]} f\left( x \right) = \max \left\{ {f\left( { - 1} \right),f\left( 6 \right)} \right\}.\)
  • D. \(\mathop {\max }\limits_{[ - 2;6]} f\left( x \right) = f\left( { - 1} \right).\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 307856

Đồ thị hàm số \(y = {x^2}\left( {{x^2} - 3} \right)\) tiếp xúc với đường thẳng \(y= 2x\) tại bao nhiêu điểm?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 27
Mã câu hỏi: 307857

Tổng tất cả các nghiệm của phương trình \(3\cos x - 1 = 0\) trên đoạn \(\left[ {0;4\pi } \right]\) là

  • A. \(\frac{{15\pi }}{2}\)
  • B. \(6\pi \)
  • C. \(\frac{{17\pi }}{2}\)
  • D. \(8\pi\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 307858

Cho hàm số \(y = {x^4} - {x^2} + 1\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. Hàm số có 1 điểm cực đại và 2 điểm cực tiểu.
  • B. Hàm số có 2 điểm cực đại và 1 điểm cực tiểu.
  • C. Hàm số có 1 điểm cực trị.
  • D. Hàm số có 2 điểm cực trị.
Câu 29
Mã câu hỏi: 307859

Trong các hàm số sau đây hàm số nào có cực trị

 

  • A. \(y = \sqrt x \)
  • B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 3\)
  • C. \(y = \frac{{{x^3}}}{3} - {x^2} + 3x - 1\)
  • D. \(y = \frac{{2x + 1}}{{x - 2}}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 307860

Gọi M, N là các điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{4}{x^4} - 8{x^2} + 3\). Độ dài đoạn thẳng MN bằng:

  • A. 10
  • B. 6
  • C. 8
  • D. 4
Câu 31
Mã câu hỏi: 307861

Trong các khẳng định sau khẳng định nào đúng?

  • A. Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.
  • B. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một mặt phẳng thì song song với nhau.
  • C. Hai mặt phẳng cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
  • D. Hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với mặt phẳng thứ ba thì song song với nhau.
Câu 32
Mã câu hỏi: 307862

Đường cong trong hình bên là đồ thị của hàm số nào dưới đây?

  • A. \(y = \frac{{x + 2}}{{ - 2x + 4}}\)
  • B. \(y = \frac{{ - x + 1}}{{x - 2}}\)
  • C. \(y = \frac{{2x - 3}}{{x + 2}}\)
  • D. \(y = \frac{{ - x + 3}}{{2x - 4}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 307863

Cho hình lập phương ABCD.EFGH có các cạnh bằng \(a\), khi đó \(\overrightarrow {AB} .\overrightarrow {EG} \)  bằng

  • A. \({a^2}\sqrt 2 \)
  • B. \({a^2}\sqrt 3 \)
  • C. \(a^2\)
  • D. \(\frac{{{a^2}\sqrt 2 }}{2}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 307864

Cho tứ diện đều ABCD cạnh \(a\), tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AB và CD.

  • A. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{2}\)
  • B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{3}\)
  • D. \(a\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 307865

Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = {\left( {x + 1} \right)^2}{\left( {x + 2} \right)^3}\left( {2x - 3} \right)\). Tìm số điểm cực trị của \(f(x)\).

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 0
  • D. 1
Câu 36
Mã câu hỏi: 307866

Tìm giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \frac{{3x - 1}}{{x - 3}}\) trên đoạn \(\left[ {0;\,2} \right]\).

  • A. \(\frac{{ - 1}}{3}\)
  • B. (-5\)
  • C. \(5\)
  • D. \(\frac{{  1}}{3}\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 307867

Gọi M, N lần lượt là giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số: \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) trên \(\left[ {1;2} \right]\). Khi đó tổng M + N bằng

  • A. 2
  • B. - 4
  • C. 0
  • D. - 2
Câu 38
Mã câu hỏi: 307868

Gọi M, N là giao điểm của đường thẳng \(y=x+1\) và đường cong \(y = \frac{{2x + 4}}{{x - 1}}\). Khi đó hoành độ trung điểm I của đoạn thẳng MN bằng

  • A. \( - \frac{5}{2}\)
  • B. 1
  • C. 2
  • D. \(  \frac{5}{2}\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 307869

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\). Hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ.

Hàm số \(y = f\left( {{x^2}} \right)\) có bao nhiêu khoảng nghịch biến.

  • A. 5
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 40
Mã câu hỏi: 307870

Cho hàm số \(y = \frac{{x - m}}{{x + 2}}\) thỏa mãn \(\mathop {\min }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y + \mathop {\max }\limits_{\left[ {0;1} \right]} y = \frac{7}{6}\). Hỏi giá trị \(m\) thuộc khoảng nào trong các khoảng dưới đây?

  • A. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\)
  • B. \(\left( { - 2;0} \right)\)
  • C. \(\left( {0;2} \right)\)
  • D. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 307871

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + 3\) có đồ thị là (C). Viết phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ \(x=1\).

  • A. \(y = 2x - 1\)
  • B. \(y =  - x + 2\)
  • C. \(y =  - 3x + 3\)
  • D. \(y =  - 3x + 4\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 307872

Xét đồ thị (C) của hàm số \(y = {x^3} + 3ax + b\) với \(a, b\) là các số thực. Gọi M, N là hai điểm phân biệt thuộc (C) sao cho tiếp tuyến với (C) tại hai điểm đó có hệ số góc bằng 3. Biết khoảng cách từ gốc tọa độ tới đường thẳng MN bằng 1, giá trị nhỏ nhất của \({a^2} + {b^2}\) bằng:

  • A. \(\frac{3}{2}\)
  • B. \(\frac{4}{3}\)
  • C. \(\frac{6}{5}\)
  • D. \(\frac{7}{6}\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 307873

Tìm tất cả các đường tiệm cận đứng của đồ thị của hàm số \(y = \frac{{{x^2} - 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}}.\)

  • A. \(x=1\) và \(x = \frac{3}{5}\)
  • B. \(x=-1\) và \(x = \frac{3}{5}\)
  • C. \(x=-1\)
  • D. \(x = \frac{3}{5}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 307874

Đồ thị hàm số nào dưới đây có tiệm cận ngang?

  • A. \(y = \frac{{\sqrt {x - 3} }}{{x + 1}}\)
  • B. \(y = \frac{{\sqrt {9 - {x^2}} }}{x}\)
  • C. \(y = \frac{{2{x^2} + 1}}{x}\)
  • D. \(y = \sqrt {{x^2} - 1} \)
Câu 45
Mã câu hỏi: 307875

Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {a{x^2} + 1} }}\) có đồ thị (C). Tìm \(a\) để đồ thị hàm số có đường tiệm cận ngang và đường tiệm cận đó cách đường tiếp tuyến của (C) một khoảng bằng \(\sqrt 2  - 1\).

  • A. \(a>0\)
  • B. \(a=2\)
  • C. \(a=3\)
  • D. \(a=1\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 307876

Có bao nhiêu cách lấy ra 3 phần tử tùy ý từ một tập hợp có 12 phần tử ?

  • A. \({3^{12}}.\)
  • B. \({12^3}.\)
  • C. \(A_{12}^3.\)
  • D. \(C_{12}^3.\)
Câu 47
Mã câu hỏi: 307877

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên sau

Tìm số nghiệm của phương trình \(2\left| {f\left( x \right)} \right| - 1 = 0\).

  • A. 0
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 6
Câu 48
Mã câu hỏi: 307878

Biết hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + a{x^2} + bx + c\) đạt cực tiểu tại điểm \(x = 1,f\left( 1 \right) =  - 3\) và đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 2. Tính giá trị của hàm số tại \(x=3\).

  • A. \(f\left( 3 \right) = 81\)
  • B. \(f\left( 3 \right) = 27\)
  • C. \(f\left( 3 \right) = 29\)
  • D. \(f\left( 3 \right) = -29\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 307879

Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng \(a\) và góc giữa đường thẳng SA với mặt phẳng (ABC) bằng \(60^0\). Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC, khoảng cách giữa hai đường thẳng GC và SA bằng

  • A. \(\frac{{a\sqrt 5 }}{{10}}\)
  • B. \(\frac{{a\sqrt 5 }}{{5}}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt 2 }}{{5}}\)
  • D. \(\frac{a}{5}\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 307880

Tìm tọa độ giao điểm I của đồ thị hàm số \(y = 4{x^3} - 3x\) với đường thẳng \(y =  - x + 2\)

  • A. \(I\left( {2;2} \right).\)
  • B. \(I\left( {2;1} \right).\)
  • C. \(I\left( {1;1} \right).\)
  • D. \(I\left( {1;2} \right).\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ