Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Toán năm 2019 lần 1 Trường THPT Bỉm Sơn - Thanh Hóa

15/07/2022 - Lượt xem: 26
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 305159

Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 1}}\) có đồ thị  (C). Với giá trị nào của m để đường thẳng y = -x + m cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt?

  • A. m < -8
  • B. -8 < m < 8
  • C. \(\forall m \in R\)
  • D. m > 8
Câu 2
Mã câu hỏi: 305160

Cho \(A = \left\{ {a;b;c} \right\}\) và  \(B = \left\{ {a;c;d;e} \right\}\). Hãy chọn khẳng định đúng.

  • A. \(A \cap B = \left\{ {a;b;c;d;e} \right\}\)
  • B. \(A \cap B = \left\{ a \right\}\)
  • C. \(A \cap B = \left\{ {a;c} \right\}\)
  • D. \(A \cap B = \left\{ {d;e} \right\}\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 305161

Cho \(\overrightarrow a  = (3; - 4),\overrightarrow b  = ( - 1;2)\). Tìm tọa độ của \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b \)

  • A. (2; -2)
  • B. (-3;-8)
  • C. (4; -6)
  • D. (-4; 6)
Câu 4
Mã câu hỏi: 305162

Cho khối chóp S.ABC có đáy là tam giác đều ABC cạnh a. Hai mặt (SAB) và (SAC) cùng vuông góc với đáy. Tính thể tích khối chóp biết \(SC = a\sqrt 3 \)?

  • A. \(\frac{{2{a^3}\sqrt 6 }}{9}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 6 }}{{12}}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 305163

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 1 + x + \frac{4}{x}\) trên đọan [-3; -1] bằng

  • A. -5
  • B. -6
  • C. -4
  • D. 5
Câu 6
Mã câu hỏi: 305164

Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số lẻ?

  • A. \(y = \left| {x + 3} \right| + \left| {x - 3} \right|\)
  • B. \(y = {x^{2018}} - 2017\)
  • C. \(y = \sqrt {2x + 3} \)
  • D. \(y = \sqrt {3 + x}  - \sqrt {3 - x} \)
Câu 7
Mã câu hỏi: 305165

Điều kiện để biểu thức \(P = \tan \left( {\alpha  + \frac{\pi }{3}} \right) + \cot \left( {\alpha  - \frac{\pi }{6}} \right)\) xác định là

  • A. \(\alpha  \ne \frac{\pi }{6} + k\pi ,k \in Z\)
  • B. \(\alpha  \ne  - \frac{\pi }{3} + 2k\pi ,k \in Z\)
  • C. \(\alpha  \ne \frac{\pi }{6} + 2k\pi ,k \in Z\)
  • D. \(\alpha  \ne \frac{{2\pi }}{3} + k\pi ,k \in Z\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 305166

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Đẳng thức nào sau đây là sai?

  • A. \(\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  + \overrightarrow {OD}  = \overrightarrow 0 \)
  • B. \(\left| {\overrightarrow {BA}  + \overrightarrow {BC} } \right| = \left| {\overrightarrow {DA}  + \overrightarrow {DC} } \right|\)
  • C. \(\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {AD} \)
  • D. \(\overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CD}  = \overrightarrow {AB}  + \overrightarrow {CB} \)
Câu 9
Mã câu hỏi: 305167

Giới hạn sau \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{{x^2} - 2x + 1}}{{2{x^2} + x - 1}}\) có giá trị là:

  • A. 2
  • B. \({ + \infty }\)
  • C. 1/2
  • D. 0
Câu 10
Mã câu hỏi: 305168

Tập xác định của hàm số \(f(x) = \frac{{ - {x^2} + 2x}}{{{x^2} + 1}}\) là tập hợp nào sau đây?

  • A. R \ {-1; 1}
  • B. R
  • C. R \ {1}
  • D. R \ {-1}
Câu 11
Mã câu hỏi: 305169

Trong các hàm số sau đây, hàm số nào là hàm số tuần hoàn?

  • A. y = sinx
  • B. \(y = \frac{{x - 1}}{{x + 2}}\)
  • C. \(y = {x^2}\)
  • D. \(y = {x^2} + 3x\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 305170

Đường cong sau đây là đồ thị hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^3} - 3x + 2\)
  • B. \(y = {x^3} - 3x + 2\)
  • C. \(y =  - {x^3} + 3x + 2\)
  • D. \(y = {x^3} + 3x - 2\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 305171

Đạo hàm của hàm số \(y = \sqrt {4{x^2} + 3x + 1} \) là hàm số nào sau đây?

  • A. \(y = \frac{1}{{2\sqrt {4{x^2} + 3x + 1} }}\)
  • B. y = 12x + 3
  • C. \(y = \frac{{8x + 3}}{{\sqrt {4{x^2} + 3x + 1} }}\)
  • D. \(y = \frac{{8x + 3}}{{2\sqrt {4{x^2} + 3x + 1} }}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 305172

Tam thức \(f(x) = 3{x^2} + 2(2m - 1)x + m + 4\)  dương với mọi x khi

  • A. \( - \frac{{11}}{4} < m < 1\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l}
    m <  - 1\\
    m > \frac{{11}}{4}
    \end{array} \right.\)
  • C. \( - 1 < m < \frac{{11}}{4}\)
  • D. \( - \frac{{11}}{4} \le m \le 1\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 305173

Biết 3 số hạng đầu của cấp số cộng là -2; x; 6 . Tìm số hạng thứ 5 của cấp số cộng đó?

  • A. 2
  • B. 18
  • C. 10
  • D. 14
Câu 16
Mã câu hỏi: 305174

Hệ số của x7 trong khai triển (3 - x)9 của nhị thức Niu tơn là

  • A. \( - C_9^7\)
  • B. \(C_9^7\)
  • C. \(9C_9^7\)
  • D. \( - 9C_9^7\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 305175

Cho tứ diện ABCD. Gọi M và P lần lượt là trung điểm của AB và CD. Đặt \(\overrightarrow {AB}  = \overrightarrow b ;\overrightarrow {AC}  = \overrightarrow c ;\overrightarrow {AD}  = \overrightarrow d \). Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \(\overrightarrow {MP}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow d  + \overrightarrow c  - \overrightarrow b } \right)\)
  • B. \(\overrightarrow {MP}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow c  + \overrightarrow d  + \overrightarrow b } \right)\)
  • C. \(\overrightarrow {MP}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow c  + \overrightarrow b  - \overrightarrow d } \right)\)
  • D. \(\overrightarrow {MP}  = \frac{1}{2}\left( {\overrightarrow d  + \overrightarrow b  - \overrightarrow c } \right)\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 305176

Đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{x - 3}}{{2x + 1}}\) là

  • A. \(x =  - \frac{1}{2}\)
  • B. \(y =  - \frac{1}{2}\)
  • C. \(x = \frac{1}{2}\)
  • D. \(y = \frac{1}{2}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 305177

Hình nào sau đây không có tâm đối xứng?

  • A. Hình tròn
  • B. Hình thoi
  • C. Hình tam giác đều 
  • D. Hình vuông 
Câu 20
Mã câu hỏi: 305178

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [-2018; 2018] để hàm số y = (m - 2)x + 2  đồng biến trên R?

  • A. 2017
  • B. 2015
  • C. vô số 
  • D. 2016
Câu 21
Mã câu hỏi: 305179

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{\sqrt {{x^2} - 1} }}\) có tất cả bao nhiêu tiệm cận đứng và tiệm cận ngang?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 305180

Đồ thị của hàm số nào sau đây có tiệm cận?

  • A. y = x2
  • B. y = 0
  • C. \(y = \frac{{x - 1}}{x}\)
  • D. y = 2x
Câu 23
Mã câu hỏi: 305181

Mỗi đỉnh của một hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất

  • A. Bốn cạnh
  • B. Năm cạnh
  • C. Hai cạnh
  • D. Ba cạnh
Câu 24
Mã câu hỏi: 305182

Họ nghiệm của phương trình sinx = 1 là

  • A. \(x = \frac{\pi }{2} + k\pi \)
  • B. \(x = \frac{\pi }{2} + k2\pi \)
  • C. \(x =  - \frac{\pi }{2} + k2\pi \)
  • D. \(x = k\pi \)
Câu 25
Mã câu hỏi: 305183

Cho một tấm nhôm hình vuông cạnh 6cm. Người ta muốn cắt một hình thang như hình vẽ. Trong đó \(AE = 2(cm),AH = x(cm),CF = 3(cm),CG = y(cm)\). Tìm tổng x + y để diện tích hình thang EFGH đạt giá trị nhỏ nhất.

  • A. x + y = 7
  • B. x + y = 5
  • C. \(x + y = \frac{{7\sqrt 2 }}{2}\)
  • D. \(x + y = 4\sqrt 2 \)
Câu 26
Mã câu hỏi: 305184

Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh đều bằng a. Tính cosin của góc giữa hai mặt bên không liền kề nhau.

  • A. \(\frac{1}{3}\)
  • B. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. \(\frac{5}{3}\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 305185

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O, cạnh bằng 4a. Cạnh bên SA = 2a. Hình chiếu vuông góc của đỉnh S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm của H của đoạn thẳng AO. Tính khoảng cách d giữa các đường thẳng SD và AB

  • A. d = 4a
  • B. \(d = \frac{{4a\sqrt {22} }}{{11}}\)
  • C. d = 2a
  • D. \(d = \frac{{3a\sqrt 2 }}{{\sqrt {11} }}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 305186

Cho hình chóp đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, góc giữa mặt bên và đáy bằng 600. Tính theo thể tích khối chóp S.ABC.

  • A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
  • B. \(V = \frac{{{a^3}}}{8}\)
  • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
  • D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 305187

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m sao cho hàm số \(y = \frac{{mx + 4}}{{x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(( - \infty ;1)\)?

  • A. \( - 2 < m \le  - 1\)
  • B. \( - 2 \le m \le  - 1\)
  • C. \( - 2 \le m \le 2\])
  • D. -2 < m < 2
Câu 30
Mã câu hỏi: 305188

Hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c\) có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Mệnh đề nào sau đây là đúng?

  • A. a < 0,b > 0,c > 0
  • B. a < 0,b > 0,c < 0
  • C. a < 0,b < 0,c > 0
  • D. a < 0,b < 0,c < 0
Câu 31
Mã câu hỏi: 305189

Cho hình lăng trụ đứng ABC.A’B’C’ có đáy ABC  là tam giác vuông tại B, BC=a, mặt phẳng (A’BC) tạo với đáy một góc 300 và tam giác A’BC có diện tích bằng \({a^2}\sqrt 3 \). Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’.

  • A. \(\frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \(\frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
  • D. \(\frac{{3{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 305190

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành có diện tích bằng \(2{a^2},AB = a\sqrt 2 ;BC = 2a\). Gọi M là trung điểm của DC. Hai mặt phẳng (SBD)và (SAM) cùng vuông góc với đáy. Khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng (SAM) bằng

  • A. \(\frac{{4a\sqrt {10} }}{{15}}\)
  • B. \(\frac{{3a\sqrt {10} }}{{5}}\)
  • C. \(\frac{{2a\sqrt {10} }}{{5}}\)
  • D. \(\frac{{3a\sqrt {10} }}{{15}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 305191

Biết rằng đồ thị hàm số \(y = \frac{{(m - 2n - 3)x + 5}}{{x - m - n}}\) nhận hai trục tọa độ làm hai đường tiệm cận. Tính tổng \(S = {m^2} + {n^2} - 2\)

  • A. S = 2
  • B. S = 0
  • C. S = -1
  • D. S = 1
Câu 34
Mã câu hỏi: 305192

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ Oxy, cho hình thoi ABCD có tâm I(2; 1) vàAC = 2BD. Điểm \(M\left( {0;\frac{1}{3}} \right)\) thuộc đường thẳng AB, điểm N(0; 7) thuộc đường thẳng CD. Tìm tọa độ đỉnh B biết B có hoành độ dương.

  • A. (4; 2)
  • B. (1; -1)
  • C. \(\left( {1;\frac{3}{5}} \right)\)
  • D. \(\left( {2; - \frac{7}{3}} \right)\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 305193

Đường cong hình bên là đồ thị của một trong bốn hàm số dưới đây. Hàm số đó là hàm số nào?

  • A. \(y = \left| {{x^3}} \right| - 3\left| x \right|\)
  • B. \(y = \left| {{x^3} + 3x} \right|\)
  • C. \(y = \left| {{x^3} - 3x} \right|\)
  • D. \(y = {\left| x \right|^3} + 3\left| x \right|\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 305194

Số tiếp tuyến đi qua điểm A(1;-6) của đồ thị hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\) là:

  • A. 0
  • B. 2
  • C. 1
  • D. 3
Câu 37
Mã câu hỏi: 305195

Cho hàm số y = f(x) có đồ thị như hình vẽ bên dưới: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(h(x) = \left| {{f^2}(x) + f(x) + m} \right|\) có đúng 3 điểm cực trị.

  • A. \(m \le 1\)
  • B. \(m > \frac{1}{4}\)
  • C. m < 1
  • D. \(m \ge \frac{1}{4}\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 305196

Cho hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + (4m - 3)x + 2017\). Tìm giá trị lớn nhất của tham số thực m để hàm số đã cho đồng biến trên R.

  • A. m = 2
  • B. m = 3
  • C. m = 4
  • D. m = 1
Câu 39
Mã câu hỏi: 305197

Cho khối chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành, gọi B’ và D’  theo thứ tự là trung điểm các cạnh SB, SD. Mặt phẳng (AB’D’) cắt cạnh SC tại C’. Tính tỷ số thể tích của hai khối đa diện được chia ra bởi mặt phẳng (AB’D’)

  • A. \(\frac{1}{2}\)
  • B. \(\frac{1}{6}\)
  • C. \(\frac{1}{12}\)
  • D. \(\frac{1}{5}\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 305198

Một chi đoàn có 3 đoàn viên nữ và một số đoàn viên nam. Cần lập một đội thanh niên tình nguyện gồm 4 người. Biết xác suất để trong 4 người được chọn có 3 nữ bằng 2/5 lần xác suất 4 người được chọn toàn nam. Hỏi chi đoàn đó có bao nhiêu đoàn viên?

  • A. 9
  • B. 11
  • C. 10
  • D. 12
Câu 41
Mã câu hỏi: 305199

Giá trị lớn nhất của biểu thức \(P = \frac{{\sqrt {{x^2} + 1} }}{{{x^2} + 5}}\) bằng

  • A. \(\frac{1}{5}\)
  • B. \(\frac{1}{4}\)
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. \(\frac{1}{3}\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 305200

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [-2017;2018] để hàm số  \(y = \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + (m + 2)x\) có hai điểm cực trị nằm trong khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\).

  • A. 2015
  • B. 2016
  • C. 2018
  • D. 4035
Câu 43
Mã câu hỏi: 305201

Công ty du lịch Ban Mê dự định tổ chức tua xuyên Việt. Công ty dự định nếu giá tua là 2 triệu đồng thì sẽ có khoảng 150 người tham gia. Để kích thích mọi người tham gia. Hỏi công ty phải bán giá tua là bao nhiêu để doanh thu từ tua xuyên Việt là lớn nhất

  • A. 1375000.
  • B. 3781250.
  • C. 2500000.
  • D. 3000000.
Câu 44
Mã câu hỏi: 305202

Hàm số f(x) có đạo hàm f’(x) trên khoảng K. Hình vẽ bên là đồ thị của hàm số f’(x)  trên khoảng K. Hỏi hàm số f(x) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 0
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 1
Câu 45
Mã câu hỏi: 305203

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc khoảng  \(( - 1000;1000)\) để hàm số \(y = 2{x^3} - 3(2m + 1){x^2} + 6m(m + 1)x + 1\) đồng biến trên khoảng \((2; + \infty )\)?

  • A. 999
  • B. 1001
  • C. 1998
  • D. 1000
Câu 46
Mã câu hỏi: 305204

Trong một đợt tổ chức cho học sinh tham gia dã ngoại ngoài trời. Để có thể có chỗ nghỉ ngơi trong quá trình tham quan dã ngoại, các bạn học sinh đã dựng trên mặt đất bằng phẳng 1 chiếc lều bằng bạt từ một tấm bạt hình chữ nhật có chiều dài là 12m và chiều rộng là 6m bằng cách: Gập đôi tấm bạt lại theo đoạn nối trung điểm hai cạnh là chiều rộng của tấm bạt sao cho hai mép chiều dài còn lại của tấm bạt sát đất và cách nhau x (m) (xem hình vẽ). Tìm x để khoảng không gian phía trong lều là lớn nhất?

  • A. \(x = 3\sqrt 3 \)
  • B. \(x = 3\sqrt 2 \)
  • C. x = 2
  • D. x = 4
Câu 47
Mã câu hỏi: 305205

Cho hàm số y = f(x) xác định trên R và có đồ thị như hình vẽ bên. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để phương trình f(x) + m - 2018 = 0  có duy nhất một nghiệm.

  • A. \(m \le 2015,m \ge 2019.\)
  • B. 2015 < m < 2019.
  • C. m = 2015,m = 2019.
  • D. m < 2015,m > 2019.
Câu 48
Mã câu hỏi: 305206

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông \(ABCD,SA \bot (ABCD)\). Mặt phẳng qua AB cắt SC và SD lần lượt tại M và N sao cho \(\frac{{SM}}{{SC}} = x\). Tìm x biết \(\frac{{{V_{S.ABMN}}}}{{{V_{S.ABCD}}}} = \frac{{11}}{{200}}\)

  • A. 0,1 
  • B. 0,3
  • C. 0,2
  • D. 0,25
Câu 49
Mã câu hỏi: 305207

Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a, SA= 2a và \(SA \bot (ABC)\). Gọi M và N lần lượt là hình chiếu vuông góc của A trên các đường thẳng SB và SC. Tính \(\frac{{50V\sqrt 3 }}{{{a^3}}}\) , với V là thể tích khối chóp A.BCNM

  • A. 10
  • B. 12
  • C. 9
  • D. 11
Câu 50
Mã câu hỏi: 305208

Đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + 1}}{{{x^2} - \left| x \right| - 2}}\)  có tất cả bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ