Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Chuyên Hưng Yên lần 3

15/07/2022 - Lượt xem: 29
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 304959

Cho hình chóp S. ABCDABCD là hình chữ nhật tâm I  cạnh AB = 3a, BC = 4a. Hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm ID . Biết rằng SB tạo với mặt phẳng (ABCD) một góc \(45^0\). Tính diện tích mặt cầu ngoại tiếp hình chóp S. ABCD.

  • A. \(\frac{{125\pi }}{2}{a^2}\)
  • B. \(4\pi {a^2}\)
  • C. \(\frac{{25\pi }}{2}{a^2}\)
  • D. \(\frac{{125\pi }}{4}{a^2}\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 304960

Cho y = F (x) và y = G (x) là  những hàm số có đồ thị cho trong hình bên dưới, đặt P (x) = F (x).G (x). Tính P ' (2).

  • A. \(\frac{5}{2}\)
  • B. 4
  • C. \(\frac{3}{2}\)
  • D. 6
Câu 3
Mã câu hỏi: 304961

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Gọi N là điểm thuộc cạnh AD sao cho AN = 2DN. Đường thẳng qua N vuông góc với BN cắt BC tại K. Thể tích V của khối tròn xoay tạo thành khi quay tứ giác ANKB quanh trục BK

  • A. \(V = \frac{7}{6}\pi {a^3}\)
  • B. \(V = \frac{{14}}{9}\pi {a^3}\)
  • C. \(V = \frac{6}{7}\pi {a^3}\)
  • D. \(V = \frac{9}{{14}}\pi {a^3}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 304962

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right) = x + y + z - 3 = 0\) và đường thẳng \(d:\frac{x}{1} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z - 2}}{{ - 1}}\). Đường thẳng d ' đối xứng với d  qua mặt phẳng (P) có phương trình là

  • A. \(\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y + 1}}{2} = \frac{{z + 1}}{7}\)
  • B. \(\frac{{x + 1}}{1} = \frac{{y + 1}}{{ - 2}} = \frac{{z + 1}}{7}\)
  • C. \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{2} = \frac{{z - 1}}{7}\)
  • D. \(\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 1}}{{ - 2}} = \frac{{z - 1}}{7}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 304963

Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D'. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của cạnh AC và B'C'. Gọi \(\alpha \) là góc hợp giữa đường thẳng MN và mặt phẳng (A'B'C'D'). Tính giá trị của \(\sin \alpha\)  

  • A. \(\sin \alpha  = \frac{1}{2}\)
  • B. \(\sin \alpha  = \frac{{\sqrt 2 }}{2}\)
  • C. \(\sin \alpha  = \frac{{\sqrt 5 }}{5}\)
  • D. \(\sin \alpha  = \frac{2}{{\sqrt 5 }}\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 304964

Trong khai triển Newton của biểu thức \({\left( {2x - 1} \right)^{2019}}\) số hạng chứa \(x^{18}\) là

  • A. \( - {2^{18}}.C_{2019}^{18}\)
  • B. \( - {2^{18}}.C_{2019}^{18}{x^{18}}\)
  • C. \({2^{18}}.C_{2019}^{18}{x^{18}}\)
  • D. \({2^{18}}.C_{2019}^{18}\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 304965

Hàm số nào sau đây là hàm số mũ?

  • A. \(y = {\left( {\sin \,x} \right)^3}\)
  • B. \(y=x^3\)
  • C. \(y = \sqrt[3]{x}\)
  • D. \(y=3^x\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 304966

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số thực m thuộc đoạn \(\left[ { - 2018;2018} \right]\) để hàm số

\(f\left( x \right) = \left( {x + 1} \right)\ln x + \left( {2 - m} \right)x\) đồng biến trên khoảng \(\left( {0;{e^2}} \right)\)   

  • A. 2014
  • B. 2023
  • C. 2016
  • D. 2022
Câu 9
Mã câu hỏi: 304967

Tính tổng S của cấp số nhân lùi vô hạn có số hạng đầu \(u_1=1\) và công bội \(q =  - \frac{1}{2}\). 

  • A. \(S = \frac{3}{2}\)
  • B. S = 1
  • C. S = 2
  • D. \(S = \frac{2}{3}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 304968

Một đường thẳng cắt đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2}\) tại 4 điểm phân biệt có hoành độ 0, 1, mn. Tính \(S = {m^2} + {n^2}\).

  • A. S = 1
  • B. S = 2
  • C. S = 0
  • D. S = 3
Câu 11
Mã câu hỏi: 304969

Trong hình dưới đây, điểm B là trung điểm của đoạn thẳng AC. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. \(ac=b^2\)
  • B. \(ac=2b^2\)
  • C. \(a+c=2b\)
  • D. \(ac=b\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 304970

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho \(\overrightarrow {OA}  = 3\overrightarrow i  + \overrightarrow j  - 2\overrightarrow k \) và \(B\left( {m;m - 1; - 4} \right)\). Tìm tất cả các giá trị của tham số m để độ dài đoạn AB = 3.

  • A. m = 3 hoặc m = 4
  • B. m = 2 hoặc m = 3
  • C. m = 1 hoặc m = 2
  • D. m = 1 hoặc m = 4
Câu 13
Mã câu hỏi: 304971

Cho mặt cầu (S) có đường kính 10cm và mặt phẳng (P) cách tâm mặt cầu một khoảng 4cm. Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. (P) cắt (S)
  • B. (P) tiếp xúc với (S)                                                 
  • C. (P) và (S) có vô số điểm chung
  • D. (P) cắt (S) theo một đường tròn bán kính 3cm
Câu 14
Mã câu hỏi: 304972

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz phương trình nào sau đây là phương trình của mặt phẳng Ozx?

  • A. \(y-1=0\)
  • B. \(z=0\)
  • C. \(x=0\)
  • D. \(y=0\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 304973

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đồ thị trên đoạn [- 1;4] như hình vẽ dưới đây. Tính tích phân \(I = \int\limits_{ - 1}^4 {f\left( x \right)dx} \)      

  • A. I = 3
  • B. I = 5
  • C. \(I = \frac{5}{2}\)
  • D. \(I = \frac{11}{2}\)
Câu 16
Mã câu hỏi: 304974

Biết rằng \(\int\limits_1^a {\ln xdx = 1 + 2a,\left( {a > 1} \right)} \). Khẳng định nào dưới đây là khẳng định đúng?   

  • A. \(a \in \left( {11;14} \right)\)
  • B. \(a \in \left( {18;21} \right)\)
  • C. \(a \in \left( {1;4} \right)\)
  • D. \(a \in \left( {6;9} \right)\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 304975

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 2 - t\\
y = 1\\
z =  - 2 + 3t
\end{array} \right.\) không đi qua điểm nào sau đây?

  • A. P(4;1;- 4)
  • B. N(0;1;4)
  • C. Q(3;1;- 5)
  • D. M(2;1;- 2)
Câu 18
Mã câu hỏi: 304976

Cho tứ diện đều ABCD có tất cả các cạnh bằng 1. Gọi I là trung điểm của CD. Trên tia AI lấy S sao cho \(\overrightarrow {AI}  = 2\overrightarrow {IS} \). Thể tích của khối đa diện ABCDS bằng

  • A. \(\frac{3}{{12}}\)
  • B. \(\frac{{3\sqrt 2 }}{{24}}\)
  • C. \(\frac{{\sqrt 2 }}{{24}}\)
  • D. \(\frac{{\sqrt 2 }}{8}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 304977

Gọi T là tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx + 1}}{{x + {m^2}}}\) có giá trị lớn nhất trên đoạn [2;3] bằng \(\frac{5}{6}\). Tính tổng của các phần tử trong T.

  • A. \(\frac{{17}}{5}\)
  • B. 2
  • C. 6
  • D. \(\frac{{16}}{5}\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 304978

Biết rằng thiết diện qua trục của một hình nón là tam giác đều có diện tích bằng \({a^2}\sqrt 3 \). Tính thể tích V của khối nón đã cho.     

  • A. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
  • B. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 6 }}{6}\)
  • C. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
  • D. \(V = \frac{{\pi {a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 304979

Tìm số nghiệm của phương trình \(\sin \left( {\cos 2x} \right) = 0\) trên \(\left[ {0;2\pi } \right]\).

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 2
Câu 22
Mã câu hỏi: 304980

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để bất phương trình \({\log _{0,02}}\left( {{{\log }_2}\left( {{3^x} + 1} \right)} \right) > {\log _{0,02}}m\) có nghiệm với mọi \(m \in \left( { - \infty ;0} \right)\)  

  • A. m < 2
  • B. \(m \ge 1\)
  • C. m > 1
  • D. 0 < m < 1
Câu 23
Mã câu hỏi: 304981

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {2^x} + x\) là

  • A. \({2^x} + {x^2} + C\)
  • B. \(\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + {x^2} + C\)
  • C. \({2^x} + \frac{{{x^2}}}{2} + C\)
  • D. \(\frac{{{2^x}}}{{\ln 2}} + \frac{{{x^2}}}{2} + C\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 304982

Trong không gian với hệ tọa độ Oxyz, cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có \(A\left( {0;0;0} \right),B\left( {a;0;0} \right)\),

\(D\left( {0;2a;0} \right),A'\left( {0;0;2a} \right)\) với \(a \ne 0\). Độ dài đoạn thẳng AC' là    

  • A. \(\frac{{3\left| a \right|}}{2}\)
  • B. \(\left| a \right|\)
  • C. \(3\left| a \right|\)
  • D. \(2\left| a \right|\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 304983

Cho khối tứ diện ABCD có \(BC = 3,CD = 4,\angle ABC = \angle BCD = \angle ADC = {90^0}\). Góc giữa hai đường thẳng ADBC bằng \(60^0\). Côsin góc giữa hai mặt phẳng (ABC) và (ACD) bằng

  • A. \(\frac{{\sqrt {43} }}{{86}}\)
  • B. \(\frac{{\sqrt {43} }}{{43}}\)
  • C. \(\frac{{2\sqrt {43} }}{{43}}\)
  • D. \(\frac{{4\sqrt {43} }}{{43}}\)
Câu 26
Mã câu hỏi: 304984

Cho các số thực \(a, b, c, d\) thay đổi luôn thỏa mãn \({\left( {a - 3} \right)^2} + {\left( {b - 6} \right)^2} = 1\) và \(4c + 3d - 5 = 0\). Tính giá trị nhỏ nhất của \(T = {\left( {c - a} \right)^2} + {\left( {d - b} \right)^2}\)  

  • A. 16
  • B. 18
  • C. 9
  • D. 15
Câu 27
Mã câu hỏi: 304985

Đạo hàm của hàm số \(y = \log \left( {1 - x} \right)\) bằng

  • A. \(\frac{1}{{\left( {1 - x} \right)\ln 10}}\)
  • B. \(\frac{1}{{x - 1}}\)
  • C. \(\frac{1}{{1 - x}}\)
  • D. \(\frac{1}{{\left( {x - 1} \right)\ln 10}}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 304986

Biết phương trình \(a{x^3} + b{x^2} + cx + d = 0\left( {a \ne 0} \right)\). Có đúng hai nghiệm thực. Hỏi đồ thị hàm số \(y = \left| {a{x^3} + b{x^2} + cx + d} \right|\) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 2
Câu 29
Mã câu hỏi: 304987

Một tay đua đang điều khiển chiếc xe đua của mình với vận tốc 180km/ h. Tay đua nhấn ga để về đích kể từ đó xe chạy với gia tốc \(a\left( t \right) = 2t + 1\left( {m/{s^2}} \right)\). Hỏi rằng 4s sau khi tay đua nhấn ga thì xe đua chạy với vận tốc bao nhiêu km / h.

  • A. 200km/ h  
  • B. 252km/ h  
  • C. 288km/ h  
  • D. 243km/ h  
Câu 30
Mã câu hỏi: 304988

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên R và có đồ thị (C), trục hoành và hai đường thẳng x = 0, x = 2 (phần tô đen) là:

  • A. \(S =  - \int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx + \int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx} } \)
  • B. \(S = \int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx} \)
  • C. \(S = \left| {\int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx} } \right|\)
  • D. \(S = \int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx - \int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx} } \)
Câu 31
Mã câu hỏi: 304989

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như hình vẽ dưới đây. Tổng số tiệm cận ngang và tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{{2f\left( x \right) - 1}}\) là:

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 0
Câu 32
Mã câu hỏi: 304990

Đồ thị của hàm số nào sau đây cắt trục tung tại điểm có tung độ âm? 

  • A. \(y = \frac{{ - 2x + 3}}{{x + 1}}\)
  • B. \(y = \frac{{4x + 1}}{{x + 2}}\)
  • C. \(y = \frac{{2x - 3}}{{3x - 1}}\)
  • D. \(y = \frac{{3x + 4}}{{x - 1}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 304991

Cho tập \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5;6} \right\}\). Xác suất để lập được số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lấy từ các phần tử của tập A sao cho số đó chia hết cho 5 và các chữ số 1, 2, 3 luôn có mặt cạnh bằng nhau là

  • A. \(\frac{1}{{40}}\)
  • B. \(\frac{{11}}{{360}}\)
  • C. \(\frac{{11}}{{420}}\)
  • D. \(\frac{{1}}{{45}}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 304992

Cho bất phương trình \({\left( {\frac{1}{3}} \right)^{\frac{2}{x}}} + 3{\left( {\frac{1}{3}} \right)^{\frac{1}{x} + 1}} > 12\) có tập nghiệm \(S = \left( {a;b} \right)\). Giá trị của biểu thức \(P = 3a + 10b\) là     

  • A. 2
  • B. - 4
  • C. 5
  • D. - 3
Câu 35
Mã câu hỏi: 304993

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(S:{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z - 3} \right)^2} = 25\) và M(4;6;3). Qua M kẻ các tia Mx, My, Mz đôi một vuông góc với nhau và cắt mặt cầu tại các điểm thứ hai tương ứng là A, B, C. Biết mặt phẳng (ABC) luôn đi qua một điểm cố định \(H\left( {a;b;c} \right)\). Tính \(a+3b-c\)           

  • A. 9
  • B. 20
  • C. 14
  • D. 11
Câu 36
Mã câu hỏi: 304994

Để chuẩn bị cho hội trại do Đoàn trường tổ chức, lớp 12A dự định dựng một cái lều trại có dạng hình parabol như hình vẽ. Nền của lều trại là một hình chữ nhật có kích thước bề ngang 3 mét, chiều dài 6 mét, đỉnh trại cách nền 3 mét. Tính thể tích phần không gian bên trong lều trại.

  • A. 72
  • B. \(72\pi\)
  • C. 36
  • D. \(36\pi\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 304995

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - z + 6 = 0\) và hai mặt cầu \(\left( {{S_1}} \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} = 25;\,\,\,\left( {{S_2}} \right):{x^2} + {y^2} + {z^2} + 4x - 4z + 7 = 0\). Biết rằng tập hợp tâm I các mặt cầu tiếp xúc với cả hai mặt cầu  \((S_1), (S_2)\) và tâm I nằm trên (P) là một đường cong. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi đường cong đó.

  • A. \(\frac{9}{7}\pi \)
  • B. \(\frac{7}{9}\pi \)
  • C. \(\frac{7}{6}\pi \)
  • D. \(\frac{7}{3}\pi \)
Câu 38
Mã câu hỏi: 304996

Cho hình nón đỉnh S có đáy là đường tròn tâm O bán kính R. Trên đường tròn (O) lấy 2 điểm A, B sao cho tam giác OAB vuông. Biết diện tích tam giác SAB bằng \({R^2}\sqrt 2 \), thể tích V của khối nón đã cho bằng    

  • A. \(V = \frac{{\pi {R^3}\sqrt {14} }}{2}\)
  • B. \(V = \frac{{\pi {R^3}\sqrt {14} }}{6}\)
  • C. \(V = \frac{{\pi {R^3}\sqrt {14} }}{3}\)
  • D. \(V = \frac{{\pi {R^3}\sqrt {14} }}{12}\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 304997

Phương trình \(\log _3^2x - 2{\log _{\frac{1}{3}}}x - 3 = 0\) có hai nghiệm phân biệt là \(x_1, x_2\). Tính giá trị của biểu thức \(P = {\log _3}{x_1} + {\log _{27}}{x_2}\) biết \(x_1<x_2\)

  • A. \(P = \frac{1}{3}\)
  • B. P = 0
  • C. P = 1
  • D. \(P = \frac{8}{3}\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 304998

Trong không gian Oxyz, cho đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{{y - 2}}{{ - 2}} = \frac{{z + 2}}{1}\). Mặt phẳng nào sau đây vuông góc với đường thẳng d.

  • A. \(\left( Q \right):x - 2y - z + 1 = 0\)
  • B. \(\left( T \right):x + y + 2z + 1 = 0\)
  • C. \(\left( R \right):x + y + z + 1 = 0\)
  • D. \(\left( P \right):x - 2y + z + 1 = 0\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 304999

Tập hợp các số thực m để phương trình \({\log _2}x = m\) có nghiệm thực là 

  • A. R
  • B. \(\left[ {0; + \infty } \right)\)
  • C. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
  • D. \(\left( { - \infty ;0} \right)\)
Câu 42
Mã câu hỏi: 305000

Trong không gian Oxyz, cho điểm \(A\left( {1;0;0} \right),B\left( {0; - 1;0} \right),C\left( {0;0;1} \right),D\left( {1; - 1;1} \right)\). Mặt cầu tiếp xúc 6 cạnh của tứ diện ABCD cắt (ACD) theo thiết diện có diện tích S. Chọn mệnh đề đúng?

  • A. \(S = \frac{\pi }{3}\)
  • B. \(S = \frac{\pi }{6}\)
  • C. \(S = \frac{\pi }{4}\)
  • D. \(S = \frac{\pi }{5}\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 305001

Cho hàm số \(y=f(x)\) liên tục trên đoạn [1;3], thỏa mãn \(f\left( {4 - x} \right) = f\left( x \right),\forall x \in \left[ {1;3} \right]\) và \(\int\limits_1^3 {xf\left( x \right)dx =  - 2} \). Giá trị \(2\int\limits_1^3 {f\left( x \right)dx} \) bằng:

  • A. 2
  • B. 1
  • C. - 2
  • D. - 1
Câu 44
Mã câu hỏi: 305002

Cho khối chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng a, cạnh bên gấp hai lần cạnh đáy. Tính thể tích V của khối chóp đã cho.

  • A. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
  • B. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
  • C. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt {14} }}{2}\)
  • D. \(V = \frac{{{a^3}\sqrt {14} }}{6}\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 305003

Cho tập \(M = \left\{ {1;2;3;4;5;6;7;8;9} \right\}\). Có bao nhiêu tập con có 4 phần tử lấy từ các phần tử của tập M?  

  • A. 4!
  • B. \(C_9^4\)
  • C. \(A_9^4\)
  • D. 49
Câu 46
Mã câu hỏi: 305004

Cho hai đường thẳng phân biệt a, b và mặt phẳng (P). Chọn khẳng định đúng?

  • A. Nếu a // (P) và \(b\bot a\) thì \(b\bot (P)\)
  • B. Nếu a // (P) và b // (P) thì b // a 
  • C. Nếu a // (P) và \(b\bot (P)\) thì \(b\bot a\)
  • D. Nếu \(a\bot (P)\) và \(b\bot a\) thì b // (P)
Câu 47
Mã câu hỏi: 305005

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R, thỏa mãn \(f\left( { - 1} \right) = f\left( 3 \right) = 0\) và đồ thị của hàm số \(y=f'(x)\) có dạng như hình dưới đây. Hàm số \(y = {\left( {f\left( x \right)} \right)^2}\) nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng sau?

  • A. (1;2)
  • B. (- 2;1)
  • C. (0;4)
  • D. (- 2;2)
Câu 48
Mã câu hỏi: 305006

Cho hàm số \(f\left( x \right) = {3^{x - 4}} + \left( {x + 1} \right){.2^{7 - x}} - 6x + 3\). Giả sử \({m_0} = \frac{a}{b}\) (\(a,b \in Z,\frac{a}{b}\) là phân số tối giản) là giá trị nhỏ nhất của tham số thực m sao cho phương trình \(f\left( {7 - 4\sqrt {6x - 9{x^2}} } \right) + 2m - 1 = 0\) có số nghiệm nhiều nhất. Tính giá trị của biểu thức \(P = a + {b^2}\)  

  • A. P = - 1
  • B. P = 7
  • C. P = 11
  • D. P = 9
Câu 49
Mã câu hỏi: 305007

Trong không gian tọa độ Oxyz, góc giữa  hai vectơ (\overrightarrow i\) và \(\overrightarrow u  = \left( { - \sqrt 3 ;0;1} \right)\) là

  • A. \(30^0\)
  • B. \(60^0\)
  • C. \(150^0\)
  • D. \(120^0\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 305008

Tiếp tuyến tại điểm cực tiểu của đồ thị hàm số \(y = \frac{1}{3}{x^3} - 2{x^2} + 3x - 5\)  

  • A. Có hệ số góc dương
  • B. Song song với trục hoành
  • C. Có hệ số góc bằng - 1
  • D. Song song với đường thẳng x = 1

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ