Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Toán Trường THPT Đồng Đậu lần 1

15/07/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 307681

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ dưới đây. Nhận xét nào đúng về hàm số \(g\left( x \right) = {f^2}\left( x \right)\)?

  • A. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\).
  • B. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\)
  • C. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\)
  • D. Hàm số \(g(x)\) đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;2} \right)\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 307682

Tập xác định của hàm số \(y = \sqrt { - {x^2} + 2x + 3} \) là:

  • A. \(\left( {1;3} \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {3; + \infty } \right)\)
  • C. \(\left[ { - 1;3} \right]\)
  • D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right] \cup \left[ {3; + \infty } \right)\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 307683

Cho hình lăng trụ ABC.A’B’C’. Gọi I, J, K lần lượt là trọng tâm tam giác ABC, ACC’, A’B’C’. Mặt phẳng nào sau đây song song với (IJK)?

  • A. (BC’A)
  • B. (AA’B)
  • C. (BB’C)
  • D. (CC’A)                           
Câu 4
Mã câu hỏi: 307684

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm \(f'(x)\). Hàm số \(y=f'(x)\) liên tục trên tập số thực và có đồ thị như hình vẽ. Biết \(f\left( { - 1} \right) = \frac{{13}}{4},\,f\left( 2 \right) = 6\). Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(g\left( x \right) = {f^3}\left( x \right) - 3f\left( x \right)\) trên \([-1;2]\) bằng:

  • A. \(\frac{{1573}}{{64}}\)
  • B. 198
  • C. \(\frac{{37}}{4}\)
  • D. \(\frac{{14245}}{{64}}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 307685

Cho hình chóp S.ABCD, gọi M, N lần lượt là trung điểm của SA, SC. Tìm mệnh đề đúng.

  • A. MN // (ABCD)
  • B. \(MN \bot \left( {SCD} \right)\)
  • C. MN // (SAB)
  • D. MN // (SBC)
Câu 6
Mã câu hỏi: 307686

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ. Tìm mệnh đề đúng.

  • A. \(a < 0,\,b > 0,\,c > 0,\,d < 0\)
  • B. \(a < 0,\,b < 0,\,c > 0,\,d < 0\)
  • C. \(a > 0,\,b > 0,\,c > 0,\,d < 0\)
  • D. \(a < 0,\,b < 0,\,c < 0,\,d < 0\)
Câu 7
Mã câu hỏi: 307687

Cho một đa giác lồi (H) có 10 cạnh. Hỏi có bao nhiêu tam giác mà ba đỉnh của nó là ba đỉnh của (H), nhưng ba cạnh không phải ba cạnh của (H)?

  • A. 40
  • B. 100
  • C. 60
  • D. 50
Câu 8
Mã câu hỏi: 307688

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho tam giác ABC có A (2;1), đường cao BH có phương trình \(x - 3y - 7 = 0\) và trung tuyến CM có phương trình \(x+y+1=0\). Tìm tọa độ đỉnh C?

  • A. (- 1;0)
  • B. (4;- 5)
  • C. (1;- 2)
  • D. (1;4)
Câu 9
Mã câu hỏi: 307689

Cho hàm số \(y=f(x)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi đồ thị của hàm số \(y = {f^2}\left( x \right)\) có bao nhiêu điểm cực đại, cực tiểu?

  • A. 1 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.    
  • B. 2 điểm cực đại, 3 điểm cực tiểu.
  • C. 3 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
  • D. 2 điểm cực đại, 2 điểm cực tiểu.
Câu 10
Mã câu hỏi: 307690

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} - \left( {m + 1} \right){x^2} + \left( {4m - 8} \right)x + 2\) nghịch biến trên toàn trục số?

  • A. 9
  • B. 7
  • C. Vô số 
  • D. 8
Câu 11
Mã câu hỏi: 307691

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = x - \frac{1}{x}\) trên \(\left( {0;3} \right]\) bằng:

  • A. \(\frac{{28}}{9}\)
  • B. \(0\)
  • C. \(\frac{{8}}{3}\)
  • D. \(2\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 307692

Cho hàm số \(y=f(x)\) có bảng biến thiên như hình vẽ bên. Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=0\)
  • B. Hàm số có điểm cực đại \(x=5\)
  • C. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=-1\)
  • D. Hàm số có điểm cực tiểu \(x=1\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 307693

Biết tập nghiệm của bất phương trình \(x - \sqrt {2x + 7}  \le 4\) là \(\left[ {a;b} \right]\). Tính giá trị của biểu thức \(P = 2a + b\).

  • A. \(P=2\)
  • B. \(P=17\)
  • C. \(P=11\)
  • D. \(P=-1\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 307694

Cho hàm số đa thức bậc ba \(y=f(x)\) có đồ thị như hình bên. Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = \left| {f\left( x \right) + m} \right|\)  có ba điểm cực trị.

  • A. \(m \le  - 1\) hoặc \(m \ge 3\)
  • B. \(m \le  - 3\) hoặc \(m \ge 1\)
  • C. \(m=-1\) hoặc \(m=3\)
  • D. \(1 \le m \le 3\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 307695

Số điểm biểu diễn tập nghiệm của phương trình \({\sin ^3}x - 3{\sin ^2}x + 2\sin x = 0\) trên đường tròn lượng giác là:

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 5
Câu 16
Mã câu hỏi: 307696

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông cạnh 3a, SA vuông góc với đáy, SB = 5a. Tính sin của góc giữa cạnh SC và mặt đáy (ABCD).

  • A. \(\frac{{2\sqrt 2 }}{3}\)
  • B. \(\frac{{3\sqrt 2 }}{4}\)
  • C. \(\frac{{3\sqrt {17} }}{{17}}\)
  • D. \(\frac{{2\sqrt {34} }}{{17}}\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 307697

Hàm số nào dưới đây nghịch biến trên toàn trục số?

  • A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 4\)
  • B. \(y =  - {x^4} - 2{x^2} - 3\)
  • C. \(y = {x^3} + 3x\)
  • D. \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 2\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 307698

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với mặt phẳng đáy. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(BA \bot \left( {SAD} \right)\)
  • B. \(BA \bot \left( {SAC} \right)\)
  • C. \(BA \bot \left( {SBC} \right)\)
  • D. \(BC \bot \left( {SCD} \right)\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 307699

Tìm tọa độ tâm I và bán kính R của đường tròn (C): \({x^2} + {y^2} - 2x + 4y + 1 = 0\).

  • A. \(I\left( { - 1;2} \right);R = 4\)
  • B. \(I\left( { - 1;2} \right);R = 2\)
  • C. \(I\left( { - 1;2} \right);R = \sqrt 5 \)
  • D. \(I\left( {1; - 2} \right);R = 4\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 307700

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m để hàm số \(y = \frac{{mx + 10}}{{2x + m}}\) nghịch biến trên khoảng \(\left( {0;2} \right)\)?

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 9
Câu 21
Mã câu hỏi: 307701

Đồ thị của hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{3 - x}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 22
Mã câu hỏi: 307702

Hàm số \(y =  - \frac{1}{4}{x^4} - 2{x^2} + 2\) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 0
  • D. 3
Câu 23
Mã câu hỏi: 307703

Hàm số \(y = \frac{x}{{{x^2} + 1}}\) có giá trị lớn nhất là M, giá trị nhỏ nhất là m. Tính giá trị biểu thức \(P = {M^2} + {m^2}\).

  • A. \(P = \frac{1}{4}\)
  • B. \(P = \frac{1}{2}\)
  • C. \(P = 2\)
  • D. \(P = 1\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 307704

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^2} + mx + 4 = 0\) có nghiệm.

  • A. \( - 4 \le m \le 4\)
  • B. \(m \le  - 4\) hoặc \(m \ge 4\)
  • C. \(m \le  - 2\) hoặc \(m \ge 2\)
  • D. \( - 2 \le m \le 2\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 307705

Hàm số \(y = {x^3} - 9{x^2} + 1\) có hai điểm cực trị là \({x_1},\,{x_2}\). Tính \(x_1+ x_2\).

  • A. 6
  • B. - 106
  • C. 0
  • D. - 107
Câu 26
Mã câu hỏi: 307706

Số nghiệm của phương trình \(\frac{{\sin 3x}}{{1 - \cos x}} = 0\) trên đoạn \(\left[ {0;\pi } \right]\) là:

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. Vô số 
Câu 27
Mã câu hỏi: 307707

Cho hình chóp S.ABC có đáy là tam giác đều cạnh a, I là trung điểm của AB, hình chiếu S lên mặt đáy là trung điểm H của CI, góc giữa SA và đáy là \(45^0\). Khoảng cách giữa SA và CI bằng:

  • A. \(\frac{a}{2}\)
  • B. \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)
  • C. \(\frac{{a\sqrt {77} }}{{22}}\)
  • D. \(\frac{{a\sqrt 7 }}{4}\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 307708

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + mx + 1\) có hai điểm cực trị.

  • A. \(m \le 3\)
  • B. \(m>3\)
  • C. \(m>-3\)
  • D. \(m<3\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 307709

Trong mặt phẳng Oxy, cho đường thẳng d có phương trình \(x+y-1=0\) và đường tròn \(\left( C \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} = 1\). Ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo véc tơ \(\overrightarrow v  = \left( {4;0} \right)\) cắt đường tròn (C) tại hai điểm \(A\left( {{x_1};{y_1}} \right)\)  và \(B\left( {{x_2};{y_2}} \right)\). Giá trị  \({x_1} + {x_2}\) bằng:

  • A. 5
  • B. 8
  • C. 6
  • D. 7
Câu 30
Mã câu hỏi: 307710

Tìm m để hàm số \(y = \frac{1}{{\sqrt {x - m} }} + \sqrt { - x + 2m + 6} \)  xác định trên (-1;0):

  • A. \( - 6 < m \le  - 1\)
  • B. \( - 6 \le m <  - 1\)
  • C. \( - 3 \le m <  - 1\)
  • D. \( - 3 \le m \le  - 1\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 307711

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = \sqrt {5 - 4x} \) trên đoạn \(\left[ { - 1;1} \right]\) bằng:

  • A. 9
  • B. 3
  • C. 1
  • D. \(\frac{{ - 2}}{3}\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 307712

Hàm số \(y =  - \frac{1}{4}{x^4} + 2{x^2} + 2\) đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( { - 2;0} \right)\)
  • B. \(\left( {0; + \infty } \right)\)
  • C. \(\left( {2; + \infty } \right)\)
  • D. \((0;1)\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 307713

Với giá trị nào của m thì hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + 9x + m\) có giá trị lớn nhất trên [0;2] bằng - 4?

  • A. \(m=-8\)
  • B. \(m=-4\)
  • C. \(m=0\)
  • D. \(m =  - \frac{{80}}{{27}}\)
Câu 34
Mã câu hỏi: 307714

Tìm tất cả các giá trị thực của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{{x^2} + x - 2}}{{{x^2} - 2x + m}}\) có ba đường tiệm cận.

  • A. \(m < 1\)
  • B. \(m \ne 1\) và \(m \ne -8\)
  • C. \(m \le 1\) và \(m \ne -8\)
  • D. \(m<1\) và \(m \ne -8\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 307715

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để phương trình \({x^2} - m\sqrt {{x^2} + 1}  + m + 4 = 0\) có bốn nghiệm phân biệt.

  • A. \(m>6\)
  • B. \(m \ge 6\)
  • C. \(m \in \emptyset \)
  • D. \(m \ge 6\) hoặc \(m \le  - 2\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 307716

Cho tam giác đều ABC có cạnh 8 cm. Dựng hình chữ nhật MNPQ với cạnh MN nằm trên cạnh BC và hai đỉnh P, Q lần lượt nằm trên cạnh AC, AB của tam giác. Tính BM sao cho hình chữ nhật MNPQ có diện tích lớn nhất.

  • A. \(BM = 2cm\)
  • B. \(BM = 8\sqrt 3 cm\)
  • C. \(BM = 4cm\)
  • D. \(BM = 4\sqrt 2 cm\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 307717

Thể tích của khối chóp có diện tích mặt đáy bằng B, chiều cao bằng h được tính bởi công thức:

  • A. \(V = \frac{1}{3}h\)
  • B. \(V = h\)
  • C. \(V = \frac{1}{2}h\)
  • D. \(V = 3h\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 307718

Tâm đối xứng của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 + 4x}}{{1 + x}}\) là:

  • A. \(I\left( {4; - 1} \right)\)
  • B. \(I\left( {-1; 1} \right)\)
  • C. \(I\left( {4; 1} \right)\)
  • D. \(I\left( {-1; 4} \right)\)
Câu 39
Mã câu hỏi: 307719

Đồ thị hình bên là của hàm số nào?

  • A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
  • B. \(y =  - {x^3} - 3x + 1\)
  • C. \(y = {x^3} - 3x + 1\)
  • D. \(y =  - {x^3} + 3x + 1\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 307720

Tìm tất cả các giá trị của tham số m để đồ thị hàm số \(y = \frac{{4x - 5}}{{x - m}}\) có tiệm cận đứng nằm bên phải trục tung.

  • A. \(m<0\)
  • B. \(m>0\) và \(m \ne \frac{5}{4}\)
  • C. \(m>0\)
  • D. \(m>0\) và \(m \ne -\frac{5}{4}\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 307721

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6. Có thể lập được bao nhiêu số có 3 chữ số khác nhau?

  • A. 216
  • B. 120
  • C. 504
  • D. 6
Câu 42
Mã câu hỏi: 307722

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên R và có đồ thị như hình bên. Phương trình \(f\left( x \right) = \pi \) có bao nhiêu nghiệm thực phân biệt?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 43
Mã câu hỏi: 307723

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right) = x{\left( {x - 1} \right)^2}\left( {x + 1} \right)\). Hỏi hàm số có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 0
Câu 44
Mã câu hỏi: 307724

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a, cạnh bên \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\) và \(SA = a\sqrt 3 \). Khi đó, thể tích của khối chóp bằng:

  • A. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
  • C. \({a^3}\sqrt 3 \)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 307725

Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

  • A. Khối tứ diện là khối đa diện lồi.
  • B. Khối hộp là khối đa diện lồi.
  • C. Lắp ghép hai khối hộp bất kì thì được một khối đa diện lồi.
  • D. Khối lăng trụ tam giác là khối đa diện lồi.
Câu 46
Mã câu hỏi: 307726

Khối đa diện đều loại {3;4} có số đỉnh, số cạnh và số mặt tương ứng là:

  • A. 6, 12, 8
  • B. 4, 6, 4
  • C. 8, 12, 6
  • D. 6, 4, 6
Câu 47
Mã câu hỏi: 307727

Cho hàm số \(y = \frac{{x + 2}}{{x - 1}}\). Mệnh đề nào dưới đây đúng?

  • A. Hàm số đồng biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
  • B. Hàm số đồng biến trên \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\).
  • C. Hàm số nghịch biến trên từng khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\).
  • D. Hàm số nghịch biến trên \(R\backslash \left\{ 1 \right\}\).
Câu 48
Mã câu hỏi: 307728

Hai đội A và B thi đấu trận chung kết bóng chuyền nữ chào mừng ngày 20 – 10 (trận chung kết tối đa 5 hiệp). Đội nào thắng 3 hiệp trước thì thắng trận. Xác suất đội A thắng mỗi hiệp là 0,4 (không có hòa). Tính xác suất P để đội A thắng trận.

  • A. \(P \approx 0,125\)
  • B. \(P \approx 0,317\)
  • C. \(P \approx 0,001\)
  • D. \(P \approx 0,29\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 307729

Khối tứ diện đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 9
Câu 50
Mã câu hỏi: 307730

Tìm tất cả các giá trị của m để đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{m^2}{x^2} + 1\) có ba điểm cực trị là ba đỉnh của một tam giác vuông cân.

  • A. \(m=1\)
  • B. \(m \in \left\{ { - 1;1} \right\}\)
  • C. \(m \in \left\{ { - 1;0;1} \right\}\)
  • D. \(m \in \left\{ {0;1} \right\}\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ