Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2019 môn Toán Trường THPT Quỳnh Lưu 1 lần 1

15/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 307381

Có hai hộp chứa các quả cầu. Hộp thứ nhất chứa 7 quả cầu đỏ và 5 quả cầu màu xanh, Hộp thứ hai chứa 6 quả cầu đỏ và 4 quả cầu màu xanh. Lấy ngẫu nhiên từ một hộp 1 quả cầu. Xác suất sao cho hai  quả lấy ra cùng màu đỏ.

  • A. \(\frac{7}{{20}}\)
  • B. \(\frac{3}{{20}}\)
  • C. \(\frac{1}{{2}}\)
  • D. \(\frac{2}{{5}}\)
Câu 2
Mã câu hỏi: 307382

Có bao nhiêu cách chọn hai học sinh từ một nhóm gồm 41 học sinh?

  • A. \(A_{41}^2\)
  • B. \(41^2\)
  • C. \(2^{41}\)
  • D. \(D_{41}^2\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 307383

Tập nghiệm của phương trình \(\sqrt {x - 2} \left( {{x^2} - 3x + 2} \right) = 0\) là :

  • A. \(S = \emptyset \)
  • B. \(S = \left\{ 1 \right\}\)
  • C. \(S = \left\{ {1;2} \right\}\)
  • D. \(S = \left\{ {2} \right\}\)
Câu 4
Mã câu hỏi: 307384

Tính đạo hàm của hàm số: \(y = \frac{{{e^x} + {e^{ - x}}}}{{{e^x} - {e^{ - x}}}}\)

  • A. \(y' = \frac{{{e^x}}}{{{{({e^x} - {e^{ - x}})}^2}}}\)
  • B. \(y' = \frac{{ - 4}}{{{{({e^x} - {e^{ - x}})}^2}}}\)
  • C. \(y' = \frac{{ - 5}}{{{{({e^x} - {e^{ - x}})}^2}}}\)
  • D. \(y' = {e^x} + {e^{ - x}}\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 307385

Trong mặt phẳng với hệ tọa độ đề các vuông góc Oxy. Cho đường thẳng \(d:x - y + 1 = 0\) và đường tròn \((C) :{x^2} + {y^2} + 2x - 4y = 0.\) Tìm tọa độ điểm M thuộc đường thẳng d mà qua đó ta kẻ được hai đường thẳng tiếp xúc với đường tròn (C) tại A và B sao cho góc AMB bằng \(60^0\).

  • A. \({M_1}(3;4)\) và \({M_2}( - 3;4)\)
  • B. \({M_1}( - 3; - 2)\) và \({M_2}(4;3)\)
  • C. \({M_1}( - 3;2)\) và \({M_2}( - 3;4)\)
  • D. \({M_1}(3;4)\) và \({M_2}( - 3; - 2)\)
Câu 6
Mã câu hỏi: 307386

Giá trị lớn nhất của hàm số \(y = 4{x^2} + \frac{1}{x} - 2\) trên đoạn \(\left[ { - 1;\,2} \right]\) bằng:

  • A. \(\frac{{29}}{2}\)
  • B. 1
  • C. 3
  • D. Không tồn tại 
Câu 7
Mã câu hỏi: 307387

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật, các mặt (SAB), (SAD) vuông góc với đáy. Góc giữa (SCD) và đáy bằng \(60^0, BC=a\). Khoảng cách giữa AB và SC bằng:

  • A. \(\frac{{\sqrt 3 a}}{2}\)
  • B. \(2\sqrt {\frac{3}{{13}}} a\)
  • C. \(\frac{a}{2}\)
  • D. \(2\sqrt {\frac{3}{5}} a\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 307388

Phương trình \({3^x}{.2^{x + 1}} = 72\) có nghiệm là

  • A. \(x = \frac{5}{2}\)
  • B. \(x=2\)
  • C. \(x = \frac{3}{2}\)
  • D. \(x=3\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 307389

Một khối trụ  có bán kính đáy bằng 2 cm và có thiết diện qua trục là một hình vuông. Tính thể tích của khối trụ là:

  • A. \(32\pi c{m^3}\)
  • B. \(8\pi c{m^3}\)
  • C. \(4\pi c{m^3}\)
  • D. \(16\pi c{m^3}\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 307390

Đường cong trong hình bên là đồ thị của một hàm số trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án A, B, C, D dưới đây. Hỏi hàm số đó là hàm số nào? 

  • A. \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\)
  • B. \(y = {x^4} - 2{x^2} - 1\)
  • C. \(y = {x^4} + 2{x^2} - 1\)
  • D. \(y = {x^2} - 1\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 307391

\(\int {\sin x} .\cos xdx\) bằng:

  • A. \(\frac{{c{\rm{os2}}x}}{4} + C\)
  • B. \( - \frac{{{{\sin }^2}x}}{2} + C\)
  • C. \(\frac{{{{\sin }^2}x}}{2} + C\)
  • D. \(\frac{{c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}x}}{2} + C\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 307392

\(\lim \frac{{1 + 19n}}{{18n + 19}}\) bằng

  • A. \(\frac{{19}}{{18}}\)
  • B. \(\frac{{1}}{{18}}\)
  • C. \( + \infty \)
  • D. \(\frac{1}{{19}}\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 307393

Cho đường thẳng \(\Delta :\left\{ \begin{array}{l}
x = 5 - \frac{1}{2}t\\
y =  - 3 + 3t
\end{array} \right.\) một véc tơ pháp tuyến của đường thẳng \(\Delta \).

  • A. \((5; - 3)\)
  • B. \((6;1)\)
  • C. \(\left( {\frac{1}{2};3} \right)\)
  • D. \(( - 5;3)\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 307394

Cho phương trình \({x^2} + {y^2} - 2mx - 4(m - 2)y + 6 - m = 0\) (1) Điều kiện của m để (1) là phương trình của đường tròn.

  • A. \(m=2\)
  • B. \(\left[ \begin{array}{l}
    m < 1\\
    m > 2
    \end{array} \right.\)
  • C. \(1 < m < 2\)
  • D. \(\left[ \begin{array}{l}
    m = 1\\
    m = 2
    \end{array} \right.\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 307395

Anh An gửi số tiền 58 triệu đồng vào một ngân hàng theo hình thức lãi kép và ổn định trong 9 tháng thì lĩnh về được 61758000đ. Hỏi lãi suất ngân hàng hàng tháng là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất không thay đổi trong thời gian gửi.

  • A. 0,8 %
  • B. 0,6 %
  • C. 0,7 %
  • D. 0,5 %
Câu 16
Mã câu hỏi: 307396

Tìm tọa độ véc tơ \(\overrightarrow u \) biết rằng \(\overrightarrow u  + \overrightarrow a  = \overrightarrow 0 \) và \(\overrightarrow a  = (1; - 2;1)\)

  • A. \(\overrightarrow u  = \left( { - 3;\; - 8;\;2} \right)\)
  • B. \(\overrightarrow u  = \left( {1; - \;2;\;8} \right)\)
  • C. \(\overrightarrow u  = \left( { - 1;\;2;\; - 1} \right)\)
  • D. \(\overrightarrow u  = \left( {6;\; - 4;\; - 6} \right)\)
Câu 17
Mã câu hỏi: 307397

Hàm số nào sau đây có bảng biến thiên như hình bên:

  • A. \(y = \frac{{2x + 3}}{{x - 2}}\)
  • B. \(y = \frac{{x + 3}}{{x - 2}}\)
  • C. \(y = \frac{{2x - 7}}{{x - 2}}\)
  • D. \(y = \frac{{x - 3}}{{x - 2}}\)
Câu 18
Mã câu hỏi: 307398

Nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \sqrt {3x + 2} \) là

  • A. \(\frac{2}{3}(3x + 2)\sqrt {3x + 2}  + C\)
  • B. \(\frac{1}{3}(3x + 2)\sqrt {3x + 2}  + C\)
  • C. \(\frac{2}{9}(3x + 2)\sqrt {3x + 2}  + C\)
  • D. \(\frac{3}{2}\frac{1}{{\sqrt {3x + 2} }} + C\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 307399

Với \(a\) là số thực dương tùy ý khác 1, giá trị của \({\log _{{a^3}}}a\) bằng:

  • A. 3
  • B. \(\frac{{ - 1}}{3}\)
  • C. \(\frac{{  1}}{3}\)
  • D. - 3
Câu 20
Mã câu hỏi: 307400

Cho hàm số \(y = a{x^4} + b{x^2} + c{\rm{ }}\left( {a,b,c \in R} \right)\) có đồ thị như hình vẽ bên. Số điểm cực trị của hàm số đã cho là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 2
Câu 21
Mã câu hỏi: 307401

Số đường tiệm cận  của đồ thị hàm số \(y = \frac{{\sqrt {4{x^4} + 9}  + 3}}{{{x^2} - 2x}}\) là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 0
  • D. 3
Câu 22
Mã câu hỏi: 307402

Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình chữ nhật cạnh \(AB=a, SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SB=2a\). Góc giữa mặt phẳng (SBC) mặt phẳng đáy bằng

  • A. \(90^0\)
  • B. \(60^0\)
  • C. \(45^0\)
  • D. \(30^0\)
Câu 23
Mã câu hỏi: 307403

Giải phương trình: \(2{x^2} - 6x - 1 = \sqrt {4x + 5} \)

  • A. \(\left\{ {1 - \sqrt 2 ;2 + \sqrt 3 } \right\}\)
  • B. \(\left\{ {1 + \sqrt 2 ;2 + \sqrt 3 } \right\}\)
  • C. \(\left\{ {\sqrt 2  - 1;2 - \sqrt 3 } \right\}\)
  • D. \(\left\{ {\sqrt 2  - 1;2 + \sqrt 3 } \right\}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 307404

Cho khối chóp có đáy hình thoi cạnh \(a (a>0)\) các cạnh bên bằng nhau và cùng tạo với đáy góc \(45^0\). Thể tích của khối chóp đã cho bằng

  • A. \(\frac{1}{{3\sqrt 2 }}{a^3}\)
  • B. \(\sqrt 2 {a^3}\)
  • C. \(AB = a\)
  • D. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}{a^3}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 307405

Cho hàm số \(f\left( x \right) = a{x^4} + b{x^2} - 1\left( {a,\,b \in R} \right)\). Đồ thị của hàm số \(y = f\left( x \right)\) như hình vẽ bên. Số nghiệm thực của phương trình \(2018.f\left( x \right) - 2019 = 0\) là

  • A. 4
  • B. 0
  • C. 3
  • D. 2
Câu 26
Mã câu hỏi: 307406

Với điều kiện nào của m thì phương trình \((3{m^2} - 4)x - 1 = m - x\) có nghiệm duy nhất?

  • A. \(m \ne 1\)
  • B. \(m \ne -1\)
  • C. \(m \ne  \pm \frac{2}{{\sqrt 3 }}\)
  • D. \(m \ne  \pm 1\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 307407

Với \(a, b\) là các tham số thực. Giá trị tích phân \(\int\limits_0^b {\left( {3{x^2} - 2ax - 1} \right){\rm{d}}x} \) bằng

  • A. \({b^3} - {b^2}a - b\)
  • B. \({b^3} + {b^2}a + b\)
  • C. \({b^3} - b{a^2} - b\)
  • D. \(3{b^2} - 2ab - 1\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 307408

Mặt tiền của nhà văn hóa huyện Quỳnh Lưu có 17 cây cột hình trụ tròn, tất cả đều có chiều cao bằng 4,2 m. Trong số các cây đó có 3 cây cột trước đại sảnh đường kính bằng 40cm, 14 cây cột còn lại phân bố đều hai bên đại sảnh và chúng đều có đường kính bằng 26cm. Chủ đầu tư thuê nhân công để sơn các cây cột bằng loại sơn giả gỗ, biết giá thuê là 360.000/m2 (kể cả vật liệu sơn và phần thi công). Hỏi chủ đầu tư phải chi ít nhất bao nhiêu tiền để sơn hết các cây cột nhà đó (đơn vị đồng)? (lấy \(\pi  \approx 3,14159\))

  • A. \( \approx 22990405\)
  • B. \( \approx 5473906\)
  • C. \( \approx 5473907\)
  • D. \( \approx 22990407\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 307409

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\). Tính góc giữa hai mặt phẳng (A'BC) và (A'CD).

  • A. \(90^0\)
  • B. \(120^0\)
  • C. \(60^0\)
  • D. \(45^0\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 307410

Cho biểu thức \(P = {\left( {\sqrt[3]{x} - \frac{1}{{\sqrt x }}} \right)^{10}}\) với \(x>0\). Tìm số hạng không chứa \(x\) trong khai triển nhị thức Niu-tơn của .

  • A. 160
  • B. 200
  • C. 210
  • D. 200
Câu 31
Mã câu hỏi: 307411

Phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có tập nghiệm \(A = \left\{ {m;{m^2};{m^3}} \right\}\), phương trình \(g\left( x \right) = 0\) có tập nghiệm \(B = \left\{ {2;m + 2;4m} \right\}\).Hỏi có bao nhiêu giá trị m để hai phương trình tương tương?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 32
Mã câu hỏi: 307412

Cho hàm số \(y = f(x)\) thỏa mãn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f(x) = 2019m\),\(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f(x) = 2020{m^4}\) (với m là tham số thực). Hỏi có tất cả bao nhiêu giá trị của m  để đồ thị của hàm số \(y = f(x)\) có duy nhất một tiệm cận ngang?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 1
Câu 33
Mã câu hỏi: 307413

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn \(\left[ { - 10;3} \right]\) để hàm số \(y =  - {x^3} - 6{x^2} + \left( {m - 9} \right)x + 2019\) nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\). Hỏi S có bao nhiêu phần tử?

  • A. 9
  • B. 13
  • C. 8
  • D. 14
Câu 34
Mã câu hỏi: 307414

Gọi S là tập hợp tất cả các giá trị nguyên của tham số m sao cho phương trình \({16^x} - m{.4^{x - 1}} + 5{m^2} - 44 = 0\) có hai nghiệm đối nhau. Hỏi S có bao nhiêu phần tử?

  • A. 2
  • B. 0
  • C. 1
  • D. 3
Câu 35
Mã câu hỏi: 307415

Đường thẳng \(\Delta :\,5x + 3y = 15\) tạo với các trục tọa độ một tam giác có diện tích bằng bao nhiêu?

  • A. 7,5
  • B. 5
  • C. 15
  • D. 3
Câu 36
Mã câu hỏi: 307416

Cho hai số thực \(a, b\) thỏa mãn \({\log _{{a^2} + 4{b^2} + 1}}\left( {2a - 8b} \right) = 1\). Tính \(P = \frac{a}{b}\) khi biểu thức \(S = 4a + 6b - 5\) đạt giá trị lớn nhất.

  • A. \(\frac{8}{5}\)
  • B. \(\frac{{ - 13}}{2}\)
  • C. \(\frac{{ - 13}}{4}\)
  • D. \(\frac{{17}}{{44}}\)
Câu 37
Mã câu hỏi: 307417

Xét các số thực với \(a \ne 0,b > 0\) sao cho phương trình \(a{x^3} - {x^2} + b = 0\) có ít nhất hai nghiệm thực. Giá trị lớn nhất của biểu thức \(a^2b\) bằng:

  • A. \(\frac{{15}}{4}\)
  • B. \(\frac{{27}}{4}\)
  • C. \(\frac{{4}}{27}\)
  • D. \(\frac{{4}}{15}\)
Câu 38
Mã câu hỏi: 307418

Cho khối lăng trụ tam giác ABC.A'B'C'. Gọi M, N lần lượt thuộc các cạnh bên AA', CC' sao cho \(MA = MA';NC = 4NC'\). Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. Hỏi trong bốn khối tứ diện \(GA'B'C',BB'MN,ABB'C'\) và A'BCN, khối tứ diện nào có thể tích nhỏ nhất?

  • A. Khối ABB'C'
  • B. Khối A'BCN
  • C. Khối BB'MN
  • D. Khối GA'B'C'
Câu 39
Mã câu hỏi: 307419

Biết hai hàm số \(f\left( x \right) = {x^3} + a{x^2} + 2x - 1\) và \(g\left( x \right) =  - {x^3} + b{x^2} - 3x + 1\) có chung ít nhất một điểm cực trị. Tìm gía trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \left| a \right| + \left| b \right|\)

  • A. \(\sqrt {30} \)
  • B. \(2\sqrt 6 \)
  • C. \(3 + \sqrt 6 \)
  • D. \(3\sqrt 3 \)
Câu 40
Mã câu hỏi: 307420

Cho hàm số bậc ba \(f\left( x \right) = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \frac{{\left( {{x^2} - 3x + 2} \right)\sqrt {x - 1} }}{{(x + 1)\left[ {{f^2}\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 3
Câu 41
Mã câu hỏi: 307421

Một đường thẳng cắt đồ thị hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2}\) tại 4 điểm phân biệt có hoành độ là \(0;1;m;n\). Tính \(S = {m^2} + {n^2}\).

  • A. S = 1
  • B. S = 0
  • C. S = 3
  • D. S = 2
Câu 42
Mã câu hỏi: 307422

Cho \(F(x)\) là nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \frac{1}{{{e^x} + 1}}\) và \(F\left( 0 \right) =  - \ln 2e\). Tập nghiệm S của phương trình \(F\left( x \right) + \ln \left( {{e^x} + 1} \right) = 2\) là:

  • A. \(S = \left\{ 3 \right\}\)
  • B. \(S = \left\{ 2;3 \right\}\)
  • C. \(S = \left\{ -2;3 \right\}\)
  • D. \(S = \left\{-3; 3 \right\}\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 307423

Cho hàm số có bảng xét dấu của đạo hàm như sau

Hàm số \(y = f\left( {2x + 1} \right) + \frac{2}{3}{x^3} - 8x + 2019\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( {1; + \infty } \right)\)
  • B. \(\left( { - \infty ; - 2} \right)\)
  • C. \(\left( { - 1;\frac{1}{2}} \right)\)
  • D. \(\left( { - 1;7} \right)\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 307424

Giả sử vào cuối năm thì một đơn vị tiền tệ mất 10% giá trị so với đầu năm. Tìm số nguyên dương nhỏ nhất sao cho sau n năm, đơn vị tiền tệ sẽ mất đi ít nhất 90% giá trị của nó?

  • A. 16
  • B. 18
  • C. 20
  • D. 22
Câu 45
Mã câu hỏi: 307425

Cho phương trình \(16{m^2}{x^3} + 16x + \sqrt {8{x^3} + 2x + 2}  = 2{m^2} + 10\) (m là tham số). Khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. Phương trình đã cho vô nghiệm.      
  • B. Phương trình đã cho có đúng một nghiệm thực.
  • C. Phương trình đã cho có hai nghiệm thực phân biệt.
  • D. Số nghiệm của phương trình phụ thuộc vào giá trị của tham số 
Câu 46
Mã câu hỏi: 307426

Cho hàm số \(f(x)\) có đạo hàm \(f'(x) = {x^2}{(x + 2)^4}{(x + 4)^3}[{x^2} + 2(m + 3)x + 6m + 18]\). Có tất cả bao nhiêu giá trị nguyên của m để hàm số \(f(x)\) có đúng một điểm cực trị?

  • A. 7
  • B. 5
  • C. 8
  • D. 6
Câu 47
Mã câu hỏi: 307427

Cho hàm số \(y = \frac{{ - x + 1}}{{2x - 1}}\) (C), \(y = x + m{\rm{  }}(d)\). Với mọi m đường thẳng d luôn cắt đồ thị (C) tại hai điểm phân biệt AB. Gọi k1, k2 lần lượt là hệ số góc của các tiếp tuyến với (C) tại AB. Giá trị nhỏ nhất của \(T = k_1^{2020} + k_2^{2020}\) bằng.

  • A. 1
  • B. 2
  • C. \(\frac{1}{2}\)
  • D. \(\frac{2}{3}\)
Câu 48
Mã câu hỏi: 307428

Cho khối lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh \(a\). Các điểm M, N lần lượt di động trên các tia AC, B'D'sao cho \(AM + B'N = a\sqrt 2 \).Thể tích khối tứ diện AMNB' có giá trị lớn nhất là :

  • A. \(\frac{{{a^3}}}{{12}}\)
  • B. \(\frac{{{a^3}}}{{6}}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
  • D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{12}}\)
Câu 49
Mã câu hỏi: 307429

Cho hàm số \(f(x)\) thỏa mãn \(f\left( 1 \right) = 2\) và \({({x^2} + 1)^2}f'\left( x \right) = {\left[ {f\left( x \right)} \right]^2}({x^2} - 1)\) với mọi \(x \in R\). Giá trị của \(f(2)\) bằng

  • A. \(\frac{2}{5}\)
  • B. \(-\frac{2}{5}\)
  • C. \(-\frac{5}{2}\)
  • D. \(\frac{5}{2}\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 307430

Từ tập hợp tất cả các số tự nhiên có năm chữ số mà các chữ số đều khác 0, lấy ngẫu nhiên một số. Xác suất để trong số tự nhiên được lấy ra chỉ có mặt ba chữ số khác nhau là

  • A. \(\frac{{504}}{{59049}}\)
  • B. \(\frac{{7560}}{{59049}}\)
  • C. \(\frac{{1260}}{{59049}}\)
  • D. \(\frac{{12600}}{{59049}}\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ