Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2019 môn Toán Trường THPT Nguyễn Trãi lần 1

15/07/2022 - Lượt xem: 34
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 307731

Đồ thị hàm số \(y =  - {x^4} - {x^2} + 3\) có bao nhiêu điểm cực trị?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 0
Câu 2
Mã câu hỏi: 307732

Với giá trị nào của tham số \(m\) thì hàm số \(y = {x^3} - m{x^2} + (2m - 3)x - 3\) đạt cực đại tại \(x=1\)?

  • A. \(m \le 3.\)
  • B. \(m=3\)
  • C. \(m<3\)
  • D. \(m>3\)
Câu 3
Mã câu hỏi: 307733

Bác An gửi vào một ngân hàng số tiền 5 triệu đồng với lãi suất 0,7%tháng. Sau sáu tháng gửi tiền, lãi suất tăng lên 0,9% tháng. Đến tháng thứ 10 sau khi gửi tiền, lãi suất giảm xuống 0,6% tháng và giữ ổn định. Biết rằng nếu bác An không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi tháng, số tiền lãi sẽ được nhập vào vốn ban đầu (người ta gọi đó là lãi kép). Hỏi sau một năm gửi tiền, bác An rút được số tiền gần nhất với số nào sau đây?

  • A. 5.453.000 đồng 
  • B. 5.436.000 đồng 
  • C. 5.468.000 đồng 
  • D. 5.463.000 đồng 
Câu 4
Mã câu hỏi: 307734

Hàm số nào sau đây có đồ thị như hình bên?

  • A. \(y =  - {x^4} + 2{x^2} + 1\)
  • B. \(y =  - {x^4} - 2{x^2} + 1\)
  • C. \(y = {x^4} - 3{x^2} + 1\)
  • D. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\)
Câu 5
Mã câu hỏi: 307735

Cho hàm số \(y = \frac{{x - 1}}{{m{x^2} - 2x + 3}}\). Có tất cả bao nhiêu giá trị \(m\) để đồ thị hàm số có đúng hai đường tiệm cận?

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 6
Mã câu hỏi: 307736

Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên không chia hết cho 5, gồm 4 chữ số khác nhau?

  • A. 120
  • B. 72
  • C. 69
  • D. 54
Câu 7
Mã câu hỏi: 307737

Với giá trị nào của tham số m thì hàm số \(y =  - \frac{1}{3}{x^3} - m{x^2} + (2m - 3)x - m + 2\) nghịch biến trên R?

  • A. \( - 3 \le m \le 1\)
  • B. \(m \le 1\)
  • C. \(\left[ \begin{array}{l}
    m \le  - 3\\
    m \ge 1.
    \end{array} \right.\)
  • D. \( - 3 < m < 1\)
Câu 8
Mã câu hỏi: 307738

Cho hàm số \(y = \frac{{2x + 1}}{{x + 1}}\) có đồ thị (C) và đường thẳng \(d: y = x + m\). Giá trị của tham số m để d cắt (C) tại hai điểm phân biệt A, B sao cho \(AB = \sqrt {10} \) là:

  • A. \(m=-1\) hoặc \(m=6\)
  • B. \(0 \le m \le 5\)
  • C. \(m=0\) hoặc \(m=6\)
  • D. \(m=0\) hoặc \(m=7\)
Câu 9
Mã câu hỏi: 307739

Bất phương trình \(\,\,\left| {2 - x} \right| + 3x - 1 \le 6\) có tập nghiệm là:

  • A. \(\left( { - \infty ;\,2} \right]\)
  • B. \(\left( { - \infty ;\,\frac{9}{4}} \right]\)
  • C. \(\left( { - \infty ;\,\frac{9}{4}} \right)\)
  • D. \(\left( { - \infty ;\,2} \right)\)
Câu 10
Mã câu hỏi: 307740

Phương trình nào sau đây là phương trình của đường tròn tâm \(I\left( { - 1;\,\,2} \right)\), bán kính bằng 3?

  • A. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\)
  • B. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} = 9\)
  • C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\)
  • D. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} = 9\)
Câu 11
Mã câu hỏi: 307741

Cho tập hợp A gồm 12 phần tử. Số tập con gồm 4 phần tử của tập hợp A là:

  • A. \(A_{12}^8\)
  • B. \(C_{12}^4\)
  • C. 4!
  • D. \(A_{12}^4\)
Câu 12
Mã câu hỏi: 307742

Bất phương trình \(\frac{1}{{{{\left( {2x - 1} \right)}^2}}} > \frac{1}{{x + 1}}\) có tập nghiệm là:

  • A. \(\left( { - \infty ;\, - 1} \right) \cup \left( {0;\,\frac{5}{4}} \right)\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
  • B. \(\left( { - \infty ;\, - 1} \right] \cup \left( {0;\,\frac{5}{4}} \right)\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
  • C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right) \cup \left( {0;\,\frac{5}{4}} \right]\backslash \left\{ {\frac{1}{2}} \right\}\)
  • D. \(S = \left( { - \infty ;\, - 1} \right) \cup \left( {0;\,\frac{5}{4}} \right]\)
Câu 13
Mã câu hỏi: 307743

Câu 1.Cho hai đường thẳng song song \(d_1, d_2\). Trên \(d_1\) lấy 6 điểm phân biệt, trên \(d_2\) lấy 4 điểm phân biệt. Xét tất cả các tam giác được tạo thành khi nối các điểm đó với nhau. Chọn ngẫu nhiên một tam giác. Xác suất để thu được tam giác có hai đỉnh thuộc \(d_1\) là:

  • A. \(\frac{2}{9}\)
  • B. \(\frac{5}{9}\)
  • C. \(\frac{3}{8}\)
  • D. \(\frac{5}{8}\)
Câu 14
Mã câu hỏi: 307744

Với giá trị nào của tham số m thì phương trình \(3\sin x + m\cos x = 5\) vô nghiệm?

  • A. \(m>4\)
  • B. \(\left| m \right| \ge 4\)
  • C. \(m<-4\)
  • D. \( - 4 < m < 4\)
Câu 15
Mã câu hỏi: 307745

Cho chuyển động thẳng xác định bởi phương trình \(S(t) =  - \frac{1}{4}{t^4} + 3{t^2} - 2t - 4\), trong đó t tính bằng giây (s) và S tính bằng mét (m). Tại thời điểm nào vận tốc của chuyển động đạt giá trị lớn nhất?

  • A. \(t=1\)
  • B. \(t = \sqrt 2 \)
  • C. \(t=2\)
  • D. \(t = \sqrt 3 \)
Câu 16
Mã câu hỏi: 307746

Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy cho tam giác ABC có trọng tâm \(G\left( {\frac{2}{3};0} \right)\), biết M(1;-1) là trung điểm cạnh BC. Tọa độ đỉnh A là:

  • A. (2; 0).
  • B. (- 2;0).
  • C. (0;- 2)
  • D. (0;2)
Câu 17
Mã câu hỏi: 307747

Một tổ có 4 học sinh nam và 5 học sinh nữ. Số cách xếp các học sinh đó thành một hàng dọc sao cho 4 học sinh nam đứng liền nhau là:

  • A. 17820
  • B. 17280
  • C. 5760
  • D. 2820
Câu 18
Mã câu hỏi: 307748

Giới hạn \(\mathop {\lim }\limits_{x \to 3} \frac{{x + 1 - \sqrt {5x + 1} }}{{x - \sqrt {4x - 3} }} = \frac{a}{b}\,\), với \(a,b \in Z,b > 0\) và \(\frac{a}{b}\)là phân số tối giản. Giá trị của \(a-b\) là:

  • A. 1
  • B. - 1
  • C. \(\frac{9}{8}\)
  • D. \(\frac{1}{9}\)
Câu 19
Mã câu hỏi: 307749

Cho hai số thực dương \(a\) và \(b\). Biểu thức \(\sqrt[5]{{\frac{a}{b}\sqrt[3]{{\frac{b}{a}\sqrt {\frac{a}{b}} }}}}\) được viết dưới dạng lũy thừa với số mũ hữu tỉ là:

  • A. \({\left( {\frac{a}{b}} \right)^{\frac{{30}}{{31}}}}\)
  • B. \({\left( {\frac{a}{b}} \right)^{\frac{1}{7}}}\)
  • C. \({\left( {\frac{a}{b}} \right)^{\frac{1}{6}}}\)
  • D. \({\left( {\frac{a}{b}} \right)^{\frac{{31}}{{30}}}}\)
Câu 20
Mã câu hỏi: 307750

Tập xác định của hàm số \(y = {\log _2}\frac{{x + 3}}{{2 - x}}\) là:

  • A. \(D = R\backslash {\rm{\{ }} - {\rm{3}};2\} \)
  • B. \(D = ( - \infty ; - 3) \cup (2; + \infty )\)
  • C. \(D = {\rm{[}} - {\rm{3}};2]\)
  • D. \(D = ( - 3;2)\)
Câu 21
Mã câu hỏi: 307751

Số nghiệm của phương trình \(co{s^2}x + \cos x - 2 = 0\) trong đoạn \(\left[ {0;2\pi } \right]\) là:

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 1
Câu 22
Mã câu hỏi: 307752

Cho hàm số \(y =  - {x^3} + 3{x^2} - 3x + 2\). Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?

  • A. Hàm số đồng biến trên R
  • B. Hàm số nghịch biến trên R
  • C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và nghịch biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).
  • D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right)\) và đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).
Câu 23
Mã câu hỏi: 307753

Tập xác định của hàm số \(y = \frac{{\sqrt {x + 1} }}{{\left( {{x^2} - 5x + 6} \right)\sqrt {4 - x} }}\) là:

  • A. \(\left[ { - 1;4} \right)\backslash \left\{ {2;3} \right\}\)
  • B. \(\left[ { - 1;4} \right)\)
  • C. \(\left( { - 1;4} \right]\backslash \left\{ {2;3} \right\}\)
  • D. \(\left( { - 1;4} \right)\backslash \left\{ {2;3} \right\}\)
Câu 24
Mã câu hỏi: 307754

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 2{\sin ^4}x + {\cos ^2}x + 3\) bằng:

  • A. \(\frac{{31}}{8}.\)
  • B. 5
  • C. 4
  • D. \(\frac{{24}}{5}\)
Câu 25
Mã câu hỏi: 307755

Phương trình các đường tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{1 - 3x}}{{x + 2}}\) lần lượt là:

  • A. x = - 2 và y = - 3
  • B. x = - 2 và y = 1
  • C. x = - 2 và y = 1
  • D. x = 2 và y = 1
Câu 26
Mã câu hỏi: 307756

Một lớp có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ. Giáo viên chọn ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Xác suất để 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ là:

  • A. \(\frac{{4651}}{{5236}}.\)
  • B. \(\frac{{4615}}{{5236}}.\)
  • C. \(\frac{{4610}}{{5236}}.\)
  • D. \(\frac{{4615}}{{5263}}.\)
Câu 27
Mã câu hỏi: 307757

Cho \(a,b,c > 0;\,a \ne 1;\,b \ne 1\). Trong các khẳng định sau, khẳng định nào sai?

  • A. \({\log _a}(b.c) = {\log _a}b + {\log _a}c\)
  • B. \({\log _a}b.{\log _b}c = {\log _a}c\)
  • C. \({\log _a}b = \frac{1}{{{{\log }_b}a}}\)
  • D. \({\log _{{a^c}}}b = c{\log _a}b\)
Câu 28
Mã câu hỏi: 307758

Số hạng không chứa x trong khai triển \({\left( {x - \frac{1}{{{x^2}}}} \right)^{45}}\) là:

  • A. \(C_{45}^5\)
  • B. \(-C_{45}^5\)
  • C. \(C_{45}^{15}\)
  • D. \(-C_{45}^{15}\)
Câu 29
Mã câu hỏi: 307759

Cho hình chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng \(a\). Côsin của góc giữa mặt bên và mặt đáy bằng:

  • A. \(\frac{1}{{\sqrt 3 }}\)
  • B. \(\frac{1}{{3 }}\)
  • C. \(\frac{1}{{2 }}\)
  • D. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Câu 30
Mã câu hỏi: 307760

Hàm số \(y = \sqrt {4 - {x^2}} \) đạt giá trị nhỏ nhất tại:

  • A. \(x =  \pm 2\)
  • B. \(x=0\)
  • C. \(x=0,x=2\)
  • D. \(x=0,x=-2\)
Câu 31
Mã câu hỏi: 307761

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật, tam giác SAD vuông tại S và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết AB=a, SA=2SD, mặt phẳng (SBC) tạo với mặt phẳng đáy một góc \(60^0\). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng:

  • A. \(\frac{{15{a^3}}}{2}\)
  • B. \(\frac{{3{a^3}}}{2}\)
  • C. \(\frac{{5{a^3}}}{2}\)
  • D. \(5a^3\)
Câu 32
Mã câu hỏi: 307762

Trong bốn giới hạn sau đây, giới hạn nào bằng \( - \infty \)?

  • A. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } \frac{{ - 3{\rm{x}} + 4}}{{x - 2}}\)
  • B. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \frac{{ - 3{\rm{x}} + 4}}{{x - 2}}\)
  • C. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{ - 3{\rm{x}} + 4}}{{x - 2}}\)
  • D. \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \frac{{ - 3{\rm{x}} + 4}}{{x - 2}}\)
Câu 33
Mã câu hỏi: 307763

Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho tam giác ABC có M(2;0) là trung điểm của cạnh AB. Đường trung tuyến và đường cao qua đỉnh A lần lượt có phương trình là 7x-2y-3=0 và 6x-y-4=0. Phương trình đường thẳng AC là:

  • A. 3x-4y-5=0
  • B. 3x+4y+5=0.
  • C. 3x-4y+5=0
  • D. 3x+4y-5=0
Câu 34
Mã câu hỏi: 307764

Điều kiện xác định của hàm số \(y = \tan 2x\) là:

  • A. \(x \ne \frac{\pi }{4} + k\pi \)
  • B. \(x \ne \frac{\pi }{2} + k\pi \)
  • C. \(x \ne \frac{\pi }{8} + k\frac{\pi }{2}\)
  • D. \(x \ne \frac{\pi }{4} + k\frac{\pi }{2}\)
Câu 35
Mã câu hỏi: 307765

Câu 1.Cho khối lăng trụ đứng ABC.A'B'C' có đáy ABC là tam giác cân với \(AB = AC = a,\widehat {BAC} = {\rm{120^\circ }}\), mặt phẳng (A'BC) tạo với đáy một góc \(60^0\). Tính thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng:

  • A. \(\frac{{3\sqrt 3 {a^3}}}{8}\)
  • B. \(\frac{{9{a^3}}}{8}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{8}\)
  • D. \(\frac{{3{a^3}}}{8}\)
Câu 36
Mã câu hỏi: 307766

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm trên R và có đồ thị của hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ.

Xét hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {{x^2} - 2} \right)\).

Mệnh đề nào sau đây sai?

  • A. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên (0;2).
  • B. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên \(\left( {2;\, + \infty } \right)\)
  • C. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên \(\left( { - \infty ;\, - 2} \right)\)
  • D. Hàm số \(g(x)\) nghịch biến trên (- 1;0)
Câu 37
Mã câu hỏi: 307767

Cho \(a,b > 0, a,b \ne 1;\,a \ne {b^2}\). Biểu thức \(P = {\log _{\sqrt a }}{b^2} + \frac{2}{{{{\log }_{\frac{a}{{{b^2}}}}}a}}\) có giá trị bằng:

  • A. 6
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 38
Mã câu hỏi: 307768

Dân số thế giới cuối năm 2010, ước tính khoảng 7 tỉ người. Hỏi với mức tăng trưởng 1,5% mỗi năm thì sau ít nhất bao nhiêu năm nữa dân số thế giới sẽ lên đến 10 tỉ người?

  • A. 2
  • B. 28
  • C. 23
  • D. 24
Câu 39
Mã câu hỏi: 307769

Cho hình chóp đều S.ABCD có AC = 2a, góc giữa mặt phẳng (SBC) và mặt đáy bằng \(45^0\). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng:

  • A. \({a^3}\sqrt 2 \)
  • B. \(\frac{{2\sqrt 3 {a^3}}}{3}\)
  • C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
  • D. \(\frac{{{a^3}}}{2}\)
Câu 40
Mã câu hỏi: 307770

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh \(a\), SA vuông góc với đáy và \(SA = a\sqrt 3 \). Góc giữa đường thẳng SD và mặt phẳng (ABCD) bằng:

  • A. \({\rm{acrsin}}\frac{{\sqrt {\rm{3}} }}{{\rm{5}}}\)
  • B. \(45^0\)
  • C. \(60^0\)
  • D. \(30^0\)
Câu 41
Mã câu hỏi: 307771

Hàm số \(y = \frac{{x - 2}}{{x - 1}}\) có đồ thị là hình nào sau đây?

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.
Câu 42
Mã câu hỏi: 307772

Với giá trị nào của tham số \(m\) thì hàm số \(y = {x^3} - 6{x^2} + mx + 1\) đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\)?

  • A. \(m \ge 0\)
  • B. \(m \le 0\)
  • C. \(m \ge 12\)
  • D. \(m \le 12\)
Câu 43
Mã câu hỏi: 307773

Bất phương trình \(m{x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + m + 7 < 0\) vô nghiệm khi:

  • A. \(m \ge \frac{1}{5}\)
  • B. \(m > \frac{1}{4}\)
  • C. \(m > \frac{1}{5}\)
  • D. \(m > \frac{1}{25}\)
Câu 44
Mã câu hỏi: 307774

Bất phương trình \(mx - \sqrt {x - 3}  \le m\) có nghiệm khi:A

  • A. \(m \le \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
  • B. \(m \ge 0\)
  • C. \(m < \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
  • D. \(m \ge \frac{{\sqrt 2 }}{4}\)
Câu 45
Mã câu hỏi: 307775

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại B và cạnh bên SB vuông góc với mặt phẳng đáy. Biết \(SB = 3a,\,AB = 4a,\,BC = 2a\). Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (SAC) bằng:

  • A. \(\frac{{12\sqrt {61} a}}{{61}}\)
  • B. \(\frac{{3\sqrt {14} a}}{{14}}\)
  • C. \(\frac{{4a}}{5}\)
  • D. \(\frac{{12\sqrt {29} a}}{{29}}\)
Câu 46
Mã câu hỏi: 307776

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông, \(SA \bot {\rm{(}}ABCD{\rm{)}}\). Gọi M là hình chiếu của A trên SB. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \(AM \bot SD\)
  • B. \(AM \bot (SCD)\)
  • C. \(AM \bot CD\)
  • D. \(AM \bot (SBC)\)
Câu 47
Mã câu hỏi: 307777

Cho hàm số \(y = 2{x^3} - 3{x^2} + 1\) có đồ thị (C) và đường thẳng \(d: y=x-1\). Số giao điểm của (C) và (d) là:

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 0
  • D. 2
Câu 48
Mã câu hỏi: 307778

Số nghiệm của phương trình \(\sqrt {{x^2} - 2x + 5}  = {x^2} - 2x + 3\) là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 0
Câu 49
Mã câu hỏi: 307779

Cho khối chóp tứ giác đều S.ABCD. Gọi M là trung điểm SC, mặt phẳng (P) chứa AM và song song với BD chia khối chóp thành 2 khối đa diện. Đặt \(V_1\) là thể tích khối đa diện có chứa đỉnh S và \(V_2\) là thể tích khối đa diện có chứa đáy. Tỉ số \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}}\) bằng:

  • A. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{3}{2}\)
  • B. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{1}{2}\)
  • C. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \frac{2}{3}\)
  • D. \(\frac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = 1\)
Câu 50
Mã câu hỏi: 307780

Hàm số nào sau đây có đồ thị như hình bên?

  • A. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\)
  • B. \(y = {x^3} - 3{x^2} - 1\)
  • C. \(y =  - {x^3} - 3{x^2} + 1\)
  • D. \(y =  - \frac{{{x^3}}}{3} + {x^2} + 1\)

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ