Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một vật chuyển động thẳng đều với phương trình \(x = {x_0} + v(t - {t_0})\). Kết luận nào dưới dây là sai?

  • A

    Thời điểm t0 là thời điểm vật bắt đầu chuyển động.

  • B

    Từ thời điểm t0 tới thời điểm t vật có độ dời là \(\Delta x =x_0+ v(t - {t_0})\)

  • C

    Giá trị của x0 phụ thuộc cách chọn gốc tọa độ và chiều dương

  • D

    Giá trị đại số của v tùy thuộc vào quy ước chọn chiều dương

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B- sai vì:

+ Tại thời điểm \(t_0\) vật có tọa độ \(x_1=x_0\)

+ Tại thời điểm \(t\) vật có tọa độ \(x_2=x_0+v(t-t_0)\)

=> Độ dời từ thời điểm t0 tới thời điểm t là \(\Delta x = x_2 -x_1 =v(t - {t_0})\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Công thức của định luật Húc là:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

  • C

    $F = k\left| {\Delta l} \right|$

  • D

    \(F = \mu N\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

$F = k\left| {\Delta l} \right|$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án sai.

  • A

    Lực ma sát nghỉ luôn luôn trực đối với lực đặt vào vật

  • B

    Lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực ma sát trượt

  • C

    Lực ma sát xuất hiện thành từng cặp trực đối đặt vào hai vật tiếp xúc

  • D

    Khi vật chuyển động hoặc có xu hướng chuyển động đối với mặt tiếp xúc với nó thì phát sinh lực ma sát.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Lực ma sát nghỉ trực đối với thành phần ngoại lực song song với mặt tiếp xúc

B, C, D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chu kì của chuyển động tròn đều là:

  • A

    Khoảng thời gian để vật đi được nửa vòng

  • B

    Khoảng thời gian để vật đi được một vòng

  • C

    Khoảng thời gian để vật đi được 2 vòng

  • D

    Khoảng thời gian để vật đi được 10 vòng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chu kì T của chuyển động tròn đều là khoảng thời gian để vật đi được một vòng.

\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Đơn vị: Giây (s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Mômen lực được xác định bằng công thức:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(M = \dfrac{F}{d}\)

  • C

    \(P = mg\)

  • D

    \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

\(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động

  • A

    Có quỹ đạo là đường thẳng, có véctơ gia tốc và vận tốc  không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • B

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc bằng không

  • C

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • D

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ vận tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chuyển động thẳng biến đổi là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi

- Ta để ý rằng khái niệm vectơ vận tốc không đổi nghĩa là trong suốt quá trình chuyển động cả độ lớn và phương chiều của vận tốc là không thay đổi điều này không phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là:

  • A

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau: \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

  • C

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

  • D

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau và bằng không: \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là: Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Lực và phản lực của nó luôn

  • A

    Xuất hiện và mất đi đồng thời

  • B

    Cân bằng nhau

  • C

    Khác nhau về bản chất

  • D

    Cùng hướng với nhau

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Lực và phản lực của nó luôn xuất hiện và mất đi đồng thời

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Mức vững vàng của cân bằng được xác phụ thuộc vào:

  • A

    Độ cao của trọng tâm.

  • B

    Diện tích của mặt chân đế.

  • C

    Giá của trọng lực.                              

  • D

    Độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Mức vững vàng của vật rắn phụ thuộc vào diện tích mặt chân đế và độ cao của trọng tâm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hai lực đồng quy ${{\overrightarrow{F}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{F}}_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A

    \(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}+2{{F}_{1}}{{F}_{2}}\text{cos}\alpha \)

  • B

    ${{F}^{2}}={{F}_{1}}^{2}+{{F}_{2}}^{2}-2{{F}_{1}}{{F}_{2}}$

  • C

    \(F=\sqrt{{{F}_{1}}^{2}+F_{2}^{2}}\)

  • D

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Hệ quy chiếu phi quán tính là:

  • A

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

  • B

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động không có gia tốc.

  • C

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động thẳng đều

  • D

    hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển đứng yên

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Quãng đường của vật rơi tự do tỉ lệ với thời gian theo

  • A

    hàm bậc 2

  • B

    hàm bậc nhất

  • C

    không phụ thuộc vào thời gian

  • D

    hàm căn bậc 2

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có quãng đường của vật rơi tự do: \(s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\) (tỉ lệ với thời gian t theo hàm bậc 2)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chọn phương án sai. Chuyển động thẳng đều

  • A

    là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

  • B

    có quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

  • C

    có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

  • D

    tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau là khác nhau.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C – đúng

D – sai vì: : Chuyển động thẳng đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.       

  • B

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

=> Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó

  • B

    Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành

  • C

    Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.

  • D

    Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

Các lực thay thế gọi là các lực thành phần

A, B, C - đúng

D - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Chọn phương án đúng.

  • A

    Quãng đường là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật

  • B

    Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

  • C

    Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.

  • D

    Độ dời = Tọa độ lúc đầu – Tọa độ lúc cuối

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A – đúng

B – sai vì: Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

C - sai vì: Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời của nó.

D – sai vì: Độ dời = Tọa độ lúc cuối – Tọa độ lúc đầu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Từ A, một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài \(10km\), rồi sau đó lập tức quay về A. Thời gian của hành trình là \(20\) phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là:

  • A

    \(20km/h\)

  • B

    \(30km/h\)

  • C

    \(60km/h\)

  • D

    \(40km/h\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Xác định quãng đường và thời gian xe di chuyển được

+ Áp dụng biểu thức tính tốc độ trung bình \( = \dfrac{S}{t}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Xe đi từ A hết quãng đường \(10km\) rồi quay lại A

=> Quãng đường mà xe đi được là: \(S = 2.10 = 20km\)

+ Thời gian xe đi được quãng đường đó là: \(t = 20\) phút \( = \dfrac{{20}}{{60}} = \dfrac{1}{3}h\)

Tốc độ trung bình của xe trong thời gian đó: \( = \dfrac{S}{t} = \dfrac{{20}}{{\dfrac{1}{3}}} = 60km/h\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Xe bus chuyển động thẳng đều trên đường với \({v_1} = 16m/s\). Một hành khách đứng cách đường một đoạn \(a = 60m\), người này nhìn thấy xe bus vào thời điểm xe cách người một khoảng \(b = 400m\). Nếu muốn gặp xe với vận tốc nhỏ nhất thì người này phải chạy với vận tốc là bao nhiêu?

  • A

    1,2m/s

  • B

    3,6m/s

  • C

    2,4m/s

  • D

    3m/s

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một ôtô đang chuyển động với vận tốc $54km/h$ thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau $10s$. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của ôtô .Vận tốc của ôtô sau khi hãm phanh được $6s$ là:

  • A

    2,5m/s

  • B

    6m/s

  • C

    7,5m/s

  • D

    9m/s.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức xác định gia tốc của chuyển động: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Viết phương trình vận tốc

+ Thay t vào phương trình vận tốc

Lời giải chi tiết:

Đổi \(54km/h = 15m/s\)

Gia tốc của xe:

\(a = \frac{{0 - 15}}{{10}} =  - 1,5m/{s^2}\)

Phương trình vận tốc của vật: \(v = 15 - 1,5t\)

Vận tốc của xe sau khi hãm phanh 6 s là: \(v = 15 - 1,5.6 = 6m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6m xuống đất. Vận tốc khi chạm đất của vật là bao nhiêu ? Lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}9,8m/{s^2}\)

  • A

    \(9m/s\)

  • B

    \(19,6m/s\)

  • C

    \(4,25m/s\)

  • D

    \(6,8m/s\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do: \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

+ Vận dụng phương trình vận tốc của vật rơi tự do: \(v = gt\)

Lời giải chi tiết:

+ Phương trình của chuyển động rơi tự do: \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} = 4,9{t^2}\)

+ Phương trình vận tốc của vật: \(v = {v_o} + gt = 9,8t\)

+ Khi vật chạm đất: \(s = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} = 19,6 \Rightarrow t = 2\left( s \right)\)

Vận tốc của vật khi chạm đất là: \(v = gt = 9,8t = 9,8.2 = 19,6m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Hai vật chất \(A\) và \(B\) chuyển động tròn đều lần lượt trên hai đường tròn có bán kính khác nhau với \({r_A} = 4{r_B}\), nhưng có cùng chu kì. Nếu vật \(A\) chuyển động với tốc độ dài bằng \(12{\rm{ }}m/s\), thì tốc độ dài của vật \(B\) là:

  • A

    \(48{\rm{ }}m/s\)

  • B

    \(24m/s\)

  • C

    \(3m/s\)

  • D

    \(4m/s\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

+ Vận dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Chu kì của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

+ Mặt khác: \(v = \omega r\)

Ta suy ra: \(T = \frac{{2\pi }}{v}r\)

Theo đề bài, ta có chu kì của vật A và vật B là như nhau, ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\frac{{2\pi }}{{{v_A}}}{r_A} = \frac{{2\pi }}{{{v_B}}}{r_B} \leftrightarrow \frac{{{r_A}}}{{{v_A}}} = \frac{{{r_B}}}{{{v_B}}}\\ \to {v_B} = \frac{{{r_B}}}{{{r_A}}}{v_A} = \frac{1}{4}{v_A} = \frac{{12}}{4} = 3m/s\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một chiếc thuyền đi trong nước yên lặng với vận tốc có độ lớn \({v_1}\), vận tốc dòng chảy của nước so với bờ sông có độ lớn \({v_2}\). Nếu người lái thuyền hướng mũi thuyền dọc theo dòng nước từ hạ nguồn lên thượng nguồn của con sông thì một người đứng trên bờ sẽ thấy:

  • A

    thuyền trôi về phía thượng nguồn nếu \({v_1} > {v_2}\)

  • B

    thuyền trôi về phía hạ lưu nếu \({v_1} > {v_2}\)

  • C

    thuyền đứng yên nếu \({v_1} < {v_2}\)

  • D

    thuyền trôi về phía hạ lưu nếu \({v_1} = {v_2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Lời giải chi tiết:

+ \({v_{12}} = {v_1}\): vận tốc của thuyền so với dòng

+ \({v_{23}} = {v_2}\): vận tốc của dòng so với bờ

+ \({v_{13}}\): vận tốc của thuyền so với bờ

Áp dụng công thứ cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Ta suy ra: khi \({v_1} > {v_2}\) => thuyền chuyển động về phía thượng nguồn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Hai lực có giá đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 10N\) có \(\left( {{{\overrightarrow F }_1},{{\overrightarrow F }_2}} \right) = {60^0}\). Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A

    17,3 N

  • B

    20 N

  • C

    14,1 N

  • D

    10 N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần: \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Lời giải chi tiết:

Ta có, hợp lực của hai lực thành phần \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Thay số vào, ta được:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha }  = \sqrt {{{10}^2} + {{10}^2} + 2.10.10{\rm{cos6}}{{\rm{0}}^0}}  = 10\sqrt 3 N \approx 17,32N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một ôtô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với v = 54km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều. Biết lực hãm 3000N. Xác định quãng đường xe đi được cho đến khi dừng lại?

  • A

    37,5m

  • B

    486m

  • C

    19m

  • D

    75m

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Chọn chiều (+)

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức độc lập với thời gian: \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:  \(v = 54km/h = 15m/s\)

+ Chọn chiều (+)  là chiều chuyển động, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow F }}{m} \to a =  - \frac{F}{m} =  - \frac{{3000}}{{1000}} =  - 3m/{s^2}\)  

+ Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}} \leftrightarrow 0 - {15^2} = 2.( - 3)s\\ \to {\rm{s}} = {\rm{37,5m}}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Treo một vật khối lượng \(200{\rm{ }}g\) vào một lò xo thì lò xo có chiều dài \(34{\rm{ }}cm\). Tiếp tục treo thêm vật khối lượng \(100g\) vào thì lúc này lò xo dài \(36{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:

  • A

    33 cm và 50 N/m.

  • B

    33 cm và 40 N/m.

  • C

    30 cm và 50 N/m.

  • D

    30 cm và 40 N/m.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

+Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khi treo thêm vật  thì lò xo có độ biến dạng thêm:

\(\begin{array}{l} \to \Delta P = k\left| {\Delta l'} \right|\\ \to k = \frac{{\Delta P}}{{\left| {\Delta l'} \right|}} = \frac{1}{{0,02}} = 50N/m\end{array}\)

Ban đầu, ta có: \(\left| {\Delta l} \right| = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,2.10}}{{50}} = 0,04m = 4cm\)

=> Chiều dài tự nhiên của lò xo là: \(34cm - 4cm = 30cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một vật nhỏ khối lượng \(250{\rm{ }}g\) chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính \(1,2{\rm{ }}m\). Biết trong \(1\) phút vật quay được \(120\) vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là:

  • A

    47,3 N.

  • B

    3,8 N.

  • C

    4,5 N.

  • D

    46,4 N.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định tần số: \(f = \frac{n}{t}\) (số vòng/s)

+ Áp dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = 2\pi f\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

+ Tần số: \(f = \frac{{120}}{{60}} = 2\left( {H{\rm{z}}} \right)\)

+ Tốc độ góc: \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .2 = 4\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

+ Ta có, lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{\omega ^2}r = 0,25{\left( {4\pi } \right)^2}1,2 \approx 47,3N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một vật được ném theo phương ngang với tốc độ \({v_0} = 10m/s\) từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo chiều vận tốc đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới. Gốc thời gian là lúc ném. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Phương trình quỹ đạo của vật là:

  • A

    \(y = 5{\rm{x}}\)

  • B

    \(y = 0,1{{\rm{x}}^2} + 5{\rm{x}}\)

  • C

    \(y = 0,05{{\rm{x}}^2}\)

  • D

    \(y = 10t + 5{t^2}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sử dụng phương trình quỹ đạo của vật: \(y = \dfrac{g}{{2v_0^2}}{x^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Hai vật có khối lượng \({m_1} = 1kg,{m_2} = 0,5kg\) nối với nhau bằng sợi dây và được kéo lên thẳng đứng nhờ lực \(F = 18N\) đặt lên vật I. Gia tốc chuyển động và lực căng của dây có giá trị là bao nhiêu? Coi dây không giãn và có khối lượng không đáng kể.

  • A

    \(a = 2m/{s^2};T = 6N\)

  • B

    \(a = 1m/{s^2},T = 2,5N\)

  • C

    \(a = 1m/{s^2},T = 2,5N\)

  • D

    \(a = 2,2m/{s^2};T = 5N\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định các ngoại lực tác dụng lên hệ

+ Viết phương trình định luật II - Niutơn

+ Xét riêng với vật 2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Vật rắn có khối lượng $2kg$ nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha  = {30^0}\). Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) và bỏ qua ma sát.

  • A

    $9,8N$

  • B

    $19,6N$

  • C

    $16,97N$

  • D

    $13,9N$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

+ Chọn hệ trục tọa độ, chiếu theo các phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.

  • A

    $0,4m$

  • B

    $2cm$

  • C

    $0,6m$

  • D

    $10cm$

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ