Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Tại sao nước mưa lại không lọt qua lỗ nhỏ trên vải bạt, ô?

  • A

    Vì lực căng bề mặt của nước không cho nước lọt qua

  • B

    Vì lỗ quá nhỏ, nước không lọt qua

  • C

    Vì nước không làm dính ướt vải bạt

  • D

    Vì nước làm dính ướt vải bạt

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về sức căng bề mặt của chất lỏng, hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Lời giải chi tiết:

Nước mưa không lọt qua lỗ nhỏ trên vải bạt, ô là vì lực căng bề mặt của chất lỏng không cho nước lọt qua.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A

    Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.

  • B

    Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa

  • C

    Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng

  • D

    Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Sử dụng lí thuyết về chất lỏng

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì chất lỏng có thể tích xác định không phụ vào hình dạng bình chứa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chất rắn là:

  • A

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • B

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • C

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • D

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên hình dạng riêng xác định.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem định nghĩa về chất rắn 

Lời giải chi tiết:

Chất rắn là một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới hiện tượng mao dẫn ?

  • A

    Cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc

  • B

    Mực ngấm theo rãnh ngòi bút

  • C

    Bấc đèn hút dầu

  • D

    Giấy thấm hút mực

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa về hiện tượng mao dẫn

Lời giải chi tiết:

- Các hiện tượng: mực ngấm theo rãnh ngòi bút, bấc đèn hút dầu, giấy thấm hút mực là do hiện tượng mao dẫn

- Hiện tượng cốc nước đá có nước đọng trên thành cốc không liên quan tới hiện tượng mao dẫn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ?

  • A

    \(f = \frac{A}{a}.100\% \)

  • B

    \(f = \frac{A}{{as}}\)

  • C

    \(f = \frac{p}{{{p_{ph}}}}\)

  • D

    \(f = \frac{p}{{{p_{ph}}}}.100\% \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về độ ẩm tỉ đối (hay độ ẩm tương đối)

Lời giải chi tiết:

Độ ẩm tỉ đối \(f\) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:\(f = \frac{a}{A}.100\% \)

hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:\(f \approx \frac{p}{{{p_{bh}}}}.100\% \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chất rắn vô định hình có đặc tính nào dưới đây ?

  • A

    Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

  • B

    Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định

  • C

    Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

  • D

    Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về đặc điểm và tính chất của chất rắn vô định hình

Lời giải chi tiết:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ:

  • A

    tỉ lệ nghịch với ứng suất tác dụng vào vật đó.

  • B

    \(\varepsilon = \frac{{\left| {\Delta l} \right|}}{{{l_0}}}\)

  • C

    \(\varepsilon = \frac{{{l_0}}}{{\Delta l}} = \alpha \sigma \)

  • D

    không phụ thuộc vào chất liệu của vật rắn

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về định luật Húc

Lời giải chi tiết:

Trong giới hạn đàn hồi, độ biến dạng tỉ đối của vật rắn đồng chất, hình trụ tỉ lệ thuận với ứng suất tác dụng vào vật đó.

\(\varepsilon  = \frac{{\left| {\Delta l} \right|}}{{{l_0}}} = \alpha \sigma \)

với \(\alpha \) là hệ số tỉ lệ phụ thuộc chất liệu của vật rắn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.

  • A

    Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi  gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

  • B

    Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.

  • C

    Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).

  • D

    Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = Lm trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về nhiệt hóa hơi

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì : đơn vị của nhiệt hóa hơi là Jun (J)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Biểu thức nào sau đây là biểu thức của nhiệt nóng chảy

  • A

    \(Q = \frac{\lambda }{m}\)

  • B

    \(Q = \lambda m\)

  • C

    \(Q = \frac{m}{\lambda }\)

  • D

    \(Q = {\lambda ^m}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về nhiệt nóng chảy

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy riêng (hay gọi tắt là nhiệt nóng chảy)

\(Q = \lambda m\)

Trong đó:

     + \(\lambda \): nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn (J/kg)

     + \(m\): khối lượng của chất rắn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?

  • A

    áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.

  • B

    áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.

  • C

    áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.

  • D

    áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ - Mari ốt

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về áp suất hơi bão hòa

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc vào thể tích của hơi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn phương án sai?

  • A

    Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của vật đó.

  • B

    Sự nở dài là sự tăng kích thước của vật rắn theo một phương đã chọn.

  • C

    Độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \frac{1}{\alpha }{l_0}\Delta t\)

  • D

    Hệ số nở dài của vật rắn phụ thuộc vào bản chất của vật rắn

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyêt về sự nở dài

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: Độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chọn phương án sai khi nói về hệ số căng bề mặt của chất lỏng:

  • A

    Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng

  • B

    Phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng

  • C

    Tăng khi nhiệt độ tăng

  • D

    Có giá trị bằng \(\frac{F}{l}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem chú ý về hệ số căng bề mặt của chất lỏng

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: hệ số căng bề mặt của chất lỏng giảm khi nhiệt độ tăng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Hiện tượng mao dẫn :

  • A

    Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng

  • B

    Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn

  • C

    Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống

  • D

    Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa về hiện tượng mao dẫn

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp, ... so với mực chất lỏng ở ngoài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một sợi dây bằng kim loại dài thêm ra 1,2mm khi treo vật nặng có khối lượng 6kg. Biết chiều dài ban đầu là 2m, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số đàn hồi của kim loại làm dây là:

  • A

    \(k = 50000N/m\)

  • B

    \(k = 25000N/m\)

  • C

    \(k = 15000N/m\)

  • D

    \(k = 20000N/m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, khi cân bằng thì lực đàn hồi có độ lớn bằng độ lớn của trọng lực của vật nặng:

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{6.10}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = 50000(N/m)\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

 Hai thanh kim loại có cùng bản chất, cùng chiều dài, có tiết diện ngang tương ứng là \({S_1} = 2{S_2}\). Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến dạng của các thanh lần lượt là \(\Delta {l_1}\) và \(\Delta {l_2}\). Chọn biểu thức đúng?

  • A

    \(2\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

  • B

    \(\Delta {l_1} = 2\Delta {l_2}\)

  • C

    \(\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

  • D

    \(4\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức độ cứng của vật rắn: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Lực đàn hồi xuất hiện trên hai thanh có độ lớn bằng nhau

\({F_{dh1}} = {F_{dh2}} \leftrightarrow {k_1}\Delta {l_1} = {k_2}\Delta {l_2}\)(1)

+ Ta có độ cứng k được xác định bởi biểu thức: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{{{E_2}\frac{{{S_2}}}{{{l_{02}}}}}}{{{E_1}\frac{{{S_1}}}{{{l_{01}}}}}}\)

Do hai thanh cùng bản chất \( \to {E_1} = {E_2} = E\)

\( \to \frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{S_2}{l_{01}}}}{{{S_1}{l_{02}}}} = \frac{1}{2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một thanh kim loại hình trụ đồng chất có tiết diện ngang là 10cm2. Một đầu thanh kim loại được giữ cố định bằng tấm chắn, đầu còn lại chịu tác dụng của một lực bằng bao nhiêu để khi nhiệt độ môi trường tăng từ 00C đến 200C thanh kim loại không thể dài ra. Biết suất đàn hồi của thanh kim loại là 2.1011Pa, hệ số nở dài của thanh kim loại là 1,14.10-7K-1

  • A

    \(F = 4,{56.10^6}N\)

  • B

    \(F = 114N\)

  • C

    \(F = 456N\)

  • D

    \(F = 228N\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính hệ số nở dài của vật rắn: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi của vật rắn: \(F = \frac{{ES}}{{{l_0}}}\Delta l\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Độ nở dài của thanh kim loại: \(\Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\)

+ Trong điều kiện nhiệt độ không đổi để kéo dài thanh kim loại trên cần một lực là:

\(F = \frac{{ES}}{{{l_0}}}\Delta l\)

=>Để thanh kim loại không thể nở dài khi nhiệt độ thay đổi ta cần tác dụng một lực nén dọc theo trục thanh kim loại có độ lớn:

\(F = \frac{{ES}}{{{l_0}}}\Delta l = ES\alpha \Delta t = {2.10^{11}}.({10.10^{ - 4}}).1,{14.10^{ - 7}}.20 = 456N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một thanh kim loại có hệ số nở dài là \(1,{2.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\) ở 250C thanh kim  loại có chiều dài là 1,5m. Chiều dài của thanh kim loại khi nhiệt độ tăng lên 400C là:

  • A

    \(l = 1,49m\)

  • B

    \(l = 1,5m\)

  • C

    \(l = 1,499973m\)

  • D

    \(l = 1,500027m\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t \to l = {l_0}(1 + \alpha \Delta t)\)

Chiều dài của thanh kim loại khi nhiệt độ tăng lên 400C là:

\( \to l = 1,5(1 + 1,{2.10^{ - 6}}(40 - 25)) = 1,500027m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Vòng kim loại có đường kính ngoài 40mm và đường kính trong 38mm được treo vào một lò xo cố định sao cho vòng nằm trong mặt phẳng ngang. Nhúng vòng vào nước rồi hạ từ từ bình chứa xuống. Vào thời điểm vòng rời khỏi mặt nước lò xo dãn thêm 20mm. Tính hệ số căng bề mặt của nước, biết độ cứng của lò xo là 0,5 N/m

  • A

    \(\sigma  = 0,034N/m\)

  • B

    \(\sigma  = 0,13N/m\)

  • C

    \(\sigma  = 0,041N/m\)

  • D

    \(\sigma  = 0,02N/m\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực căng bề mặt của chất lỏng: \(F = \sigma l\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi của lò xo: \({F_{dh}} = k\Delta l\)

Lời giải chi tiết:

Gọi lực căng bề mặt tác dụng lên vòng ngoài và vòng trong lần lượt là: \({F_1},{F_2}\)

Ta có: Thời điểm vòng gần rời khỏi mặt nước lực đàn hồi của lò xo cân bằng với lực căng bề mặt: \({F_{dh}} = F\)

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow k\Delta l = \sigma \pi \left( {{d_1} + {d_2}} \right)\\ \to \sigma  = \frac{{k\Delta l}}{{\pi \left( {{d_1} + {d_2}} \right)}} = \frac{{0,{{5.20.10}^{ - 3}}}}{{\pi \left( {{{40.10}^{ - 3}} + {{38.10}^{ - 3}}} \right)}} = 0,041N/m\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Để xác định hệ số căng bề mặt của rượu người ta làm như sau: Cho rượu  vào cái bình chảy nhỏ giọt ra ngoài theo một ống nhỏ, đường kính miệng ống là \(d = 4mm\), đặt thẳng đứng. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia là 2s. Sau 65 phút có \(100g\)  rượu chảy ra. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số căng bề mặt của rượu là:

  • A

    \(\sigma  = 0,04N/m\)

  • B

    \(\sigma  = 0,13N/m\)

  • C

    \(\sigma  = 0,06N/m\)

  • D

    \(\sigma  = 0,02N/m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực căng bề mặt của chất lỏng: \(F = \sigma l\)

+ Vận dụng biểu thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r = \pi d\)

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị:

\(t = 65\) phút \( = 65.60 = 3900{\rm{s}}\)

\(M = 100g = 0,1kg\)

\(d = 4mm = {4.10^{ - 3}}m\)

Nhận xét: Rượu chảy ra khi lực căng bề mặt bằng trọng lực của một giọt rượu \( \to {P_1} = F \leftrightarrow mg = \sigma l\)

Ta có:

  • Thời gian giọt này rơi sau giọt kia là 2s và sau 65 phút có \(100g\) rượu chảy ra => khối lượng của một giọt rượu: \(m = \frac{M}{{\frac{t}{2}}}\)
  • độ dài đường giới hạn chất lỏng chính bằng chu vi của ống: \(l = \pi d\)

Từ đó, ta suy ra:

\(\begin{array}{l} \to \frac{M}{{\frac{t}{2}}}g = \sigma \pi d\\ \to \sigma  = \frac{{2Mg}}{{t\pi d}} = \frac{{2.0,1.10}}{{3900.\pi {{.4.10}^{ - 3}}}} \approx 0,041N/m\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một ống mao dẫn dài hở hai đầu, đường kính trong 3mm được đổ đầy nước và dựng thẳng đứng. Tìm độ cao nước còn lại trong ống. Cho hệ số căng bề mặt của nước là 0,073 N/m, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 10m/s2.

  • A

    2,48cm

  • B

    1,95cm

  • C

    3,12cm

  • D

    2,1cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực căng bề mặt của chất lỏng: \(F = \sigma l = \sigma 2\pi r = \sigma \pi d\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

+ Vận dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = \rho V\)

+ Vận dụng biểu thức tính thể tích: \(V = S.h = \pi \frac{{{d^2}}}{4}h\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, cột nước còn lại trong ống chịu tác dụng của các lực:

+ Lực căng bề mặt của mặt lõm trên và mặt lõm dưới, hai lực này cùng hướng lên trên. Hợp lực của hai lực đó là: \(F = 2{F_1} = 2.\sigma \pi d\)

+ Trọng lực của cột nước còn lại trong ống: \(P = mg = \rho Vg = \rho .Sh.g = \rho .\pi \frac{{{d^2}}}{4}h.g\)

Trọng lực của cột nước cân bằng với lực căng bề mặt:

\(\begin{array}{l}P = F \leftrightarrow \rho .\pi \frac{{{d^2}}}{4}h.g = 2\sigma \pi d\\ \to h = \frac{{8\sigma }}{{\rho dg}} = \frac{{8.0,073}}{{{{1000.3.10}^{ - 3}}.10}} = 0,0195m \approx 1,95cm\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0oC vào một cốc nhôm đựng 0,4kg  nước ở 20oC đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế.

  • A

    \(t = 4,{5^0}C\)

  • B

    \(t = {9^0}C\)

  • C

    \(t = {4^0}C\)

  • D

    \(t = {8^0}C\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn: \(Q = \lambda m\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)

+ Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi t là nhiệt độ của cốc nước khi cục đá tan hết.

+ Nhiệt lượng mà cục nước đá thu vào để tan thành nước ở toC là. \({Q_1} = \lambda .{m_{nd}} + {c_{nd}}.{m_{nd}}.t\)

+ Nhiệt lượng mà cốc nhôm và nước tỏa ra cho nước đá là.  \({Q_2} = {c_{Al}}.{m_{Al}}({t_1} - t) + {c_n}.{m_n}({t_1} - t)\)

+Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có: \({Q_1} = {\rm{ }}{Q_2} \to t = 4,{5^o}C\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC  chuyển thành hơi ở 100oC. Cho biết nhiệt dung riêng của nước 4180J/kg.K và nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.106J/kg.

  • A

    \(Q = 34125kJ\)

  • B

    \(Q = 26513kJ\)

  • C

    \(Q = 22890kJ\)

  • D

    \(Q = 26135kJ\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng: \(Q = Lm\)

Lời giải chi tiết:

+ Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC tăng lên 100oC là: \({Q_1} = m.c.\Delta t = 3135kJ\)

+ Nhiệt lượng cần cung cấp để 10kg nước ở 100oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: \({Q_2} = Lm = 23000kJ\)

=>Nhiệt lượng cần cung cấp cho 10kg nước ở 25oC chuyển thành hơi nước ở 100oC là: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 26135kJ\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Độ ẩm tương đối của không khí ở nhiệt độ 200C là 80% thể tích của đám mây là 1010m3. Tính lượng mưa rơi xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống 100C. Cho độ ẩm cực đại của không khí ở 100Cvà 200C lần lượt là 9,4g/m3 và 17,3g/m3

  • A

    9,4.1010g

  • B

    4,44.1010g

  • C

    7,9.1010g

  • D

    3,12.1010g

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính khối lượng hơi nước: \(m = aV = fAV\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Ở nhiệt độ 200C: \({f_1} = 80\% ,{A_1} = 17,3g/{m^3}\)

Ở nhiệt độ 100C: \({f_2} = 100\% ,{A_2} = 9,4g/{m^3}\)

+ Mặt khác, ta có: \(m = aV = fAV\)

\( \to \left\{ \begin{array}{l}{m_1} = {f_1}{A_1}V = 0,8.17,{3.10^{10}} = 1,{384.10^{11}}(g)\\{m_2} = {f_2}{A_2}V = 1.9,{4.10^{10}} = 9,{4.10^{10}}(g)\end{array} \right.\)

=>Lượng nước mưa rơi xuống khi nhiệt độ không khí giảm xuống 100C:

\(\Delta m = {m_1} - {m_2} = 1,{384.10^{11}} - 9,{4.10^{10}} = 4,{44.10^{10}}g\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một thang máy được kéo bởi $3$ dây cáp bằng thép giống nhau có cùng đường kính $1cm$ và suất Y-âng là \(E = {2.10^{11}}Pa\). Khi sàn thang máy ở ngang với sàn tầng thứ nhất thì chiều dài mỗi dây cáp là $25m$. Một kiện hàng $700kg$ được đặt vào thang máy. Tính độ chênh lệch giữa sàn thang máy và sàn của tầng nhà. Coi độ chênh lệch này chỉ do độ dãn của các dây cáp.

  • A

    2,3mm

  • B

    4,6mm

  • C

    3,7mm

  • D

    4,1mm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

+ Vận dụng biểu thức của định luật Húc: \(F = E\frac{S}{{{l_0}}}\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Trọng lượng của kiện hàng: \(P = mg\)

+ Lực kéo tác dụng vào mỗi dây khi đặt kiện hàng vào trong thang máy: \(F = \dfrac{{mg}}{3}\)

+ Theo định luật Húc: \(F = E\dfrac{S}{{{l_0}}}\Delta l\)

Ta suy ra:

\(\begin{array}{l}E\frac{S}{{{l_0}}}\Delta l = \dfrac{{mg}}{3}\\ \to \Delta l = \dfrac{{mg{l_0}}}{{3ES}} = \dfrac{{mg{l_0}}}{{3E\dfrac{{\pi {d^2}}}{4}}}\\ = \dfrac{{700.10.25}}{{{{3.2.10}^{11}}\dfrac{{\pi {{(0,01)}^2}}}{4}}} = 3,{7.10^{ - 3}}m = 3,7mm\end{array}\)

=> Độ chênh lệch giữa sàn thang máy và sàn nhà là $3,7mm$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Biết hệ số nở dài của thanh kim loại bằng đồng là 18.10-6K-1, của thanh kim loại bằng sắt là 12.10-6K-1. Tổng chiều dài ban đầu của thanh đồng và thanh sắt ở nhiệt độ 00C là 6m. Hiệu chiều dài của hai thanh kim loại luôn không đổi. Xác định chiều dài ban đầu của mỗi thanh ở nhiệt độ 00C

  • A

    \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} = 3m\\{l_{02}} = 3m\end{array} \right.\)

  • B

    \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} = 3,6m\\{l_{02}} = 2,4m\end{array} \right.\)

  • C

    \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} = 2,4m\\{l_{02}} = 3,6m\end{array} \right.\)

  • D

    \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} = 3m\\{l_{02}} = 2m\end{array} \right.\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài của chất rắn: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Thanh đồng: \({\alpha _1} = {18.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)

  • Chiều dài ở nhiệt độ 00C: \({l_{01}}\)
  • Chiều dài ở nhiệt độ t0C: \({l_1} = {l_{01}}(1 + {\alpha _1}t)\)

- Thanh sắt: \({\alpha _2} = {12.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\)

  • Chiều dài ở nhiệt độ 00C: \({l_{02}}\)
  • Chiều dài ở nhiệt độ t0C: \({l_2} = {l_{02}}(1 + {\alpha _2}t)\)

- Tổng chiều dài hai thanh ở 00C: \({l_{01}} + {l_{02}} = 6m\)(1)

- Hiệu chiều dài hai thanh ở nhiệt độ t0C:

\(\begin{array}{l}{l_1} - {l_2} = {l_{01}}(1 + {\alpha _1}t) - {l_{02}}(1 + {\alpha _2}t)\\ = ({l_{01}} - {l_{02}}) + ({l_{01}}{\alpha _1}t - {l_{02}}{\alpha _2}t)\end{array}\)

Theo đầu bài, hiệu chiều dài của hai thanh kim loại luôn không đổi

=>\({l_1} - {l_2}\) không phụ thuộc vào nhiệt độ t

\(({l_{01}}{\alpha _1}t - {l_{02}}{\alpha _2}t) = 0 \to {l_{01}}{\alpha _1} = {l_{02}}{\alpha _2}\)(2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} + {l_{02}} = 6m\\{18.10^{ - 6}}{l_{01}} = {12.10^{ - 6}}{l_{02}}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{l_{01}} = 2,4m\\{l_{02}} = 3,6m\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ