Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A

    Thẳng đều

  • B

    Thẳng chậm dần đều

  • C

    Thẳng nhanh dần đều

  • D

    Tròn đều

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi tự do hay nói cách khác là chuyển động thẳng nhanh dần đều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Gọi \({F_1}\), \({F_2}\) là độ lớn của hai lực thành phần, \(F\) là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng.

  • A

    \(F\) không bao giờ nhỏ hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\)

  • B

    \(F\) không bao giờ bằng \({F_1}\) hoặc \({F_2}\)

  • C

    \(F\) luôn luôn lớn hơn cả \({F_1}\) và \({F_2}\)

  • D

    Trong mọi trường hợp: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điều kiện của hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

A, B, C – sai

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đồ thị a - t của chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng:

  • A

    Là đường thẳng song song với trục Ot

  • B

    Là đường thẳng có thể đi qua gốc tọa độ

  • C

    Là một nhánh parabol

  • D

    Là đường thẳng song song với trục Ox

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Đồ thị a - t của chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng là đường thẳng song song với trục Ot

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Biểu thức nào sau đây là đúng về định luật III – Niuton?

  • A

    \(\overrightarrow {{F_{AB}}} = \overrightarrow {{F_{BA}}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{F_{AB}}} + \overrightarrow {{F_{BA}}} = \overrightarrow 0 \)

  • C

    $\dfrac{{\overrightarrow {{F_{AB}}} }}{{\overrightarrow {{F_{BA}}} }} = \overrightarrow 0 $

  • D

    $\overrightarrow {{F_{AB}}} .\overrightarrow {{F_{BA}}} = \overrightarrow 0 $

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về định luật III – Niuton: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối:  

Lời giải chi tiết:

Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: ${\vec F_{AB}} = - {\vec F_{BA}}$ 

Nên  ta có:\(\overrightarrow {{F_{AB}}} + \overrightarrow {{F_{BA}}} = 0\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Cho chuyển động tròn đều với chu kì \(T\), bán kính quĩ đạo \(r\). Biểu thức của gia tốc hướng tâm của vật là:

  • A

    \(a = 4{\pi ^2}\frac{r}{{{T^2}}}\)

  • B

    \(a = 4\pi \frac{r}{{{T^2}}}\)

  • C

    \(a = 4\pi \frac{r}{T}\)

  • D

    \(a = 4{\pi ^2}\frac{{{r^2}}}{{{T^2}}}\) 

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

+ Vận dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

+ Vận dụng mối liên hệ giữa chu kì và tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r}\)

+ Mặt khác, vận tốc dài: \(v = \omega r\)

+ Tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Ta suy ra:\({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r = 4{\pi ^2}\frac{r}{{{T^2}}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí ban đầu, gốc thời gian trùng với thời điểm ban đầu, vật chuyển động thẳng đều thì phương trình nào trong các phương trình sau là sai.

  • A

    \(x = vt\)

  • B

    \(x = {x_0} + vt\)

  • C

    \(v = const\)

  • D

    \(s = vt\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Do: Chọn gốc tọa độ trùng với vị trí ban đầu, gốc thời gian trùng với thời điểm ban đầu

=> Phương trình chuyển động của chất điểm cũng chính là phương trình quãng đường: \(s = x = vt\)

Vật chuyển động thẳng đều: \(v = const\)

=> Phương trình ở phương án B – sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chọn câu đúng nhất?

  • A

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều  bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều.

  • B

    Chuyển động thẳng nhanh  dần đều có gia tốc lớn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

  • C

    Chuyển động thẳng  biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.

  • D

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều có phương, chiều và độ lớn  không đổi.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chọn phát biểu đúng

  • A

    Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.

  • B

    Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.

  • C

    Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

  • D

    Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về định luật I – Niuton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

Lời giải chi tiết:

Định luật I - Niutơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều.

=> Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Câu nào sau đây nói về sự rơi là đúng?

  • A

    Khi không có sức cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

  • B

    Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc.

  • C

    Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.

  • D

    Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A – sai vì: Khi không có sức cản, các vật nặng nhẹ đều rơi như nhau

B – đúng

C – sai vì: Các vật rơi tự do với gia tốc  như nhau

D – sai vì: Vận tốc của vật chạm đất phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì: 

  • A

    tọa độ của vật luôn có giá trị (+)

  • B

    vận tốc của vật luôn có giá trị (+)

  • C

    tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+)

  • D

    tọa độ luôn trùng với quãng đường

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá tri (+)

Còn quãng đường còn phụ thuộc xem vật xuất phát từ đâu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là:

  • A

    Thước mét

  • B

    Lực kế

  • C

    Đồng hồ

  • D

    Cân

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa và công dụng của các dụng cụ đo

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Thước mét - đo chiều dài

+ Lực kế - đo lực

+ Đồng hồ - đo thời gian

+ Cân - đo khối lượng

=> Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là lực kế

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?

  • A

    12 phút 16 giây

  • B

    14 phút 17 giây

  • C

    16 phút 6 giây

  • D

    10 phút 16 giây

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng chu kì quay của kim giờ và kim phút

+ Chu kì quay 1 vòng của kim giờ: \(12h\)

+ Chu kì quay 1 vòng của kim phút: \(1h = 60'\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Kim giờ đi \(\dfrac{1}{{12}}\) vòng tròn thì kim phút đi hết \(1\) vòng tròn tương ứng \(60\) phút

Như vậy, hiệu của 2 vận tốc: \(1 - \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{11}}{{12}}\) vòng tròn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Nếu xét trạng thái của một vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì điều nào sau đây là sai?

  • A Vật có thể có vận tốc khác nhau.
  • B Vật có thể chuyển động với quỹ đạo khác nhau.
  • C Vật có thể có hình dạng khác nhau.
  • D

    Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về tính tương đối của chuyển động, tính tương đối của vận tốc

Lời giải chi tiết:

Ta có: Quỹ đạo, vận tốc của vật có tính tương đối.

Xét trạng thái của vật trong các hệ quy chiếu khác nhau thì vật có:

+ Quỹ đạo khác nhau

+ Vận tốc khác nhau \( \Rightarrow \) Vật có thể đứng yên hoặc chuyển động.

C – sai vì hình dạng của vật không thay đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Tàu Thống nhất Bắc Nam S1 xuất phát từ ga Hà Nội vào lúc 19h00min, tới ga Vinh vào lúc 0h34min ngày hôm sau. Khoảng thời gian tàu Thống nhất Bắc Nam S1 chạy từ ga Hà Nội tới ga Vinh là

  • A 5h34min   
  • B 24h34min      
  • C 4h26min   
  • D 18h26min

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Khoảng thời gian: \(\Delta t={{t}_{2}}-{{t}_{1}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta đổi: 00h34min thành 24h34min cùng ngày

Khi đó: 

\(\left\{ \begin{array}{l}
{t_1} = 19h00\min \\
{t_2} = 24h34\min
\end{array} \right.\)

Khoảng thời gian mà tàu chạy là:

\(\Delta t=24h34min19h00min=5h34min\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một chất điểm chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ thời gian như hình vẽ. Phương trình chuyển động của vật là:

  • A

    \(x = 100 - 20t\)

  • B

    \(x = 1 + 20t\)

  • C

    \(x = 100 + 20t\)

  • D

    \(x = 1 - 20t\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Phương trình chuyển động: \(x = {x_0} + vt\)

Từ đồ thị x-t, ta có:

+ Tại thời điểm \({t_0} = 0\) : \({x_0} = 100km\)

+ Tại \(t = 1h\): \(x = 80km = {x_0} + v.1 \to v = \frac{{80 - 100}}{1} =  - 20(km/h)\)

=> phương trình chuyển động của vật: \(x = 100 - 20t{\rm{      }}(km)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một đoàn tàu bắt đầu rời ga. Chuyển động nhanh dần đều, sau $20s$ đạt đến vận tốc $36km/h$ . Hỏi sau bao lâu nữa tàu đạt được vận tốc $54km/h$?

  • A

    $t = 30s$

  • B

    $t = 5s$

  • C

    $t = 10s$

  • D

    $t = 20s$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(36km/h = 10m/s\)

+ Gia tốc của chuyển động: \(a = \frac{{10 - 0}}{{20}} = 0,5m/{s^2}\)

+ Phương trình vận tốc của vật: \(v = at = 0,5t\)

Thời gian để tàu đạt vận tốc \(54{\rm{ }}km/h = 15m/s\) tính từ lúc tàu đạt tốc độ 36km/h là: \(\Delta t = \frac{{15}}{{0,5}} - 20 = 30 - 20 = 10{\rm{s}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một vật rơi tự do từ độ cao 80m. Lấy g = 10m/s2. Quãng đường vật rơi được trong 2s và trong giây thứ 2 là:

  • A 45m và 20m 
  • B 20m và 15m         
  • C 20m và 35m          
  • D 20m và 10m

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quãng đường vật rơi trong  n giây : \({s_{t = n}} = \dfrac{1}{2}g.{n^2}\)

Quãng đường vật rơi trong giây thứ n:

\({s_n} = {s_{t = n}} - {s_{t = n - 1}} = \dfrac{1}{2}g.{n^2} - \dfrac{1}{2}g.{\left( {n - 1} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có : \(\left\{ \begin{array}{l}h = 80m\\g = 10m/{s^2}\end{array} \right.\)

Quãng đường vật rơi trong 2s là :

\({s_{t = 2}} = \dfrac{1}{2}g.{t^2} = \dfrac{1}{2}{.10.2^2} = 20m\)

Quãng đường vật rơi trong giây thứ hai là:

\({s_2} = {s_{t = 2}} - {s_{t = 1}} = \dfrac{1}{2}{.10.2^2} - \dfrac{1}{2}{.10.1^2} = 15m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một vật được thả rơi tự do, khi chạm đất tốc độ của vật là 30 m/s. Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống, lấy  g = 10m/s2. Khi tốc độ của vật là 20 (m/s) thì vật còn cách đất bao nhiêu và sau bao lâu thì vật rơi đến đất (kể từ khi tốc độ của vật là 20m/s).

  • A 20m; 2s
  • B 25m; 1s
  • C 20m; 1s
  • D 25m; 2s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức:

- Thời gian từ lúc rơi đến khi chạm đất: v = g.t

- Độ cao lúc thả vật:\(h = \frac{{g.{t^2}}}{2}\)

- Công thức độc lập với thời gian:

\(v_{^1}^2 - v_0^2 = 2g{h_1}\)

- Công thức vận tốc v = gt

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt:

Tốc độc của vật khi chạm đất: \({{v}_{cd}}~=30m/s\)

Chọn gốc tọa độ tại vị trí thả vật, gốc thời gian là lúc thả vật, chiều dương hướng xuống,  g = 10m/s2.

Khi v = 20 (m/s) thì vật còn cách đất bao nhiêu và sau bao lâu thì vật rơi đến đất (kể từ khi tốc độ của vật là 20m/s).

Giải:

+ Thời gian từ lúc rơi đến khi chạm đất: \(v=g.t\Rightarrow t=3(s)\)

+ Độ cao lúc thả vật: \(h=\frac{g.{{t}^{2}}}{2}\Rightarrow h=45(m)\)

+ Khi tốc độ v1 = 20 m/s, ta có: \(v_{1}^{2}=2g{{h}_{1}}\Rightarrow {{h}_{1}}=20(m)\)

→ Vật cách mặt đất một đoạn: \(\Delta h=h-{{h}_{1}}=45-20=25(m)\)

+ Thời gian từ lúc thả đến khi vật đạt tốc độ là 20m/s là t1:

\({{v}_{1}}=g.{{t}_{1}}\Rightarrow {{t}_{1}}=2(s)\Rightarrow {{t}_{2}}=t-{{t}_{1}}=1(s)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính \(r = 100cm\) với gia tốc hướng tâm \({a_{ht}} = 4{\rm{ }}cm/{s^2}\). Chu kì \(T\) trong chuyển động của vật đó là:

  • A

    \(8\pi \left( s \right)\)

  • B

    \(6\pi \left( s \right)\)

  • C

    \(12\pi \left( s \right)\)

  • D

    \(10\pi \left( s \right)\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì của chuyển động tròn đều: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (1)

+ Mặt khác, chu kì của chuyển động tròn: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r \to T = 2\pi \sqrt {\frac{r}{{{a_{ht}}}}}  = 2\pi \sqrt {\frac{1}{{0,04}}}  = 10\pi s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một tàu hoả chuyển động thẳng đều với v = 10 m/s so với mặt đất. Một người đi đều trên sàn tàu có vận tốc 1m/s so với tàu. Xác định vận tốc của người đó so với mặt đất trong trường hợp người và tàu chuyển động vuông góc với nhau:

  • A  10,5 m/s 
  • B  11 m/s
  • C  10,05 m/s 
  • D  9 m/s

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương pháp:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Lời giải chi tiết:

Cách giải:

Người và tàu chuyển động vuông góc với nhau nên vận tốc của người đó so với mặt đất là:

\({v_{13}} = \sqrt {v_{12}^2 + v_{23}^2}  = \sqrt {{{10}^2} + {1^2}}  = 10,05m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một quả bóng khối lượng \(200g\) bay với vận tốc \(90km/h\) đến đập vuông góc vào tường rồi bật trở lại theo phương cũ với vận tốc \(54km/h\). Thời gian va chạm giữa bóng và tường là \(0,05s\). Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là:

  • A

    120N

  • B

    210N

  • C

    200N

  • D

    160N

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật II Niutơn:  \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Đổi:

\(90km/h=25m/s\)

\(54km/h = 15 m/s\)

+ Chọn chiều dương từ tường tới bóng.

Khi đó vận tốc của bóng trước khi đập vào tường là: \(-25m/s\)

Ta có: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{15 - ( - 25)}}{{0,05}} = 800m/s\)

+ Độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng là: \(F = ma = 0,2.800 = 160N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một quả bóng có khối lượng \(500g\) đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực \(250N\) . Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

  • A

    $2m/{s^2}$

  • B

    $0,002m/{s^2}$

  • C

    $0,5m/{s^2}$

  • D

    $500m/{s^2}$

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Áp dụng định luật II Niutơn:  \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Đổi \(500g=0,5 kg\).

Theo định luật II Niutơn, ta có: \(a = \dfrac{F}{m} = \dfrac{{250}}{{0,5}} = 500m/{s^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.

  • A

    $0,4m$

  • B

    $2cm$

  • C

    $0,6m$

  • D

    $10cm$

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Từ một đỉnh tháp người ta thả rơi tự do vật thứ nhất. Hai giây sau, ở tầng tháp thấp hơn 40 m, người ta thả rơi tự do vật thứ hai. Lấy g = 10m/s2. Sau bao lâu hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi?

  • A 1,5 s
  • B 2 s
  • C 3 s
  • D 2,5 s

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Phương trình chuyển động dạng tổng quát:  \(y = {y_0} + {v_0}\left( {t - {t_0}} \right) + \frac{1}{2}a{\left( {t - {t_0}} \right)^2}\)

Hai vật gặp nhau: y1 = y2

Lời giải chi tiết:

Chọn trục toạ độ thẳng đứng, gốc toạ độ tại đỉnh tháp, chiều dương hướng xuống.

Chọn gốc thời gian là lúc vật thứ nhất được thả rơi.

Phương trình chuyển động của vật (1): \({y_1} = {y_{01}} + {v_{01}}\left( {t - {t_{01}}} \right) + \frac{1}{2}{a_1}{\left( {t - {t_{01}}} \right)^2}\)

Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_{01}} = 0\\{v_{01}} = 0\\{t_{01}} = 0\\{a_1} = g = 10m/{s^2}\end{array} \right. \Rightarrow {y_1} = 5{t^2}\,\,\,\left( m \right)\)

Phương trình chuyển động của vật (2): \({y_2} = {y_{02}} + {v_{02}}\left( {t - {t_{02}}} \right) + \frac{1}{2}{a_2}{\left( {t - {t_{02}}} \right)^2}\)

Có: \(\left\{ \begin{array}{l}{y_{02}} = 40m\\{v_{02}} = 0\\{t_{02}} = 2s\\{a_2} = g = 10m/{s^2}\end{array} \right. \Rightarrow {y_2} = 40 + 5{\left( {t - 2} \right)^2}\,\,\,\left( m \right)\)

Hai vật chạm nhau (gặp nhau): \({y_1} = {y_2} \Leftrightarrow 5{t^2} = 40 + 5{\left( {t - 2} \right)^2} \Rightarrow t = 3s\)

Sau 3s hai vật sẽ chạm nhau tính từ lúc vật thứ nhất được thả rơi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Xe lăn 1 có khối lượng m1 = 400g có gắn một lò xo. Xe lăn 2 có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo (hình 16.6). Khi ta đốt dây buộc, lò xo dãn ra và sau một thời gian Δt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với tốc độ v1 = 1,5m/s; v2 = 1m/s. Tính m2 (bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong thời gian Δt).

  • A  200g        
  • B  400g  
  • C  500g     
  • D  600g

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- Định luật II Niu – tơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow F }}{m}\) hay \(\overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \)

- Định luật III Niu – tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

Biểu thức : \(\overrightarrow {{F_{BA}}}  =  - \overrightarrow {{F_{AB}}} \)

Lời giải chi tiết:

Gọi \(\overrightarrow {{F_{12}}\;} \) là lực mà thông qua lò xo, xe (1) tác dụng lên xe (2).

Theo định luật II Niuton: \({F_{12}} = {m_2}.{a_2} = {m_2}.\dfrac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = {m_2}.\dfrac{{{v_2} - 0}}{{\Delta t}}\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)

Gọi \(\overrightarrow {{F_{21}}\;} \) là lực mà thông qua lò xo, xe (2) tác dụng lên xe (1).

Theo định luật II Niuton: \({F_{21}} = {m_1}.{a_1} = {m_1}.\dfrac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = {m_1}.\dfrac{{{v_1} - 0}}{{\Delta t}}\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)

Theo định luật III Niuton, về độ lớn: F12 = F21    (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra:

\({m_2}.\dfrac{{{v_2}}}{{\Delta t}}\, = {m_1}.\dfrac{{{v_1}}}{{\Delta t}} \Rightarrow {m_2} = \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}}.{m_1} = \dfrac{{1,5}}{1}.400 = 600g\)

Vậy khối lượng xe lăn (2) là m2 = 600g.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ