Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Ở trạng thái cân bằng nhiệt, ta có:

  • A

    \({Q_{toa}} \ne {Q_{thu}}\)

  • B

    \({Q_{toa}} < {Q_{thu}}\)

  • C

    \({Q_{toa}} > {Q_{thu}}\)

  • D

    \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết và phương trình về cân bằng nhiệt

Lời giải chi tiết:

Ở trạng thái cân bằng nhiệt, ta có: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Hiện tượng mao dẫn :

  • A

    Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn đặt vuông góc với chậu chất lỏng

  • B

    Chỉ xảy ra khi chất lỏng không làm dính ướt ống mao dẫn

  • C

    Là hiện tượng mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống trong ống có tiết diện nhỏ so với chất lỏng bên ngoài ống

  • D

    Chỉ xảy ra khi ống mao dẫn là ống thẳng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng định nghĩa về hiện tượng mao dẫn

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng ở bên trong các ống có bán kính trong nhỏ, trong các vách hẹp, khe hẹp, các vật xốp, ... so với mực chất lỏng ở ngoài.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án sai khi nói về hệ số căng bề mặt của chất lỏng:

  • A

    Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng

  • B

    Phụ thuộc vào nhiệt độ của chất lỏng

  • C

    Tăng khi nhiệt độ tăng

  • D

    Có giá trị bằng \(\frac{F}{l}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem chú ý về hệ số căng bề mặt của chất lỏng

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: hệ số căng bề mặt của chất lỏng giảm khi nhiệt độ tăng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ứng dụng nào sau đây không phải của hiện tượng nở vì nhiệt:

  • A

    Cốc thủy tinh bị nóng lên khi rót nước nóng vào.

  • B

    Giữa hai thanh ray đường sắt có một khe hở

  • C

    Những dây dẫn điện thường được căng hơi chùng

  • D

    Các ống dẫn thường có những chỗ uốn cong.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về sự nở vì nhiệt và xem ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Lời giải chi tiết:

Cốc thủy tinh bị nóng lên khi rót nước nóng vào không phải ứng dụng của hiện tượng nở vì nhiệt mà đó là sự truyền nhiệt.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Giới hạn bền của vật liệu là:

  • A

    Độ lớn lực lớn nhất đặt vào vật để vật không bị hỏng

  • B

    Diện tích tiết diện nhỏ nhất của vật khi chế tạo để vật không bị hỏng

  • C

    Ứng suất lớn nhất có thể đặt vào vật để vật không bị hỏng

  • D

    Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về ứng suất 

Lời giải chi tiết:

Giới hạn bền của vật liệu là ứng suất lớn nhất có thể đặt vào vật để vật không bị hỏng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình ?

  • A

    Có dạng hình học xác định.

  • B

    Có cấu trúc tinh thể.

  • C

    Có tính dị hướng.

  • D

    Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về đặc điểm và tính chất của chất rắn vô định hình 

Lời giải chi tiết:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?

  • A

    Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí

  • B

    Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí

  • C

    Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí

  • D

    Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về độ ẩm tuyệt đối

Lời giải chi tiết:

Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) chứa trong 1 m3 không khí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

  • A

    Chất lỏng có thể tích xác định còn hình dạng không xác định.

  • B

    Chất lỏng có thể tích và hình dạng phụ thuộc vào hình dạng của bình chứa

  • C

    Chất lỏng có dạng hình cầu khi ở trạng thái không trọng lượng

  • D

    Chất lỏng khi ở gần mặt đất có hình dạng bình chứa là do tác dụng của trọng lực.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Sử dụng lí thuyết về chất lỏng

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì chất lỏng có thể tích xác định không phụ vào hình dạng bình chứa.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

  • A

    Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

  • B

    Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.

  • C

    Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

  • D

    Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về sự đông đặc

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?

  • A

    Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.

  • B

    Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).

  • C

    Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy hoàn toàn một đơn vị khối lượng của một chất rắn kết tinh ở nhiệt độ nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy riêng (hay gọi tắt là nhiệt nóng chảy)

\(Q = \lambda m\)

Trong đó:

     + \(\lambda \): nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn (J/kg)

     + \(m\): khối lượng của chất rắn

=> Các phương án A, B, C đều đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn phương án đúng trong các phương án sau:

  • A

    Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng yếu hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng dính ướt.

  • B

    Nếu lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau thì có hiện tượng không dính ướt.

  • C

    Sự dính ướt hay không dính ướt là hệ quả của tương tác rắn lỏng

  • D

    Khi lực hút của các phân tử chất lỏng với nhau hớn hơn lực hút của các phân tử chất khí với chất lỏng thì có hiện tượng không dính ướt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về hiện tượng dính ướt và không dính ướt

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: hiện tượng dính ướt xảy ra khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng mạnh hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau.

B - sai vì: hiện tượng không dính ướt xảy ra khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng yếu hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau.

C - đúng

D - sai vì: hiện tượng không dính ướt xảy ra khi lực tương tác giữa các phân tử chất rắn với chất lỏng yếu hơn lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chất rắn vô định hình:

  • A

    Có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

  • B

    Không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

  • C

    Không có cấu trúc tinh thể, do đó có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng

  • D

    Có cấu trúc tinh thể, có dạng hình học xác định, có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính dị hướng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem định nghĩa về chất rắn vô định hình (CRVDH)

Lời giải chi tiết:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Biểu thức nào sau đây xác định độ ẩm tỉ đối của không khí ?

  • A

    \(f = \frac{A}{a}.100\% \)

  • B

    \(f = \frac{A}{{as}}\)

  • C

    \(f = \frac{p}{{{p_{ph}}}}\)

  • D

    \(f = \frac{p}{{{p_{ph}}}}.100\% \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về độ ẩm tỉ đối (hay độ ẩm tương đối)

Lời giải chi tiết:

Độ ẩm tỉ đối \(f\) của không khí là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ:\(f = \frac{a}{A}.100\% \)

hoặc tính gần đúng bằng tỉ số phần trăm giữa áp suất riêng phần p của hơi nước và áp suất pbh của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng một nhiệt độ:\(f \approx \frac{p}{{{p_{bh}}}}.100\% \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào:

  • A

    Bản chất của vật

  • B

    Nhiệt độ của vật

  • C

    Độ tăng nhiệt độ

  • D

    Chiều dài ban đầu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài của vật rắn: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

=>Độ nở dài phụ thuộc vào bản chất của vật, độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của vật

Độ nở dài không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật mà phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hệ số đàn hồi của một thanh rắn đồng chất hình trụ là 100N/m. Đầu trên của thanh cố định, thanh dài thêm 1,6cm khi treo vào đầu dưới của thanh rắn một vật có khối lượng m. Xác định giá trị của m, lấy \(g = 10m/{s^2}\).

  • A

    \(m = 230g\)

  • B

    \(m = 0,32kg\)

  • C

    \(m = 0,16kg\)

  • D

    \(m = 180g\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, thanh dài thêm 1,6cm do trọng lực của vật m tác dụng vào thanh.

Độ lớn của trọng lực đúng bằng độ lớn của lực đàn hồi xuất hiện khi thanh bị kéo dãn.

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k.\Delta l = mg\\ \to m = \frac{{k.\Delta l}}{g} = \frac{{100.(1,{{6.10}^{ - 2}})}}{{10}} = 0,16(kg)\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một sợi dây bằng kim loại dài thêm ra 1,2mm khi treo vật nặng có khối lượng 6kg. Biết chiều dài ban đầu là 2m, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số đàn hồi của kim loại làm dây là:

  • A

    \(k = 50000N/m\)

  • B

    \(k = 25000N/m\)

  • C

    \(k = 15000N/m\)

  • D

    \(k = 20000N/m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, khi cân bằng thì lực đàn hồi có độ lớn bằng độ lớn của trọng lực của vật nặng:

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{6.10}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = 50000(N/m)\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hai thanh ray xe lửa dài $10m$ phải đặt cách nhau một khoảng tối thiểu bao nhiêu để khi nhiệt độ tăng từ $18^0C$ lên nhiệt độ $49^0C$ thì vẫn còn đủ khoảng trống để chúng dài ra. Coi hai thanh ray xe lửa bằng thép có hệ số nở dài là $1,14.10^{-7}{K^{-1}}$.

  • A

    3,534.10-5m

  • B

    5,43.10-5m

  • C

    3,44.10-5m

  • D

    2,534.10-5m

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có khoảng cách tối thiểu giữa hai thanh ray phải bằng tổng độ nở dài của hai thanh ray:

\(\begin{array}{l}\Delta x = \Delta l = \alpha {l_0}\Delta t\\ = 1,{14.10^{ - 7}}.10.(49 - 18) = 3,{534.10^{ - 5}}(m)\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một thước nhôm có các độ chia đúng ở $5^0C$. Dùng thước này đo chiều dài của một vật ở $35^0C$. Kết quả đọc được là $88,45cm$. Phần trăm sai số do ảnh hưởng của nhiệt độ và chiều dài đúng của vật là bao nhiêu? Biết hệ số nở dài của nhôm là \(\alpha  = {2,3.10^{ - 5}}{K^{ - 1}}\)

  • A

    \(0,07\% \) và \(l' = 88,5106cm\)

  • B

    \(0,07\% \) và \(l' = 88,3894cm\)

  • C

    \(0,7\% \) và \(l' = 87,85cm\)

  • D

    \(0,7\% \) và \(l' = 89,05cm\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính chiều dài của vật : \(l = {l_0}(1 + \alpha t)\)

+ Vận dụng biểu thức tính % sai số: \(\delta  = \frac{{\Delta l}}{l}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Ở 350C chiều dài của thước là: \({l_2} = {l_0}(1 + \alpha {t_2})\)

Nếu ở 50C thì chiều dài thước là: \({l_1} = {l_0}(1 + \alpha {t_1})\)

+ Sai số do ảnh hưởng của nhiệt độ là do thước dãn nở một đoạn: \(\Delta l = \left| {{l_2} - {l_1}} \right| = \alpha {l_0}\Delta t\)

\(\begin{array}{l} \to \Delta l = \frac{{{l_2}}}{{1 + \alpha {t_2}}}\alpha \Delta t\\ = \frac{{88,45}}{{1 + 2,{{3.10}^{ - 5}}.(35 + 273)}}.2,{3.10^{ - 5}}.(35 - 5) = 0,0606cm\end{array}\)

Chiều dài đúng của vật là: \(l' = {l_2} - \Delta l = 88,45 - 0,0606 = 88,3894cm\)

Phần trăm sai số của phép đo: \(\delta  = \frac{{\Delta l}}{{l'}}.100\%  = \frac{{0,0606}}{{88,3894}}.100\%  \approx 0,07\% \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Để xác định hệ số căng bề mặt của rượu người ta làm như sau: Cho rượu  vào cái bình chảy nhỏ giọt ra ngoài theo một ống nhỏ, đường kính miệng ống là \(d = 4mm\), đặt thẳng đứng. Thời gian giọt này rơi sau giọt kia là 2s. Sau 65 phút có \(100g\)  rượu chảy ra. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số căng bề mặt của rượu là:

  • A

    \(\sigma  = 0,04N/m\)

  • B

    \(\sigma  = 0,13N/m\)

  • C

    \(\sigma  = 0,06N/m\)

  • D

    \(\sigma  = 0,02N/m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực căng bề mặt của chất lỏng: \(F = \sigma l\)

+ Vận dụng biểu thức tính chu vi đường tròn: \(C = 2\pi r = \pi d\)

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị:

\(t = 65\) phút \( = 65.60 = 3900{\rm{s}}\)

\(M = 100g = 0,1kg\)

\(d = 4mm = {4.10^{ - 3}}m\)

Nhận xét: Rượu chảy ra khi lực căng bề mặt bằng trọng lực của một giọt rượu \( \to {P_1} = F \leftrightarrow mg = \sigma l\)

Ta có:

  • Thời gian giọt này rơi sau giọt kia là 2s và sau 65 phút có \(100g\) rượu chảy ra => khối lượng của một giọt rượu: \(m = \frac{M}{{\frac{t}{2}}}\)
  • độ dài đường giới hạn chất lỏng chính bằng chu vi của ống: \(l = \pi d\)

Từ đó, ta suy ra:

\(\begin{array}{l} \to \frac{M}{{\frac{t}{2}}}g = \sigma \pi d\\ \to \sigma  = \frac{{2Mg}}{{t\pi d}} = \frac{{2.0,1.10}}{{3900.\pi {{.4.10}^{ - 3}}}} \approx 0,041N/m\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một ống mao dẫn dài hở hai đầu, đường kính trong 3mm được đổ đầy nước và dựng thẳng đứng. Tìm độ cao nước còn lại trong ống. Cho hệ số căng bề mặt của nước là 0,073 N/m, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 10m/s2.

  • A

    2,48cm

  • B

    1,95cm

  • C

    3,12cm

  • D

    2,1cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực căng bề mặt của chất lỏng: \(F = \sigma l = \sigma 2\pi r = \sigma \pi d\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

+ Vận dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = \rho V\)

+ Vận dụng biểu thức tính thể tích: \(V = S.h = \pi \frac{{{d^2}}}{4}h\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, cột nước còn lại trong ống chịu tác dụng của các lực:

+ Lực căng bề mặt của mặt lõm trên và mặt lõm dưới, hai lực này cùng hướng lên trên. Hợp lực của hai lực đó là: \(F = 2{F_1} = 2.\sigma \pi d\)

+ Trọng lực của cột nước còn lại trong ống: \(P = mg = \rho Vg = \rho .Sh.g = \rho .\pi \frac{{{d^2}}}{4}h.g\)

Trọng lực của cột nước cân bằng với lực căng bề mặt:

\(\begin{array}{l}P = F \leftrightarrow \rho .\pi \frac{{{d^2}}}{4}h.g = 2\sigma \pi d\\ \to h = \frac{{8\sigma }}{{\rho dg}} = \frac{{8.0,073}}{{{{1000.3.10}^{ - 3}}.10}} = 0,0195m \approx 1,95cm\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

$2kg$ nước đá ở nhiệt độ $0^0C$ cần nhiệt lượng cung cấp là bao nhiêu để chuyển lên nhiệt độ $60^0C$ biết nhiệt dung riêng của nước là $4200J/kg.K$, nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là $3,4.10^5 J/kg.K$

  • A

    \(Q = 1184kJ\)

  • B

    \(Q = 688,4J\)

  • C

    \(Q = 546,5kJ\)

  • D

    \(Q = 546,5J\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn: \(Q = \lambda m\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Nhiệt lượng để 2kg nước đá tan chảy hoàn toàn là: \({Q_1} = \lambda m\)

+ Nhiệt lượng để 2kg nước đá đó thay đổi từ 00C lên 600C là: \({Q_2} = mc\Delta t\)

+ Nhiệt lượng cung cấp để 2kg nước đá ở 00C lên 600C là: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = \lambda m + mc\Delta t\)

Thay số, ta được:

\(\begin{array}{l}Q = {Q_1} + {Q_2} = \lambda m + mc\Delta t\\ = 3,{4.10^5}.2 + 2.4200.(60 - 0)\\ = 1184kJ\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Lấy 0,01kg hơi nước ở 1000C cho ngưng tụ trong bình nhiệt lượng kế chứa 0,2kg nước ở 9,50C. nhiệt độ cuối cùng là 400C, cho nhiệt dung riêng của nước là c = 4180J/kg.K. Tính nhiệt hóa hơi của nước.

  • A

    \(L = 3,{6.10^5}J/kg.\)

  • B

    \(L = 5,{4.10^6}J/kg.\)

  • C

    \(L = 2,{3.10^6}J/kg.\)

  • D

    \(L = 4,{8.10^5}J/kg.\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng: \(Q = Lm\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

+ Nhiệt lượng tỏa ra khi ngưng tụ hơi nước ở 1000C thành nước ở 1000C: \({Q_1} = L{m_1} = 0,01L\)

+ Nhiệt lượng tỏa ra khi nước ở 1000C thành nước ở 400C:

\(\begin{array}{l}{Q_2} = mc(100 - 40)\\ = 0,01.4180(100 - 40) = 2508J\end{array}\)

=>Nhiệt lượng tỏa ra khi hơi nước ở 1000C biến thành nước ở 400C: \(Q = {Q_1} + {Q_2} = 0,01L + 2508\)   (1)

+ Nhiệt lượng cần cung cấp để 0,2kg nước từ 9,50C thành nước ở 400C: \({Q_3} = 0,2.4180(40 - 9,5) = 25498J\) (2)

=>Theo phương trình cân bằng nhiệt: (1) = (2). Vậy \(0,01L{\rm{ }} + 2508{\rm{ }} = {\rm{ }}25498.\)

Suy ra: \(L = 2,{3.10^6}J/kg.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Độ ẩm tỉ đối của không khí trong một bình kín dung tích 0,5m3 là 50%. Khi độ ẩm tỉ đối của không khí là 40% khối lượng hơi nước ngưng tụ là 1gam. Biết nhiệt trong bình là không đổi, thể tích hơi nước ngưng tụ trong bình không đáng kể tính độ ẩm cực đại của không khí trong bình.

  • A

    \(A = 10g/{m^3}\)

  • B

    \(A = 2,22g/{m^3}\)

  • C

    \(A = 1,8g/{m^3}\)

  • D

    \(A = 20g/{m^3}\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức: \(f = \frac{a}{A}.100\% \)

+ Vận dụng biểu thức tính khối lượng hơi nước: \(m = aV = fAV\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(V = 0,5{m^3};{f_1} = 50\% ;{f_2} = 40\% ;\Delta m = {m_1} - {m_2} = 1g\)

Mặt khác, ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta m = {f_1}AV - {f_2}AV\\ \to A = \frac{{\Delta m}}{{({f_1} - {f_2})V}} = \frac{1}{{(0,5 - 0,4)0,5}} = 20g/{m^3}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

100g nước ở nhiệt độ 200C đựng trong một cốc nhôm khối lượng 50g. Thả một quả cầu kim loại khối lượng 50g đã nung nóng bằng sắt vào trong cốc nước, nhiệt độ từ quả cầu kim loại đã làm 5g nước bị hóa hơi trong quá trình tiếp xúc. Nhiệt độ trong cốc tăng lên đến khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong cốc là 800C. Tính nhiệt độ ban đầu của quả cầu kim loại trước khi nhúng vào trong nước. Coi nhiệt độ truyền ra ngoài môi trường là không đáng kể. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4180J/kg, nhiệt dung riêng của sắt 460J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm 880J/kg.K, nhiệt hóa hơi của nước 2,26.106J/kg.

  • A

    \(t = {1800^0}C\)

  • B

    \(t = {890^0}C\)

  • C

    \(t = {1000^0}C\)

  • D

    \(t = {998^0}C\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng tỏa ra hoặc thu vào cần cung cấp để một vật thay đổi từ nhiệt độ t1 sang nhiệt độ t2: \(Q = mc\Delta t\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn: \(Q = \lambda m\)

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt hóa hơi của chất lỏng: \(Q = Lm\)

+ Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\) 

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\({Q_{toa}}\) là nhiệt lượng mà sắt tỏa ra

\({Q_{thu}}\) là nhiệt lượng mà nước và nhôm nhận được để tăng nhiệt độ lên 800C và nhiệt lượng của 5g nước tăng từ 200C lên 1000C rồi hóa hơi

Khi quả cầu bắt đầu chạm vào \({m_1} = 5g\) nước đã bốc hơi nên lượng nước tăng từ 200C lên 800C chỉ có \(m' = 100 - 5 = 95g\)

+ \({Q_{toa}} = {m_{F{\rm{e}}}}{c_{F{\rm{e}}}}(t - 80)\)

+ \({Q_{thu}} = {m_{Al}}{c_{Al}}(80 - 20) + m'{c_{nc}}(80 - 20) + {m_1}{c_{nc}}(100 - 20) + {m_1}L\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt, ta có:

\(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\ \leftrightarrow {m_{F{\rm{e}}}}{c_{F{\rm{e}}}}(t - 80) = {m_{Al}}{c_{Al}}(80 - 20) + m'{c_{nc}}(80 - 20) + {m_1}{c_{nc}}(100 - 20) + {m_1}L\\ \to t = {1800^0}C\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Quả cầu thép có khối lượng 4kg, đường kính \(d = 0,1m\)được gắn vào một dây thép dài 2,8m. Đường kính dây là 0,9mm và suất Y-âng \(E = 1,{86.10^{11}}\). Quả cầu chuyển động đu đưa. Vận tốc của quả cầu lúc qua vị trí thấp nhất là 5m/s. Hãy tính khoảng trống tối thiểu từ quả cầu đến sàn biết khoảng cách từ điểm treo dây cách sàn 3m.

  • A

    9,82cm

  • B

    2,98cm

  • C

    7,68cm

  • D

    1,9cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật II - Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{R}\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\)

+ Vận dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4}\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ