Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

 Trong các hệ thức dưới đây, hệ thức của định luật Ôm là:

  • A  \(I = \frac{U}{R}\)
  • B  \(R = U.I\)
  • C  \(U = {I^2}.R\)
  • D  \(U = \frac{I}{R}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết định luật Ôm.

Lời giải chi tiết:

Hệ thức của định luật Ôm là: \(I = \frac{U}{R}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

 Điện trở của dây dẫn là đại lượng

  • A  đặc trưng cho mức độ cản trở hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
  • B  tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây.
  • C  đặc trưng cho tính cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
  • D  tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy qua và tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt và hai đầu dây dẫn.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết về điện trở của dây dẫn.

Lời giải chi tiết:

Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một đoạn mạch gồm hai điện tở \({R_1}\)  và \({R_2}\)  mắc song song. Điện trở tương đương của đoạn mạch được tính theo công thức nào dưới đây:

  • A  \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)
  • B  \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)
  • C  \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)
  • D  \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1}.{R_2}\)                                                    

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết bài “Đoạn mạch song song”.

Lời giải chi tiết:

Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song là: \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

 Biến trở có thể được sử dụng để:

  • A  thay đổi vật liệu dây dẫn trong mạch
  • B  điều chỉnh hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện.
  • C  điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch
  • D  thay đổi khối lượng riêng của dây dẫn trong mạch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Lời giải chi tiết:

Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

 Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết:

  • A  Thời gian sử dụng điện của gia đình.
  • B  Công suất điện mà gia đình sử dụng.
  • C  Điện năng mà gia đình đã sử dụng.
  • D  Số dụng cụ và thiết bị đang được sử dụng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lượng điện năng sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm của công tơ điện cho biết lượng điện năng đã được sử dụng là 1 kilooat giờ.

Lời giải chi tiết:

Số đếm công tơ điện ở gia đình cho biết điện năng mà gia đình đã sử dụng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

 Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu của điện trở R thì cường độ dòng điện chạy qua là I. Công thức nào dưới đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t:

  • A  \(Q = \frac{U}{I}.t\)                                                   
  • B  \(Q = \frac{I}{U}.t\)
  • C  \(Q = {U^2}.R.t\)                                                   
  • D  \(Q = {I^2}.R.t\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết bài “Định luật Jun-Lenxo”.

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn trong thời gian t là: \(Q = {I^2}Rt\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

 Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?

  • A  Dùng ampe kế
  • B  Dùng vôn kế
  • C  Dùng áp kế
  • D  Dùng kim nam châm có trục quay

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết tác dụng từ của dòng điện – từ trường.

Lời giải chi tiết:

Người ta dùng kim nam châm (gọi là nam châm thử) để nhận biết từ trường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

 Cách làm tăng lực từ của một nam châm điện?

  • A  Làm tăng chiều dài của lõi sắt non.
  • B  Tăng đường kính dây quấn.
  • C  Làm tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây.
  • D  Giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cách làm tăng lực từ của nam châm điện:

+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây.

+ Tăng số vòng dây của cuộn dây.

Lời giải chi tiết:

Để làm tăng lực từ của nam châm điện ta làm tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây hoặc tăng số vòng dây của ống dây.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

 Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng \(d = f\). Khi đó ảnh của vật có đặc điểm nào sau đây là đúng nhất?

  • A  Ảnh ảo, cùng chiều và bằng vật.
  • B  Ảnh ảo, ngược chiều và bằng một nửa vật.
  • C  Ảnh ảo, ngược chiều và bằng vật.
  • D  Ảnh ảo, cùng chiều và bằng một nửa vật.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về sự tạo ảnh của vật qua TKPK.

Lời giải chi tiết:

Vật AB đặt trước thấu kính phân kì có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng \(d = f\).  Khi đó ảnh

của vật là ảnh ảo, cùng chiều và bằng một nữa vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

 Cách giảm hao phí hiệu quả và tiết kiệm trên đường truyền tải điện năng đi xa là:

  • A  Tăng tiết diện dây dẫn.
  • B  Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây truyền tải.
  • C  Tăng đường kính dây dẫn.                                                   
  • D  Giảm công suất truyền tải.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Công suất hao phí: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Điện trở của dây dẫn: \(R = \frac{{\rho l}}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Công suất hao phí trên đường dây truyền tải: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{P_{hp}}\~R}\\{{P_{hp}}\~\frac{1}{{{U^2}}}}\end{array}} \right.\)

\( \Rightarrow \) Cách giảm hao phí hiệu quả và tiết kiệm trên đường truyền tải điện năng đi xa là tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây truyền tải.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

 Trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi:

  • A  Số đường sức từ xuyên qua mạch luôn giảm.
  • B  Số đường sức từ xuyên qua mạch không thay đổi.
  • C  Số đường sức từ xuyên qua mạch luân phiên thay đổi.
  • D  Số đường sức từ xuyên qua mạch luôn tăng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về dòng điện xoay chiều:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng. Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

Lời giải chi tiết:

Trong mạch điện kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua mạch luân phiên thay đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

 Máy phát điện xoay chiều gồm những bộ phận nào dưới đây?

  • A  Cuộn dây dẫn và nam châm.
  • B  Nam châm vĩnh cữu và hai thanh quét.
  • C  Cuộn dây dẫn và lõi sắt.                                                    
  • D  Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại quay gọi là rôto.

Lời giải chi tiết:

Máy phát điện xoay chiều gồm cuộn dây dẫn và nam châm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Một người bị tật cận thị đeo kính phân kì thích hợp nhất có tiêu cự 120cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất là bao nhiêu?

  • A  75cm
  • B  120cm
  • C  50cm
  • D  15cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lí thuyết về mắt cận và cách khắc phục:

+ Mắt cận thị là mắt có thể nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.

+ Mắt cận phải đeo kính phân kì để nhìn rõ những vật ở xa.

+ Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn \(\left( {{C_V}} \right)\) của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn)

Lời giải chi tiết:

Kính cận thị thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn \(\left( {{C_V}} \right)\) của mắt (tiêu cự của kính bằng khoảng cực viễn)

Mà người này đeo kính phân kì có tiêu cự 120cm

\( \Rightarrow O{C_V} = 120cm \Rightarrow \) khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ được vật cách mắt xa nhất 120cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5cm dùng làm kính lúp thì có độ bội giác là bao nhiêu?

  • A  10
  • B  20
  • C  0,1
  • D  6,25

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Độ bội giác của kính lúp: \(G = \frac{{25}}{{f\left( {cm} \right)}}\)

Lời giải chi tiết:

Tiêu cự của kính lúp: \(f = 2,5cm\)

\( \Rightarrow \) Độ bội giác của kính lúp: \(G = \frac{{25}}{{f\left( {cm} \right)}} = \frac{{25}}{{2,5}} = 10\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

A'B' là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự là f, ảnh A'B' ngược chiều và cao bằng vật, gọi d là khoảng cách từ vật đến thấu kính, điều nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa d và f:

  • A  \(d > f\)
  • B  \(d = f\)
  • C  \(d = 2.f\)
  • D  \(d < f\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ:

+ Nếu \(d < f\):  TKHT cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật

+ Nếu  \(f < d < 2f\): TKHT cho ảnh thật ngược chiều với vật và lớn hơn vật

+ Nếu \(d = 2f\): TKHT cho ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật.

+ Nếu \(d > 2f\): TKHT cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết:

A'B' là ảnh của AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự là f, ảnh A'B' ngược chiều và cao bằng vật \( \Rightarrow d = 2f\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Khi một tia sáng đi từ không khi tới mặt phân cách giữa không khí và mặt nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  • A  Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
  • B  Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
  • C  Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
  • D  Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

Khi một tia sáng đi từ không khi tới mặt phân cách giữa không khí và mặt nước thì có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

 Một trong những đặc tính quan trọng của thể thuỷ tinh là:

  • A  Có thể dễ dàng đưa ra phía trước như vật kính máy ảnh.
  • B  Có thể dễ dàng thay đổi màu sắc để thích ứng với màu sắc của các vật xung quanh.
  • C  Có thể dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống để thay đổi tiêu cự.
  • D  Có thể biến đổi dễ dàng thành một thấu kính phân kì.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lí thuyết về cấu tạo của mắt: Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)

+ Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi.

+ Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.

Lời giải chi tiết:

Một trong những đặc tính quan trọng của thể thuỷ tinh là có thể dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống để thay đổi tiêu cự.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một máy biến thế có 2500 vòng ở cuộn sơ cấp và 75000 vòng ở cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai cuộn dây có liên hệ với nhau như thế nào?

  • A  \({U_2} = 3{U_1}\)
  • B  \({U_2} = 30.{U_1}\)
  • C  \({U_1} = 30.{U_2}\)
  • D  \({U_1} = {U_2}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Công thức máy biến áp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \({N_1} = 2500;{N_2} = 75000\)

Áp dụng công thức máy biến áp ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_1}}}{{{N_2}}} = \frac{{2500}}{{75000}} = \frac{1}{{30}} \Rightarrow {U_2} = 30{U_1}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

 Một cốc thủy tinh trong, có đáy cong, đựng nước trong, được đặt trên một tờ giấy có chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?

  • A  Ba lần
  • B  Hai lần
  • C  Một lần
  • D  Bốn lần

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

Tia sáng truyền từ chữ O tới mắt người đó đã qua ba lần khúc xạ tại hai mặt phân cách: Không khí – Thủy tinh; Thủy tinh – Nước và Nước – Không khí.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Đặc điểm nào là của thấu kính phân kì?

  • A  Bằng thuỷ tinh có phần rìa mỏng, phần giữa dày.
  • B  Bằng nhựa có phần rìa dày, phần giữa mỏng.
  • C  Bằng kim loại có phần rìa dày, phần giữa mỏng.
  • D  Bằng thuỷ tinh có phần rìa dày, phần giữa mỏng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm của thấu kính phân kì: Bằng thủy tinh có phần rìa dày, phần giữa mỏng.

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ