Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Biểu thức nào dưới đây diễn tả phương trình trạng thái khí lý tưởng?

  • A

    \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)

  • B

    \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)

  • C

    \(\frac{{pV}}{T} = const\)

  • D

    \(\frac{{{T_1}{V_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{{T_2}{V_2}}}{{{p_2}}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức phương trình trạng thái của khí lý tưởng

Lời giải chi tiết:

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đối với một khối khí lý tưởng nhất định, khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ:

  • A

    giảm 1,5 lần

  • B

    tăng 6 lần

  • C

    tăng 1,5 lần

  • D

    giảm 6 lần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)  hay \(pV \sim T\)

Lời giải chi tiết:

Từ phương trình trạng thái của khí lý tưởng ta có: \(pV \sim T\)

=> Khi áp suất tăng 3 lần và thể tích giảm 2 lần thì nhiệt độ tuyệt đối sẽ tăng thêm \(\frac{3}{2} = 1,5\) lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt?

  • A

    Hình A

  • B

    Hình B

  • C

    Hình C

  • D

    Hình D

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/s\)

+ Vận dụng kiến thức về dạng đồ thị của các hàm số

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(pV = h/s = a \to p = \dfrac{a}{V}\)

Tương đương với dạng: \(y =ax\)

=>Hình B diễn tả đúng định luật Bôilơ - Mariốt

 
 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Quá trình đẳng nhiệt là:

  • A

    quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi.

  • B

    quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi.

  • C

    quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.

  • D

    quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ và thể tích được giữ không đổi.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quá trình đẳng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hệ thức đúng của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:

  • A

    \({p_1}{V_2} = {p_2}{V_1}\)

  • B

    \(pV = c{\rm{onst}}\)

  • C

    \(\dfrac{p}{V} = const\)

  • D

    \(\dfrac{V}{p} = const\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\)

B - đúng

C, D - sai vì: \(pV = const\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Tập hợp ba thông số xác định trạng thái của một lượng khí xác định là

  • A

    áp suất, thể tích, khối lượng.

  • B

    áp suất, nhiệt độ, thể tích.

  • C

    nhiệt độ, áp suất, khối lượng.

  • D

    thể tích, nhiệt độ, khối lượng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về trạng thái của chất khí

Lời giải chi tiết:

Thông số trạng thái của một lượng khí gồm:

+ Thể tích

+ Nhiệt độ

+ Áp suất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Đặc điểm nào sau đây không phải của quá trình đẳng áp đối với một khối khí lý tưởng xác định:

  • A

    Khi thể tích giảm thì nhiệt độ giảm

  • B

    Áp suất của chất khí không đổi

  • C

    Khi áp suất tăng thì thể tích giảm

  • D

    Khi nhiệt độ tăng thì thể tích tăng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng định luật Gay Luy-xác

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm không phải của quá trình đẳng áp đối với một khối khí lý tưởng xác định là:Khi áp suất tăng thì thể tích giảm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trên đồ thị (V,T), đường đẳng áp là:

  • A

    Đường thẳng song song với trục V

  • B

    Đường hyperbol

  • C

    Đường thẳng song song với trục T

  • D

    Đường thẳng có phương qua O

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đường đẳng áp

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chon phương án đúng khi nói về các tính chất của chất khí

  • A

    Bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa

  • B

    Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể

  • C

    Chất khí có tính dễ nén

  • D

    Chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem lý thuyết các tính chất của chất khí

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Bành trướng: Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa

B -sai vì: Dễ nén: Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.

C - đúng

D - sai vì: Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là:

  • A

    săm xe đạp để ngoài nắng có thể bị nổ.

  • B

    quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.

  • C

    quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.

  • D

    mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng các kiến thức về định luật Sáclơ

Lời giải chi tiết:

Ta có: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn như hình sau:

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Đọc và phân tích đồ thị của quá trình đẳng áp

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị ở phương án B không biểu diễn đúng quá trình trên vì quá trình ở đầu bài là quá trình đẳng áp mà đồ thị B cho thấy áp suất thay đổi

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Biểu diễn hai đường đẳng tích của cùng một khối lượng không khí trong hệ tọa độ \(\left( {p-T} \right)\). Mối quan hệ đúng về các thể tích \({V_1},{V_2}\) là:

    • A

      \({V_1} > {V_2}\)

    • B

      \({V_1} < {V_2}\)

    • C

      \({V_1} = {V_2}\)

    • D

      \({V_1} \ge {V_2}\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng đường đẳng tích

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 13 :

    Các tính chất nào sau đây là tính chất của các phân tử chất rắn?

    • A

      Dao động quanh vị trí cân bằng.

    • B

      Lực tương tác phân tử mạnh.

    • C

      Có hình dạng và thể tích xác định

    • D

      Các tính chất A, B, C.

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, chất rắn có các tính chất:

    + Lực tương tác phân tử rất mạnh

    + Chuyển động phân tử: Dao động quanh VTCB

    + Hình dạng và thể tích xác định

    => Cả 3 phương án A, B, C - đúng

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 14 :

    Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.

    • A

       Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.

    • B

       Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

    • C

      Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ Celsius.

    • D

      Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ Celsius.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ

    Lời giải chi tiết:

    A, B, C - đúng

    D - sai vì: \(p \sim T\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 15 :

    Ở nhiệt độ \({0^0}C\) và áp suất \(760{\rm{ }}mmHg\), \(22,4\) lít khí ôxi chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử ôxi. Coi phân tử ôxi như một quả cầu có bán kính \(r = {10^{ - 10}}m\). Thể tích riêng của các phân tử khí ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa:

    • A

      \({8,9.10^3}\) lần.

    • B

      \(8,9\) lần.

    • C

      \({22,4.10^3}\) lần.

    • D

      \({22,4.10^{23}}\) lần.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính thể tích của một phân tử : \(V = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Thể tích của bình chứa là: \(V = 22,4l = {22,4.10^{ - 3}}{m^3}\)

    Thể tích của một phân tử oxi bằng: \({V_0} = \frac{4}{3}\pi {r^3}\)

    Thể tích riêng của các phân tử oxi bằng: \(V' = {N_A}{V_0} = \frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}\)

    Xét tỉ số: \(\frac{V}{{V'}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {N_A}{r^3}}} = \frac{{{{22,4.10}^{ - 3}}}}{{\frac{4}{3}\pi {{.6,023.10}^{23}}.{{\left( {{{10}^{ - 10}}} \right)}^3}}} = {8,9.10^3}\)

    => Thể tích riêng của các phân tử ôxi nhỏ hơn thể tích bình chứa \({8,9.10^3}\) lần

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 16 :

    Một lượng khí xác định ở áp suất \(3{\rm{a}}tm\) có thể tích là \(10\) lít. Thể tích của khối khí khi nén đẳng nhiệt đến áp suất \(6{\rm{a}}tm\)?

    • A

      1,5 lít

    • B

      12 lít

    • C

      20 lít

    • D

      5 lít

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/{\rm{s}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Trạng thái 1:\({p_1} = 3{\rm{a}}tm,{V_1} = 10l\)

    Trạng thái 2: \({p_2} = 6{\rm{a}}tm\)

    Áp dụng định luật Bôilơ - Mariốt, ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \to {V_2} = \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{3.10}}{6} = 5l\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 17 :

    Khối lượng riêng của oxi ở điều kiện tiêu chuẩn là \(1,43kg/{m^3}\). Khối lượng oxi ở trong bình kín thể tích \(6\) lít, áp suất \(150atm\) nhiệt độ \({0^0}C\) là:

    • A

      2,2kg

    • B

      2,145kg

    • C

      1,287kg

    • D

      1,43kg

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    +Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/{\rm{s}}\)

    + Áp dụng biểu thức tính khối lượng: \(m = \rho V\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Trạng thái 1: ở điều kiện tiêu chuẩn: \({p_1} = 1{\rm{a}}tm,{t_1} = {0^0}C,\rho  = 1,43kg/{m^3}\)

    Trạng thái 2: \({V_2} = 6l,{p_2} = 150{\rm{a}}tm,{t_2} = {0^0}C\)

    + Áp dụng định luật Bôilơ - Mariốt, ta có: \({p_1}{V_1} = {p_2}{V_2} \to {V_1} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{150.6}}{1} = 900l = 0,9{m^3}\)

    + Khối lượng của khí là: \(m = \rho V = 1,43.0,9 = 1,287kg\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 18 :

    Một bóng đèn có nhiệt độ khi tắt là \({25^0}C\), khi sáng là \({323^0}C\), thì áp suất của khí trơ trong bóng đèn tăng lên là:

    • A

      10,8 lần.

    • B

      2 lần.

    • C

      1,5 lần.

    • D

      12,92 lần.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\frac{p}{T} = const\)

    + Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    Lời giải chi tiết:

    Vì thể tích của bóng đèn không đổi nên ta có:

    \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \to \frac{{{p_2}}}{{{p_1}}} = \frac{{{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{323 + 273}}{{25 + 273}} = 2\) lần

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 19 :

    Một nồi áp suất, bên trong là không khí ở \({23^0}C\) có áp suất bằng áp suất của không khí bên ngoài \(\left( {1{\rm{ }}atm} \right)\). Van bảo hiểm của nồi sẽ mở khi áp suất bên trong cao hơn áp suất bên ngoài \(1,2{\rm{ }}atm\). Nếu nồi được đung nóng tới \({160^0}C\) thì không khí trong nồi đã thoát ra chưa? Áp suất không khí trong nồi bằng bao nhiêu?

    • A

      Chưa; 1,46 atm.

    • B

      Rồi; 6,95 atm.

    • C

      Chưa; 0,69 atm.

    • D

      Rồi; 1,46 atm.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\frac{p}{T} = const\)

    Lời giải chi tiết:

    Lượng không khí trong nồi được đun nóng trong một quá trình đẳng tích.

    Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{gathered}
    {t_1} = {\text{ }}{23^0}C \to {T_1} = 23 + 273 = 296K \hfill \\
    {p_1} = {\text{ }}1{\text{ }}atm \hfill \\
    \end{gathered} \right.\)

    Trạng thái 2: $\left\{ \begin{gathered}
    {t_1} = {160^0}C \to {T_1} = 160 + 273 = 433K{\text{ }} \hfill \\
    {p_1} = ? \hfill \\
    \end{gathered} \right.$

    Trong quá trình đẳng tích:

    \(\frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} = \frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} \to {p_2} = \frac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \frac{{1.433}}{{296}} = 1,46{\rm{a}}tm\)

    Áp suất này chỉ cao hơn áp suất bên ngoài \(0,46{\rm{ }}atm\)

    => Van bảo hiểm chưa mở, không khí trong nồi chưa thoát ra được.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 20 :

    Một bình cầu thể tích \(45c{m^3}\) chứa khí lí tưởng được nối với một ống khí hình trụ tiết diện \(0,1c{m^2}\) một đầu được chặn bởi giọt thủy ngân. Ở nhiệt độ \({20^0}C\) chiều dài cột khí trong ống là \(10cm\), xác định chiều dài của cột không khí trong ống khi nhiệt độ tăng đến \({25^0}C\) biết rằng áp suất của khí quyển là không đổi.

    • A

      \(17,85cm\)

    • B

      \(23cm\)

    • C

      \(45cm\)

    • D

      \(20,9cm\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng biểu thức tính thể tích: \(V = l{\rm{S}}\)

    + Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\frac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    - Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 20 + 273 = 293K\\{V_1} = 45 + {l_1}S = 45 + 10.0,1 = 46c{m^3}\end{array} \right.\)

    - Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = 25 + 273 = 298K\\{V_2} = 45 + {l_2}S\end{array} \right.\)

    Áp dụng định luật Gay Luy-xác, ta có:

    \(\begin{array}{l}\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \frac{{46}}{{293}} = \frac{{45 + {l_2}.0,1}}{{298}}\\ \to {l_2} = 17,85cm\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 21 :

    Một khối khí lí tưởng có nhiệt độ ở trạng thái ban đầu là \({27^0}C\) . Xác định nhiệt độ của khối khí sau khi đun nóng đẳng áp biết thể tích của khối khí tăng lên 3 lần.

    • A

      \(300K\)

    • B

      \({300^0}C\)

    • C

      \(900K\)

    • D

      \({900^0}C\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\frac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    - Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 27 + 273 = 300K\\{V_1}\end{array} \right.\)

    - Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = ?\\{V_2} = 3{V_1}\end{array} \right.\)

    Áp dụng định luật Gay Luy xác, ta có:

    \(\frac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \to {T_2} = \frac{{{V_2}{T_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{3{V_1}.300}}{{{V_1}}} = 900K\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 22 :

    Khí cầu có dung tích \(328{m^3}\) được bơm khí hiđro. Khi bơm xong, hiđro trong khí cầu có nhiệt độ \({27^0}C\), áp suất \(0,9{\rm{a}}tm\). Ta phải bơm bao lâu nếu mỗi giây bơm được \(2,5g\) hiđro vào khí cầu?

    • A

      \(2\) giờ

    • B

      \(160\) phút

    • C

      \(960\) giây

    • D

      \(1,5\) giờ

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng phương trình Cla-pe-rôn - Men-đê-lê-ép: \(pV = n{\rm{R}}T = \frac{m}{M}RT\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    - Thể tích: \(V = 328{m^3} = {328.10^3}l\)

    - Nhiệt độ: \(T = 27 + 273 = 300K\)

    - Áp suất: \(p = 0,9{\rm{a}}tm\)

    Gọi m là khối khí đã bơm vào khí cầu, áp dụng phương trình Cla-pe-rôn - Men-đê-lê-ép, ta có:

    \(pV = \frac{m}{M}RT \to m = M\frac{{pV}}{{RT}} = 2.\frac{{0,{{9.328.10}^3}}}{{0,082.300}} = 24000g\)

    Biết mỗi giây bơm được \(2,5g\) hiđrô vào khí cầu

    => Thời gian để bơm được \(m\left( g \right)\) hiđrô vào khí cầu là: \(t = \frac{m}{{2,5}} = \frac{{24000}}{{2,5}} = 9600{\rm{s}} = 160phut\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 23 :

    Thể tích của \(10g\) khí ôxi ở áp suất \(738mmHg\) và nhiệt độ \({15^0}C\) là:

    • A

      \(7,5l\)

    • B

      \(5,34l\)

    • C

      \(9,21l\)

    • D

      \(4,03l\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng phương trình Cla-pe-rôn - Men-đê-lê-ép: \(pV = n{\rm{R}}T = \frac{m}{M}RT\)

    Lời giải chi tiết:

    Đổi đơn vị: \(738mmHg = 0,{984.10^5}Pa\)

    Nhiệt độ: \(T = 15 + 273 = 288K\)

    Áp dụng phương trình Cla-pe-rôn - Men-đê-lê-ép, ta có:

    \(\begin{array}{l}pV = n{\rm{R}}T = \frac{m}{M}RT\\ \to V = \frac{m}{M}\frac{{RT}}{p} = \frac{{10}}{{32}}\frac{{0,082.288}}{{0,984}} = 7,5l\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 24 :

    Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị. Cho biết \({p_1} = {p_3}\), \({V_1} = 1{m^3}\), \({V_2} = 4{m^3}\), \({T_1} = 100K,{T_4} = 300K\). \({V_3} = ?\)

    • A

      \(2{m^3}\)

    • B

      \(3,2{m^3}\)

    • C

      \(4,5{m^3}\)

    • D

      \(2,2{m^3}\)

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Đọc đồ thị V-T

    Xác định các quá trình

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 25 :

    Có \(20g\) khí Heli chứa trong xilanh đậy kín bởi pittong biến đổi chậm từ \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right)\) theo đồ thị như hình vẽ:

    • A

      \(265K\)

    • B

      \(490K\)

    • C

      \(487,8K\)

    • D

      \(342K\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Đọc đồ thị V-T

    Xác định các quá trình

    Lời giải chi tiết:

    Quá trình \(\left( 1 \right) - \left( 2 \right):p = aV + b\)

    Thay các giá trị \(\left( {{p_1},{V_1}} \right)\) và \(\left( {{p_2},{V_2}} \right)\) vào \(\left( 1 \right)\)  ta được:

    \(\left\{ \begin{array}{l}5 = 30{\rm{a}} + b{\rm{            }}\left( 1 \right)\\10 = 10{\rm{a}} + b{\rm{          }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

    Từ\(\left( 1 \right)\) và \(\left( 2 \right)\)suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}a =  - \frac{1}{2}\\b = 20\end{array} \right. \to p =  - \frac{V}{2} + 20\)

    Ta suy ra: \(pV =  - \frac{{{V^2}}}{2} + 20V{\rm{            }}\left( 3 \right)\)

    Mặt khác: \(pV = \frac{m}{M}RT = \frac{{20}}{4}RT = 5{\rm{R}}T{\rm{         }}\left( 4 \right)\)

    Từ \(\left( 4 \right)\), ta suy ra: \(T =  - \frac{{{V^2}}}{{10{\rm{R}}}} + \frac{{4V}}{R}{\rm{       }}\left( 5 \right)\)

    Xét hàm \(T = f\left( V \right)\) (phương trình số 5), ta có:

    \(T = {T_{{\rm{max}}}}\)khi \(V =  - \frac{b}{{2{\rm{a}}}} =  - \frac{{\frac{4}{R}}}{{2.\frac{{ - 1}}{{10{\rm{R}}}}}} = 20l\)

    Khi đó: \({T_{max}} =  - \frac{{{{20}^2}}}{{10.0,082}} + \frac{{4.20}}{{0,082}} = 487,8K\)

    Đáp án - Lời giải
     
     
    Chia sẻ