Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A

    Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

  • B

    Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • C

    Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng

  • D

    Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Trong chân không, mọi vật đều rơi nhanh như nhau.      

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chu kì của chuyển động tròn đều là:

  • A

    Khoảng thời gian để vật đi được nửa vòng

  • B

    Khoảng thời gian để vật đi được một vòng

  • C

    Khoảng thời gian để vật đi được 2 vòng

  • D

    Khoảng thời gian để vật đi được 10 vòng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chu kì T của chuyển động tròn đều là khoảng thời gian để vật đi được một vòng.

\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Đơn vị: Giây (s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng của công thức cộng vận tốc:

  • A

    \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

  • B

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  - \overrightarrow {{v_{23}}} \)

  • C

    \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)

  • D

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Trong đó:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tuyệt đối.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong các biểu thức sau, biểu thức nào không đúng về định luật II – Niuton

  • A

    $\overrightarrow F = m\overrightarrow a $

  • B

    \(\overrightarrow a = \overrightarrow {\frac{F}{m}} \)

  • C

    $a \sim m$

  • D

    $a \sim F$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về định luật II – Niutơn: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của véctơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của véctơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Lời giải chi tiết:

Định luật II - Niutơn: Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của véctơ gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của véctơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

=> Đáp án C sai vì độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với khối lượng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chuyển động của vật nào sau đây tịnh tiến?

  • A

    Bánh xe của ô tô đang chuyển động trên đường thẳng.

  • B

    Trục của bánh xe ô tô đang chuyển động trên đường thẳng.

  • C

    Pit – tông trong xilanh của động cơ ô tô khi chạy trên đường vòng.

  • D

    Kim đồng hồ đang chạy.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Chuyển động tịnh tiến, mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau, có thể chồng khít lên nhau được.

Ta thấy chuyển động của trục bánh xe ô-tô đang chuyển động trên đường thẳng có quỹ đạo của mọi điểm của trục bánh xe đều là những đường thẳng song song với mặt đường => ô-tô chuyển động tịnh tiến thẳng

=> Chuyển động của trục bánh xe ô-tô đang chuyển động trên đường thẳng là chuyển động tịnh tiến

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Phương trình vận tốc của chuyển động thẳng đều:

  • A

    \(v = t\)

  • B

    \(v = c{\rm{ons}}t\)

  • C

    \(v = at\)

  • D

    \(v = {v_0} + at\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

Hay nói cách khác, vận tốc của chuyển động không đổi: \(v = c{\rm{ons}}t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chuyển động tròn đều có

  • A

    vectơ vận tốc không đổi

  • B

    tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo

  • C

    tốc độ góc không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo

  • D

    gia tốc có độ lớn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định nghĩa về chuyển động tròn đều

+ Vận dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \dfrac{{\Delta \varphi }}{t} = \dfrac{v}{r}\)

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc của chuyển động tròn đều: \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: véctơ vận tốc của chuyển động tròn đều luôn thay đổi

B - đúng

C, D sai vì: tốc độ góc \(\omega  = \dfrac{{\Delta \varphi }}{t} = \dfrac{v}{r}\) và gia tốc \({a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r}\) đều phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Độ lớn của hợp hai lực đồng quy hợp với nhau góc \(\alpha \) là:

  • A

    \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}\)

  • B

    \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 - 2{F_1}{F_2}cos\alpha \)

  • C

    \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}cos\alpha \)

  • D

    \(F = {F_1} + {F_2} + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha \)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Hợp lực của hai lực đồng quy hợp với nhau một góc \(\alpha \): \({F^2} = F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}cos\alpha \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Độ dời của vật được xác định bởi biểu thức: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn câu đúng nhất?

  • A

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều  bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm  dần đều.

  • B

    Chuyển động thẳng nhanh  dần đều có gia tốc lớn hơn thì có vận tốc lớn hơn.

  • C

    Chuyển động thẳng  biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.

  • D

    Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh  dần đều có phương, chiều và độ lớn  không đổi.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Chọn phát biểu đúng. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là:

  • A

    Chiều dài: km (kilômét)

  • B

    Khối lượng: g (gam)

  • C

    Nhiệt độ: oC (độ C)

  • D

    Thời gian: s (giây)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A- sai vì: trong hệ đơn vị SI, chiều dài có đơn vị là mét (m)

B- sai vì: trong hệ đơn vị SI, khối lượng có đơn vị là kilôgam (kg)

C- sai vì: trong hệ đơn vị SI, nhiệt độ có đơn vị là độ Kevin (K)

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chọn phát biểu sai.

  • A

    Tác dụng của hai vật bao giờ cũng có tính tương hỗ

  • B

    Lực tác dụng lên vật thì luôn gây ra gia tốc cho vật

  • C

    Lực là đại lượng véc-tơ

  • D

    Lực đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.

A, C, D – đúng

B – sai vì: Lực có thể gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Chọn phương án sai. Chuyển động thẳng đều

  • A

    là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.

  • B

    có quãng đường xe chạy được tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động.

  • C

    có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

  • D

    tốc độ trung bình trên các quãng đường khác nhau là khác nhau.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C – đúng

D – sai vì: : Chuyển động thẳng đều có tốc độ trung bình như nhau trên mọi quãng đường.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Chuyển động cơ học là sự thay đổi:

  • A

    Trạng thái của vật theo thời gian

  • B

    Tốc độ của vật theo thời gian

  • C

    Năng lượng của vật theo thời gian

  • D

    Vị trí của vật theo thời gian

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nếu lấy mốc thời gian là lúc 5 giờ 15 phút thì sau ít nhất bao lâu kim phút đuổi kịp kim giờ?

  • A

    12 phút 16 giây

  • B

    14 phút 17 giây

  • C

    16 phút 6 giây

  • D

    10 phút 16 giây

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng chu kì quay của kim giờ và kim phút

+ Chu kì quay 1 vòng của kim giờ: \(12h\)

+ Chu kì quay 1 vòng của kim phút: \(1h = 60'\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Kim giờ đi \(\dfrac{1}{{12}}\) vòng tròn thì kim phút đi hết \(1\) vòng tròn tương ứng \(60\) phút

Như vậy, hiệu của 2 vận tốc: \(1 - \dfrac{1}{{12}} = \dfrac{{11}}{{12}}\) vòng tròn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một ô-tô chuyển động đều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc \(60km/h\). Bến xe nằm ở đầu đoạn đường nhưng xe xuất phát từ một địa điểm trên đoạn đường cách bến xe \(4km\) theo hướng ra xa bến xe. Chọn bến xe làm vật mốc, chọn thời điểm xe xuất phát làm gốc thời gian và chọn chiều dương là chiều chuyển động. Phương trình chuyển động của ô-tô trên đoạn đường thẳng này là:

  • A

    \(x = 60t{\rm{ }}\left( {km;h} \right)\)

  • B

    \(x = 4 - 60t{\rm{ }}\left( {km;h} \right)\)

  • C

    \(x = 4 + 60t{\rm{ }}\left( {km;h} \right)\)

  • D

    \(x = - 4 + 60t{\rm{ }}\left( {km;h} \right)\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Chọn HQC

+ Xác định vị trí ban đầu, vận tốc của xe

+ Viết phương trình chuyển động của xe: \(x = {x_0} + vt\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một vật chuyển động với phương trình vận tốc \(v = 2 + 2t\) (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyển động của vật có dạng:

  • A

    \(x = 2t + {t^2}\)

  • B

    \(x = 2t + 2{t^2}\)

  • C

    \(x = 2 + {t^2}\)

  • D

    \(x = 2 + 2{t^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
+ Sử dụng phương trình tọa độ: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết:

+ Ta có phương trình vận tốc của vật: \(v = 2 + 2t\)

Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 2\\a = 2\end{array} \right.\)

Lại có, chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật \( \Rightarrow {x_0} = 0\)

+ Phương trinh tọa độ của vật: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

\( \Rightarrow x = 0 + 2t + \dfrac{1}{2}2{t^2} = 2t + {t^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Từ độ cao 20m, phải ném một vật thẳng đứng với vận tốc v0 bằng bao nhiêu để vật này tới mặt đất sớm hơn 1s so với vật rơi tự do

  • A

    \(15m/s\)

  • B

    \(24m/s\)

  • C

    \(12,5m/s\)

  • D

    \(22,4m/s\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật

- Khi bị ném

- Khi rơi tự do

+ Vận dụng biểu thức: \({\rm{s}} = {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\)

Lời giải chi tiết:

Các phương trình chuyển động:

+ PT chuyển động rơi tự do: \({s_1} = \frac{1}{2}g{t^2} = 5{t^2}\) (1)

+ PT chuyển động khi vật bị ném: \({s_2} = {v_0}t' + \frac{1}{2}gt{'^2} = {v_0}t + 5t{'^2}\)  (2)

Ta có, thời gian vật rơi tự do chạm đất:\({s_1} = 5{t^2} = 20 \to t = 2{\rm{s}}\)

Theo đề : \(t - t' = 1 \to t' = 1{\rm{s}}\)

Thay vào (2) ta được : \(20 = 5 + {v_0} \to {v_0} = 15m/s\)          

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một vật chuyển động tròn đều với tốc độ dài là \(5{\rm{ }}m/s\) và có tốc độ góc \(10{\rm{ }}rad/s\). Gia tốc hướng tâm của vật đó có độ lớn là:

  • A

    \(50m/{s^2}\)

  • B

    \(2m/{s^2}\)

  • C

    \(0,5m/{s^2}\)

  • D

    \(5m/{s^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức : \(v = \omega r\)

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Vận tốc dài và vận tốc góc liên hệ với nhau theo biểu thức: \(v = \omega r\)  (1)

+ Gia tốc hướng tâm của vật: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = v\omega  = 5.10 = 50m/{s^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một chiếc thuyền xuôi dòng từ \(A\) đến \(B\), vận tốc của dòng nước \(3,6km/h\). Tính chiều dài từ \(A\) đến \(B\) biết thuyền xuôi dòng mất \(2,5\) giờ và ngược dòng mất \(4\) giờ trên cùng đoạn đường AB?

  • A

    30km

  • B

    60km

  • C

    48km

  • D

    50km

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xác định các thông số:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên

- Vận dụng công thức cộng vận tốc:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

- Vận dụng biểu thức: \(S = vt\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Thuyền (1)

+ Dòng nước (2)

+ Bờ sông (3)

+ Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): \({v_{12}}\)

+ Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): \({v_{23}}\)

+ Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): \({v_{13}}\)

- Khi xuôi dòng: \(v{'_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

Khi thuyền ngược dòng: \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)

- Gọi \({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian đi xuôi dòng và đi ngược dòng của thuyền, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{t_1} = \dfrac{{AB}}{{{v_{13}}}} = \dfrac{{AB}}{{{v_{12}} + {v_{23}}}} = 2,5{\rm{       }}\left( 1 \right)\\{t_2} = \dfrac{{AB}}{{v{'_{13}}}} = \dfrac{{AB}}{{{v_{12}} - {v_{23}}}} = 4{\rm{       }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

Từ (1) và (2), ta suy ra:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{v_{12}} - {v_{23}}}}{{{v_{12}} + {v_{23}}}} = \dfrac{{2,5}}{4}\\ \Rightarrow 8\left( {{v_{12}} - {v_{23}}} \right) = 5\left( {{v_{12}} + {v_{23}}} \right)\\ \Rightarrow 3{v_{12}} = 13{v_{23}}\\ \Rightarrow {v_{12}} = \dfrac{{13}}{3}{v_{23}} = \dfrac{{13}}{3}.3,6 = 15,6km/h\end{array}\)

Thế vào (1), ta được: \(AB = 2,5\left( {{v_{12}} + {v_{23}}} \right) = 2,5\left( {15,6 + 3,6} \right) = 48km\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một vật rơi tự do từ một độ cao $h$. Biết rằng trong giây cuối cùng vật rơi được quãng đường \(15{\rm{ }}m\). Lấy $g=10m/{s^2}$. Thời gian rơi của vật là:

  • A

    $1s$

  • B

    $1,5s$

  • C

    $2,5s$

  • D

    $2s$

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính quãng đường vật đi được trong giây cuối cùng: \(\Delta s = \dfrac{1}{2}g{t^2} - \dfrac{1}{2}g{\left( {t - 1} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết:

Theo bài ra ta có:

 \(\Delta s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} - \dfrac{{g{{\left( {t - 1} \right)}^2}}}{2} = \dfrac{{g\left( {2t - 1} \right)}}{2} = 15 =  > t = 2s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 30N\) . Góc tạo bởi hai lực là \({120^0}\). Độ lớn của hợp lực là:

  • A

    \(30N\)

  • B

    \(15N\)

  • C

    \(60N\)

  • D

    \(90N\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần: \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Lời giải chi tiết:

Ta có, hợp lực của hai lực thành phần \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Thay số vào, ta được:

\(\begin{array}{l}F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \\ = \sqrt {{{30}^2} + {{30}^2} + 2.30.30{\rm{cos12}}{{\rm{0}}^0}} \\ = 30N\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một vật khối lượng \(5kg\) được ném thẳng đứng xuống với vận tốc ban đầu \(2m/s\) từ độ cao \(30m\). Vật này rơi chạm đất sau \(3s\) sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

  • A

    \(23,35N\)

  • B

    \(20N\)

  • C

    \(73,34N\)

  • D

    \(62,5N\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính quãng đường: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 30 = 2.3 + 0,5.a{.3^2}\\ \Rightarrow a = \dfrac{{16}}{3}m/{s^2}\end{array}\)

Lực cản của không khí tác dụng vào vật có độ lớn bằng:

\(\begin{array}{l}P - {F_C} = ma\\ \Rightarrow {F_c} = p - ma \\= mg - ma = 50 - 5.\dfrac{{16}}{3} = 23,33N\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Vật chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng của lực F1 theo phương ngang và tăng tốc từ 0 lên 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC vật chịu tác dụng lực F2 theo phương ngang và tăng tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t.  Tỉ số \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = ?\)

  • A

    2

  • B

    1,5

  • C

    1

  • D

    0,5

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết:

+Áp dụng định luật II - Niutơn cho vật:

  • Trên đoạn đường AB: \({a_1} = \frac{{{F_1}}}{m}\) (1)
  • Trên đoạn đường BC: \({a_2} = \frac{{{F_2}}}{m}\) (2)

Lấy (2)/(1) ta được: \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\) (3)

+ Mặt khác, ta có:

  • \({a_1} = \frac{{{v_1} - {v_{01}}}}{t} = \frac{{10 - 0}}{t} = \frac{{10}}{t}\)
  • \({a_2} = \frac{{{v_2} - {v_{02}}}}{t} = \frac{{15 - 10}}{t} = \frac{5}{t}\)

Thay vào (3), ta được: \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}} = \frac{{\frac{5}{t}}}{{\frac{{10}}{t}}} = \frac{1}{2}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ