Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đơn vị nào sau đây là đơn vị của điện năng?

  • A Jun (J)
  • B Kilôoat/giờ (KW/h)    
  • C Kilôoat (KW)     
  • D Niutơn (N)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Đơn vị điện năng là kW.h hay Jun

Lời giải chi tiết:

Đơn vị điện năng là kW.h hay Jun

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Từ trường không tồn tại ở đâu?

  • A xung quanh nam châm  
  • B xung quanh dòng điện
  • C xung quanh điện tích dứng yên
  • D xung quanh Trái Đất.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Từ trường xuất hiện xung quanh nam châm hoặc xung quanh dây dẫn mang dòng điện

Lời giải chi tiết:

Từ trường không tồn tại quanh điện tích đứng yên

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Công thức nào sau đây cho phép xác định điện trở của dây dẫn hình trụ, đồng chất:

  • A \(R = \rho \frac{\ell }{S}\)  .
  • B \(R = S\frac{\ell }{\rho }\)     
  • C \(R = \rho \frac{S}{\ell }\)  
  • D Một công thức khác

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Điện trở vật dẫn: \(R = \rho .\frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Điện trở vật dẫn: \(R = \rho .\frac{l}{S}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào nếu chiều dài dây dẫn tăng lên 2 lần?

  • A Tăng lên 4 lần.           
  • B Giảm đi 4 lần.      
  • C Tăng lên 2 lần.
  • D Giảm đi 2 lần

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Điện trở vật dẫn: \(R = \rho .\frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Điện trở vật dẫn: \(R = \rho .\frac{l}{S}\)

Nếu chiều dài dây dẫn tăng lên 2 lần thì R tăng lên 2 lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ:

  • A chiều của đường sức từ  
  • B chiều của dòng điện
  • C chiều của lực điện từ  
  • D chiều của cực Nam, Bắc địa lí.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho lòng bàn tay hứng các đường sức, chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 90 chỉ chiều lực từ tác dụng lên dòng điện đó.

Lời giải chi tiết:

Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa chỉ chiều của dòng điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp nhau, cường độ dòng điện qua mỗi điện trở có đặc điểm:

  • A I1 = I2
  • B I = I1 + I2  
  • C U = U1 +U2  
  • D U = U1+U2

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện I1= I2 = I

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện I1= I2

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trên thanh nam châm, chổ nào hút sắt mạnh nhất?

  • A phần giữa    
  • B cực từ Bắc  
  • C Mọi chỗ đều hút sắt như nhau.         
  • D ở hai đầu cực

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xung quanh nam châm có từ trường, cành gần hai đầu thanh nam châm từ trường càng mạnh

Lời giải chi tiết:

Ở hai đầu của nam châm có từ trường mạnh nhất nên hút sắt mạnh nhất.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Hai dây nhôm cùng chiều dài. Dây thứ  nhất có tiết diện 0,3 mm2 và có điện trở R1 = 15Ω. Hỏi dây thứ  hai có tiết diện 1,5 mm2 thì có điện trở R2 là bao nhiêu?

  • A R2 = 30Ω
  • B R2 = 45Ω.                       
  • C R2= 4,5Ω.                       
  • D R2 = 3Ω

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Điện trở vật dẫn: \(R = \rho .\frac{l}{S}\)

Lời giải chi tiết:

Điện trở của dây thứ nhất: \({R_1} = \rho \frac{\ell }{{{S_1}}}\) = 15Ω

Điện trở của dây thứ hai: \({R_2} = \rho \frac{\ell }{{{S_2}}}\)

Vì S2 = 5S1 nên R1 = 5R2 --> R2 = 3Ω

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

: Gọi n1, U1 là số vòng dây và hiệu điện thế đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp. n2, U2 là số vòng dây và hiệu

điện thế đặt vào hai đầu cuộn thứ cấp. Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A U1.n2 = U2.n1    
  • B U1 + U2 = n1 + n2      
  • C U1 - U2 = n1 - n2      
  • D  \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_2}}}{{{n_1}}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công thức máy biến áp: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)  

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{n_1}}}{{{n_2}}} \Rightarrow {U_1}.{n_2} = {U_2}.{n_1}\;\;\;\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Khi truyền tải điện năng đi xa hao phí chủ yếu do

  • A Tác dụng từ của dòng điện             
  • B Tác dụng hóa học của dòng điện
  • C Tác dụng nhiệt của dòng điện         
  • D Tác dụng phát sáng của dòng điện

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Khi truyền tải điện năng đi xa bằng đường dây dẫn sẽ có một phần điện năng hao phí do hiện tượng toả nhiệt trên đường dây

Lời giải chi tiết:

Khi truyền tải điện năng đi xa, hao phí chủ yếu do tác dụng nhiệt của dòng điện

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A góc tới bằng 00                              
  • B góc tới bằng góc khúc xạ
  • C góc tới lớn hơn góc khúc xạ          
  • D góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khi chiếu xiên góc từ môi trường trong suốt này vào môi trường trong suốt khác. Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng đi thẳng.

Lời giải chi tiết:

Khi góc tới bằng 0 thì góc khúc xạ cũng bằng 0, tia sáng truyền thẳng, tia tới trùng với tia khúc xạ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng
  • B Khi góc tới giảm thì góc khúc xạ cũng giảm
  • C Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng giảm (tăng)
  • D Cả A, B đều đúng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khi chiếu xiên góc từ môi trường trong suốt này vào môi trường trong suốt khác, khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng và ngược lại.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng ánh sáng bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khi chiếu xiên góc từ môi trường trong suốt này vào môi trường trong suốt khác, khi góc tới tăng thì góc khúc xạ cũng tăng và ngược lại.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

: Một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f =16cm, cho ảnh A’B’

nhỏ hơn vật. Vật phải cách thấu kính ít nhất một khoảng bằng

  • A 8cm
  • B 16cm
  • C 32cm  
  • D 48cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Sử dụng lí thuyết bài ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ

Khoảng cách từ vật đến thấu kính (d)

Đặc điểm của ảnh

Thật hay ảo

Cùng chiều hay ngược chiều

Lớn hơn hay nhỏ hơn vật

1

Vật ở rất xa TK

Ảnh thật

Ngược chiều

Nhỏ hơn vật

2

d > 2f

Ảnh thật

Ngược chiều

Nhỏ hơn vật

3

f < d < 2f

Ảnh thật

Ngược chiều

Lớn hơn vật

4

d < f

Ảnh ảo

Cùng chiều

Lớn hơn vật

Lời giải chi tiết:

Thấu kính hội tụ cho ảnh thật nhỏ hơn vật khi vật ở vị trí mà khoảng cách từ vật đến thấu kính lớn hơn hoặc bằng 2 lần tiêu cự.

Tức là: d  ≥ 2f = 32 cm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

  • A Chùm tia phản xạ                    
  • B Chùm tia ló phân kì
  • C Chùm tia ló hội tụ                    
  • D Chùm tia ló song song khác

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thấu kính hội tụ biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ.

Lời giải chi tiết:

Thấu kính hội tụ biến chùm tia tới song song thành chùm hội tụ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

: Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ và phân kì là:

  • A lớn hơn vật                               
  • B nhỏ hơn vật
  • C cùng chiều với vật                      
  • D ngược chiều với vật

Đáp án: C

Phương pháp giải:

TKPK cho ảnh ảo nhỏ hơn vật, cùng chiều vật.

TKHT trong trường hợp cho ảnh ảo thì ảnh ảo lớn hơn vật, cùng chiều với vật.

Lời giải chi tiết:

Tính chất giống nhau của ảnh ảo cho bởi thấu kính hội tụ và phân kì là cùng chiều với vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Khi nói về mắt tốt, câu phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A Khi nhìn ở xa vô cực thì tiêu cự của thể thủy tinh lớn nhất
  • B Khi nhìn ở xa vô cực thì mắt phải điều tiết tối đa
  • C Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt của mắt thay đổi theo độ tuổi
  • D Khi quan sát vật ở xa vô cực thì tiêu điểm của thể thủy tinh nằm ở trên màng lưới

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Đối với mắt tốt, khi nhìn xa vô cực thì không cần điều tiết, tiêu cự của thể thủy tinh lớn nhất.

Khi nhìn vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết tối đa.

Lời giải chi tiết:

Đối với mắt tốt, khi nhìn xa vô cực thì không cần điều tiết.

→ Phát biểu không đúng là: Khi nhìn ở xa vô cực thì mắt phải điều tiết tối đa

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi chụp một vật cao 40cm và vật cách máy ảnh là 1m thì ảnh của vật cao 4cm. Hỏi khoảng cách từ vật kính đến màn hứng ảnh là bao nhiêu?

  • A 10cm             
  • B 20cm                
  • C 15cm           
  • D 25cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Máy ảnh là một dụng cụ dùng để thu ảnh của vật mà ta muốn ghi lại. Hai bộ phận quan trọng của máy ảnh là vật kính và buồng tối. Vật kính là một thấu kính hội tụ.

- Sử dụng hai trong ba tia sáng đặc biệt để vẽ ảnh:

 + Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới

 + Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm

 + Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính

- Sử dụng tỉ số của hai tam giác đồng dạng để tính toán

Lời giải chi tiết:

Vẽ ảnh của vật đặt trước máy ảnh:

Ta có:

\(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \Rightarrow \frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{AO}}{{A'O}} \Leftrightarrow A'O = AO.\frac{{A'B'}}{{AB}} \Rightarrow A'O = 1m.\frac{{4cm}}{{40cm}} = 0,1m = 10cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khoảng cách giữa 2 tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng

  • A tiêu cự của thấu kính                  
  • B hai lần tiêu cự của thấu kính
  • C bốn lần tiêu cự của thấu kính      
  • D một nửa tiêu cự của thấu kính

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Hai tiêu điểm của thấu kính đối xứng nhau qua quang tâm. Khoảng cách từ tiêu điểm đến

quang tâm gọi là tiêu cự.

Lời giải chi tiết:

Hai tiêu điểm của thấu kính đối xứng nhau qua quang tâm. Khoảng cách từ tiêu điểm đến quang tâm gọi là

tiêu cự. Vậy khoảng cách giữa hai tiêu điểm là hai lần tiêu cự

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như

  • A gương cầu lồi                              
  • B gương cầu lõm
  • C thấu kính hội tụ                           
  • D thấu kính phân kì

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như một thấu kính hội tụ

Lời giải chi tiết:

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như một thấu kính hội tụ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

: Một người cận phải đeo kính phân kì có tiêu cự 50cm. Hỏi khi không đeo kính thì người đó nhìn rõ

được vật cách xa mắt xa nhất là bao nhiêu?

  • A 2,5cm           
  • B 75cm               
  • C 50cm                   
  • D 15cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Người bị cận thị có thể đeo thấu kính phân kì để khắc phục tật này. Thấu kính này có độ lớn của tiêu cự

bằng khoảng cực viễn của mắt.

- Khoảng cực viễn là khoảng cách từ mắt đến điểm xa mắt nhất mà mắt nhìn được

Lời giải chi tiết:

Người bị cận thị có thể đeo thấu kính phân kì để khắc phục tật này. Thấu kính này có độ lớn của tiêu cự

bằng khoảng cực viễn của mắt.

Người cận phải đeo kính phân kì có tiêu cự 50cm thì điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Tức là khi không đeo

kính thì người đó nhìn rõ được vật cách xa mắt xa nhất là 50 cm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Ảnh của vật in trên màng lưới của mắt là

  • A ảnh thật, nhỏ hơn vật                 
  • B ảnh thật, lớn hơn vật
  • C ảnh ảo, nhỏ hơn vật                    
  • D ảnh ảo, lớn hơn vật

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Ảnh của vật in trên màng lưới là ảnh thật, nhỏ hơn vật.

Lời giải chi tiết:

Ảnh của vật in trên màng lưới là ảnh thật, nhỏ hơn vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Dựa trên công thức \(G = \frac{{25}}{f}\) nếu G = 10 thì tiêu cự f của kính lúp bằng bao nhiêu?

  • A 2,5cm              
  • B 5cm                     
  • C 25cm                      
  • D 250cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Hệ thức liên hệ giữa số bội giác và tiêu cự của kính lúp: \(G = \frac{{25}}{{f\,\,\left( {cm} \right)}} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(G = \frac{{25}}{f} \Rightarrow f = \frac{{25}}{G} = \frac{{25}}{{10}} = 2,5cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

: Lăng kính và mặt ghi âm của đĩa CD có tác dụng gì?

  • A Khúc xạ ánh sáng          
  • B Phản xạ ánh sáng
  • C Tổng hợp ánh sáng                     
  • D Phân tích ánh sáng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lăng kính và mặt ghi âm của đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.

Lời giải chi tiết:

Lăng kính và mặt ghi âm của đĩa CD có tác dụng phân tích ánh sáng.

Đáp án - Lời giải