Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của vận tốc:

  • A

    vận tốc

  • B

    gia tốc

  • C

    quãng đường

  • D

    tốc độ trung bình

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: Gia tốc là đại lượng vecto đặc trưng cho sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng?

  • A

    Vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hay giảm đều theo thời gian.

  • B

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi.

  • C

    Gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, cùng chiều với vận tốc.

  • D

    Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính bằng công thức: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C- sai vì:

+ Khi vật chuyển động nhanh dần đều thì: Véctơ gia tốc và véctơ vận tốc luôn cùng hướng

+ Khi vật chuyển động chậm dần đều thì: Véctơ gia tốc và véctơ vận tốc luôn ngược hướng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu đúng

  • A

    Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.

  • B

    Lực ma sát trượt phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc.

  • C

    Vật nằm yên trên mặt sàn nằm ngang vì trọng lực và lực ma sát nghỉ cân bằng nhau.

  • D

    Khi một vật chịu tác dụng của lực F mà vẫn đứng yên thì lực ma sát nghỉ lớn hơn ngoại lực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng lý thuyết về sự xuất hiện của lực ma sát trượt: Lực ma sát trượt \(({\overrightarrow F _{m{\rm{st}}}})\) xuất hiện ở mặt tiếp xúc khi hai vật trượt trên bề mặt của nhau, có chiều ngược chiều với chiều chuyển động của vật và có độ lớn phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.

Lời giải chi tiết:

Câu phát biểu đúng là: Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc. Đặc điểm này được xác đinh thông qua hệ số ma sát.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chất điểm là:

  • A

    Vật chuyển động trên khoảng cách mà ta xét

  • B

    Vật có kích thước lớn so với khoảng cách mà ta xét

  • C

    Vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét

  • D

    Vật có kích thước lớn chuyển động trên khoảng cách mà ta xét

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chất điểm là vật có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.       

  • B

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

=> Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vật chuyển động theo phương trình x = 5 + 10t + t2 ( x tính bằng m, t tính bằng s). Kết luận nào sau đây rút ra từ phương trình là đúng?

  • A

    Vận tốc ban đầu của vật \({v_0} = {\rm{ }}5{\rm{ }}m/s\)

  • B

    Gia tốc của vật \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}1m/{s^2}\)

  • C

    Quãng đường vật đi được sau \(2s\) là \(s{\rm{ }} = {\rm{ }}49m\)

  • D

    Vận tốc của vật sau \(1s\) là \(v{\rm{ }} = {\rm{ }}12m/s\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Cách suy từ phương trình chuyển động sang phương trình vận tốc:

+ Phương trình chuyển động: \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\)

+ Phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

Lời giải chi tiết:

Từ phương trình chuyển động:

\(\begin{array}{l}x = 5 + 10t + {t^2} \Leftrightarrow x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\\ \to \left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\a = 2m/{s^2}\end{array} \right.\end{array}\)

+ Quãng đường vật đi được sau \(2s\) là: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 10.2 + \frac{1}{2}{.2.2^2} = 24m\)

+ Vận tốc của vật sau \(1s\) là: \(v = {v_0} + at = 10 + 2.1 = 12m/s\)

=> A, B, C – sai

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Chọn phương án đúng?

  • A

    Tốc độ trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \(s.t\)

  • B

    Vận tốc trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \({v_{tb}} = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\)

  • C

    Vận tốc tức thời v tại thời điểm t đặc trưng cho chiều và độ nhanh chậm của chuyển động tại thời điểm đó.

  • D

    Biểu thức xác định vận tốc tức thời: \(v = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) ( khi \(\Delta t\) đủ lớn)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A – sai vì: Tốc độ trung bình là đại lượng vật lý vô hướng có độ lớn bằng: \(\dfrac{s}{t}\)

B - sai vì: Vận tốc trung bình  là đại lượng vật lý có hướng cùng hướng với độ dời \(\Delta \vec x\)  được xác định trong khoảng thời gian \(\Delta t\)

C – đúng

D – sai vì: Biểu thức xác định vận tốc tức thời: \(v = \dfrac{{\Delta x}}{{\Delta t}}\) ( khi  \(\Delta t\) rất nhỏ)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi:

  • A

    Thẳng đều

  • B

    Thẳng chậm dần đều

  • C

    Thẳng nhanh dần đều

  • D

    Tròn đều

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi tự do hay nói cách khác là chuyển động thẳng nhanh dần đều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chọn phát biểu đúng về định luật III Niutơn

  • A

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • B

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B không tác dụng trở lại vật A một lực.

  • C

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực cân bằng nhau: \({\overrightarrow F _{AB}} = {\overrightarrow F _{BA}}\)

  • D

    Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} + {\overrightarrow F _{BA}} = \overrightarrow 0 \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Định luật III - Niutơn: Khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng trở lại vật A một lực. Hai lực này là hai lực trực đối: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chọn phương án đúng. Chuyển động rơi tự do có:

  • A

    Phương bất kì

  • B

    Chiều từ trên xuống dưới

  • C

    Là chuyển động thẳng chậm dần đều

  • D

    Là chuyển động thẳng đều

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: chuyển động rơi tự do có phương thẳng đứng

B - đúng

C, D - sai vì chuyển động rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn câu trả lời đúng.

  • A

    Lực quán tính do hệ quy chiếu quán tính tác dụng vào các vật trong hệ đó

  • B

    Lực quán tính do hệ quy chiếu phi quán tính tác dụng vào các vật trong hệ đó

  • C

    Lực quán tính cho phép khảo sát chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu quán tính

  • D

    Lực quán tính cho phép khảo sát chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu phi quán tính

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Lực quán tính là lực sinh ra trong hệ quy chiếu phi quán tính, lực quán tính cũng gây biến dạng và gia tốc cho vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì: 

  • A

    tọa độ của vật luôn có giá trị (+)

  • B

    vận tốc của vật luôn có giá trị (+)

  • C

    tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+)

  • D

    tọa độ luôn trùng với quãng đường

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi, thì tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá tri (+)

Còn quãng đường còn phụ thuộc xem vật xuất phát từ đâu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Mômen lực được xác định bằng công thức:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(M = \dfrac{F}{d}\)

  • C

    \(P = mg\)

  • D

    \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

\(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phải tác dụng vào vật có khối lượng là \(5kg\) theo phương ngang một lực là bao nhiêu để vật thu được gia tốc là \(1m/{s^2}\)

  • A \(4N\)
  • B \(5N\)
  • C \(3N\)
  • D \(6N\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Định luật II Niuton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

Biểu thức: \(\vec a = \dfrac{{\vec F}}{m} \Rightarrow \vec F = m\vec a\)

Lời giải chi tiết:

Độ lớn của lực tác dụng: \(F = m.a = 5.1 = 5N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Hình sau cho biết đồ thị tọa độ của một chiếc xe chuyền động trên đường thẳng. Vận tốc của xe là:

  • A

    10 km/h.

  • B

    12,5 km/h.

  • C

    7,5 km/h.

  • D

    20 km/h.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biêu thức \(v = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)

Lời giải chi tiết:

Theo đồ thị: lúc t1 = 1 h, x1 = 20 km; lúc t2 = 4 h, x2 = 50 km

\( \to v = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}} = \frac{{50 - 20}}{{4 - 1}} = 10(km/h)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính \(r = 100cm\) với gia tốc hướng tâm \({a_{ht}} = 4{\rm{ }}cm/{s^2}\). Chu kì \(T\) trong chuyển động của vật đó là:

  • A

    \(8\pi \left( s \right)\)

  • B

    \(6\pi \left( s \right)\)

  • C

    \(12\pi \left( s \right)\)

  • D

    \(10\pi \left( s \right)\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì của chuyển động tròn đều: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (1)

+ Mặt khác, chu kì của chuyển động tròn: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r \to T = 2\pi \sqrt {\frac{r}{{{a_{ht}}}}}  = 2\pi \sqrt {\frac{1}{{0,04}}}  = 10\pi s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

A ngồi trên một toa tàu chuyển động với vận tốc 15 km/h đang rời ga. B ngồi trên một toa tàu khác chuyển động với vận tốc 10 km/h đang vào ga. Hai đường tàu song song với nhau. Tính vận tốc của B đối với A. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu A.

  • A  – 5 km/h
  • B  5 km/h
  • C  – 25 km/h
  • D  25 km/h

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Lời giải chi tiết:

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu A

Gọi:  + \(\overrightarrow {{v_{BD}}} \) vận tốc của tàu B đối với đất, \(\overrightarrow {{v_{BD}}} \) ngược chiều dương nên vBD = -10 km/h

        +  \(\overrightarrow {{v_{AD}}} \) vận tốc của tàu A đối với đất, \(\overrightarrow {{v_{AD}}} \)theo chiều dương nên vAD = 15 km/h

        + \(\overrightarrow {{v_{BA}}} \) vận tốc của tàu B đối với tàu A

Theo công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{BA}}}  = \overrightarrow {{v_{BD}}}  + \overrightarrow {{v_{DA}}}  = \overrightarrow {{v_{BD}}}  - \overrightarrow {{v_{AD}}} \)

\( \Rightarrow {v_{BA}} = {v_{BD}} - {v_{AD}} =  - 10 - 15 =  - 25\,km/h\)

Chứng tỏ vận tốc của tàu B so với tàu A có độ lớn 25km/h và ngược chiều so với chiều chuyển động của tàu A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

  • A 12km/h 
  • B 9km/h  
  • C 6km/h        
  • D 3km/h

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{tb}}}  = \overrightarrow {{v_{tn}}}  + \overrightarrow {{v_{nb}}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_{tb}} = \dfrac{{{s_1}}}{{{t_1}}} = \dfrac{9}{1} = 9km/h\\{v_{nb}} = \dfrac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \dfrac{{50}}{{60}} = \dfrac{5}{6}m/s = 3km/h\end{array} \right.\)

Ta có: \(\overrightarrow {{v_{tb}}}  = \overrightarrow {{v_{tn}}}  + \overrightarrow {{v_{nb}}} \)

Do thuyền chạy ngược dòng sông nên:

\({v_{tb}} = {v_{tn}} - {v_{nb}} \Rightarrow {v_{tn}} = {v_{tb}} + {v_{nb}} = 9 + 3 = 12km/h\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một vật có trọng lượng P đứng cân bằng nhờ 2 dây OA làm với trần một góc 600 và OB nằm ngang. Độ lớn lực căng T1 của dây OA bằng:

  • A

    \(\frac{{2P}}{{\sqrt 2 }}\)   

  • B

    \(\frac{{2P}}{{\sqrt 3 }}\)

  • C

    \(2P\)

  • D

    \(P\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng phương pháp tổng hợp và phân tích lực

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật

+ Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần

Lời giải chi tiết:

+ Phân tích lực \({\overrightarrow T _1}\) thành hai thành phần theo phương Ox và Oy, ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diễn trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?

  • A  Từ 0 đến 2s            
  • B  Từ 0s đến 1s.
  • C  Từ 2s đến 3s.     
  • D  Không có khoảng thời gian nào.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Định luật I Niu – tơn: Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều

Lời giải chi tiết:

Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau \( \Rightarrow \overrightarrow a  = 0\)

Từ đồ thị ta thấy từ 0 đến 1s vận tốc của vật không đổi → Vật chuyển động thẳng đều.

Vậy trong khoảng từ 0 đến 1s các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một vật có khối lượng $8kg$ trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc $2m/{s^2}$ . Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh độ lớn của lực này với trọng lượng của vật. Lấy $g = 10m/{s^2}$.

  • A

    1,6 N, nhỏ hơn

  • B

    16N, nhỏ hơn

  • C

    160N, lớn hơn.

  • D

    4N, lớn hơn.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật II Niutơn:  \(F{\rm{ }} = {\rm{ }}ma\)

+ Sử dụng công thức tính trọng lực : \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Vận dụng biểu thức định luật II Niutơn:  \(F{\rm{ }} = {\rm{ }}ma\)

Lực gây ra gia tốc này có độ lớn: \(F = ma = 8.2 =16 N\)

Trọng lượng của vật : \(P = mg = 8.10 = 80 N\).

\(\to F < P\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một vật khối lượng \(2,5kg\) đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang thì chịu tác dụng của lực kéo \(15N\) theo phương ngang và bắt đầu chuyển động. Biết trong 1 phút đầu tiên sau khi chịu tác dụng lực, vật đi được \(2700m\). Coi lực cản tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lực cản tác dụng vào vật bằng:

  • A

    11,25N

  • B

    13,5N

  • C

    9,75N

  • D

    15,125N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định luật II Niutơn:  \(\overrightarrow F = m\overrightarrow a \)

+ Vận dụng biểu thức xác định quãng đường: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

Lời giải chi tiết:

Đổi : \(1 \text{phút} = 60 s\)

Ta có: \(S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

\( \to a = \dfrac{{2S}}{{{t^2}}} = \dfrac{{2.2700}}{{{{60}^2}}} = 1,5m/{s^2}\)

Lực cản tác dụng vào vật bằng:

\(F - {F_C} = ma \\\to {F_C} = F - ma \\= 15 - 2,5.1,5 = 11,25N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một vật có khối lượng $4kg$, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc $3m/{s^2}$. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc $2 m/{s^2}$. Khối lượng của vật đặt thêm vào là:

  • A

    2kg

  • B

    6kg

  • C

    4kg

  • D

    3kg

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(F = ma\)

+ Khi \(m = {m_1} = 4kg\) thì \({a_1} = 3m/{s^2}\)

+ Khi \(m = {m_2}\) thì \({a_2} = 2m/{s^2}\)

Ta có, lực trong hai trường hợp là như nhau:

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow {m_1}{a_1} = {m_2}{a_2} \leftrightarrow 4.3 = {m_2}.2\\ \to {m_2} = 6kg\end{array}\)

=> Khối lượng vật thêm vào là: \(6 - 4 = 2kg\)  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho gia tốc trọng trường trên mặt đất là \(9,8m/{s^2}\), tính gia tốc trọng trường trên sao Hỏa. Biết khối lượng Sao Hỏa bằng \(10\% \) khối lượng Trái Đất và bán kính Sao Hỏa bằng \(0,53\) bán kính Trái Đất.

  • A

    \(3,49m/{s^2}\)

  • B

    \(9,7m/{s^2}\)

  • C

    \(3,54m/{s^2}\)

  • D

    \(9,89m/{s^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định gia tốc trọng trường (gia tốc rơi tự do): \(g = G\frac{M}{{{{\left( {R \pm h} \right)}^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Từ đầu bài, ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}{M_{SH}} = 0,1{M_{T{\rm{D}}}}\\{R_{SH}} = 0,53{{\rm{R}}_{TD}}\end{array} \right.\)  và gia tốc trọng trường trên mặt đất \(g = 9,8m/{s^2}\)

Áp dụng biểu thức tính gia tốc trọng trường ta có:

+ Gia tốc trọng trường trên mặt đất: \(g = G\frac{M_{T{\rm{D}}}}{{R_{T{\rm{D}}}^2}}{\rm{        }}\left( 1 \right)\)

+ Gia tốc trọng trường trên sao Hỏa: \({g_{SH}} = G\frac{{{M_{SH}}}}{{R_{SH}^2}}{\rm{        }}\left( 2 \right)\)

Lấy \(\frac{{\left( 1 \right)}}{{\left( 2 \right)}}\) ta được:

\(\begin{array}{l}\frac{g}{{{g_{SH}}}} = \frac{{{M_{T{\rm{D}}}}R_{SH}^2}}{{{M_{SH}}R_{T{\rm{D}}}^2}} = \frac{{{M_{T{\rm{D}}}}.0,{{53}^2}R_{T{\rm{D}}}^2}}{{0,1{M_{T{\rm{D}}}}.R_{T{\rm{D}}}^2}} = 2,809\\ \to {g_{SH}} = \frac{g}{{2,809}} = \frac{{9,8}}{{2,809}} = 3,49m/{s^2}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một lò xo gắn quả nặng, được bố trí trên mặt nghiêng không ma sát. Nếu góc nghiêng là ${30^0}$ so với phương ngang thì lò xo biến dạng \(2cm\). Nếu góc nghiêng là ${30^0}$ so với phương thẳng đứng thì lò xo biến dạng bao nhiêu?

  • A

    1cm

  • B

    2cm

  • C

    3,46cm

  • D

    4cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi:  ${F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|$

+Vận dụng biểu thức tính trọng lực:  \(P=mg\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Một xe có khối lượng 1 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng lên với tốc độ \(10m/s\). Bán kính cong của cầu \(R = 50m\). Tìm áp lực của xe lên cầu tại nơi có bán kính cong hợp với phương thẳng đứng một góc \({30^0}\)

  • A

    6650,25 N

  • B

    6660,52 N

  • C

    6660,25 N

  • D

    6662,05 N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Xác định hợp lực tác dụng lên xe

+ Chiếu hợp lực lên phương hướng tâm

+ Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m\dfrac{{{v^2}}}{r}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một vật được ném ngang ở độ cao h so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí và lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Sau \(5s\) vật chạm đất. Độ cao h bằng:

  • A

    100 m.

  • B

    140 m.

  • C

    125 m.

  • D

    80 m.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính thời gian chạm đất: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có, thời gian chạm đất của vật ném ngang: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Ta suy ra: \(h = \frac{1}{2}g{t^2} = \frac{1}{2}{.10.5^2} = 125m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Hai người A và B dùng một chiếc gậy để khiêng một cỗ máy có trọng lượng 1000N. Điểm treo cỗ máy cách vai người A 60cm, cách vai người B 40cm. Lực mà người A và B phải chịu lần lượt là

  • A

    600 N và 400 N

  • B

    400 N và 600 N

  • C

    600 N và 500 N  

  • D

    300 N và 700 N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

Trong đó: \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

                   \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Lời giải chi tiết:

Gọi \({F_1}\) là độ lớn của lực mà người A phải chịu, \({F_2}\) là độ lớn của lực mà người B phải chịu. Ta có

\({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\, <  =  > 60{F_1} = 40{F_2}\,(1)\)và \({F_1} + {F_2} = F = 1000\,(2)\)

Từ (1) và (2): \({F_1} = 400\,N,{F_2} = 600\,N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Một vật chuyển động có đồ thị vận tốc như hình bên. Công thức vận tốc và công thức đường đi của vật là:

  • A \(v = 40 - 2t;s = 40 - {t^2}\)        
  • B \(v = t;s = \dfrac{{{t^2}}}{2}\)               
  • C \(v = 20 + t;s = 20t + \dfrac{{{t^2}}}{2}\)
  • D \(v = 20 - t;s = 20 - \dfrac{{{t^2}}}{2}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Gia tốc: \(a = \dfrac{{v - {v_0}}}{{t - {t_0}}}\)

Công thức vận tốc và quãng đường: \(\left\{ \begin{array}{l}v = {v_0} + at\\s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

Biễu diễn số liệu như hình vẽ:

 

Từ đồ thị ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{t_0} = 0;{v_0} = 20m/s\\{t_1} = 10s;{v_1} = 30m/s\end{array} \right.\)

Gia tốc của vật: \(a = \dfrac{{{v_1} - {v_0}}}{{{t_1} - {t_0}}} = \dfrac{{30 - 20}}{{10}} = 1m/{s^2}\)

Công thức vận tốc và quãng đường:

\(\left\{ \begin{array}{l}v = {v_0} + at = 20 + 1.t\\s = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2} = 20.t + \dfrac{1}{2}.1.{t^2}\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}v = 20 + t\,\,\left( {m/s} \right)\\s = 20t + \dfrac{{{t^2}}}{2}\,\left( m \right)\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Một ô tô \(m = 1,5\) tấn chuyển động trên đường nằm ngang chịu tác dụng của lực phát động \(3300N.\) Cho xe chuyển động với vận tốc đầu \(10m/s.\) Sau khi đi \(75m\) ô tô đạt vận tốc \(72km/h.\) Tính lực ma sát giữa xe và mặt đường, thời gian ô tô chuyển động. Sau đó xe tắt máy hãm phanh sau \(4s\) xe dừng hẳn. Tính hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường (lúc này xe trượt mà không lăn).

  • A \(500N;4s;0,25\)      
  • B \(300N;5s;0,25\)
  • C \(300N;5s;0,5\)        
  • D \(500N;4s;0,5\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Công thức tính lực ma sát: \({F_{ms}} = \mu N\)

+ Phương trình định luật II Niuton: \(\sum {\overrightarrow F }  = m.\overrightarrow a \,\,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên chiều chuyển động của xe.

+ Công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều : \(\left\{ \begin{array}{l}v = {v_0} + at\\{v^2} - v_0^2 = 2as\end{array} \right.\)

Lời giải chi tiết:

* Khi ô tô chưa hãm phanh:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 10m/s\\v = 72km/h = 20m/s\\s = 75m\end{array} \right.\)

Lại có: \({v^2} - v_0^2 = 2as \Rightarrow a = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}} = \dfrac{{{{20}^2} - {{10}^2}}}{{2.75}} = 2m/{s^2}\)

Phương trình định luật II Niuton: \(\overrightarrow {{F_{ms}}}  + \overrightarrow F  = m.\overrightarrow a \,\,\,\left( * \right)\)

Chiếu (*) lên chiều chuyển động ta có:

\( - {\rm{ }}{F_{ms}} + F = ma \Rightarrow {F_{ms}} = F - ma = 3300 - 1,{5.10^3}.2 = 300N\)

Thời gian ô tô chuyển động: \(t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a} = \dfrac{{20 - 10}}{2} = 5s\)

* Khi ô tô tắt máy hãm phanh:

Vận tốc của ô tô trước khi hãm phanh là \({v_0}' = 20{\rm{ }}m/s\)

Sau \(t = 4s\) thì xe dừng hẳn \(v' = 0\)

Gia tốc của vật từ khi hãm phanh đến khi dừng hẳn là:

\(a' = \dfrac{{v' - {v_0}'}}{t} = \dfrac{{0 - 20}}{4} =  - 5m/{s^2}\)

Phương trình định luật II Niuto cho ô tô: \(\overrightarrow {F{ _{ms}}'}  = m.\overrightarrow {a'} \,\,\,\,\left( {**} \right)\)

Chiếu (**) lên chiều chuyển động ta được:

\( - {F_{ms}}' = ma' \Rightarrow  - \mu mg = ma' \Rightarrow \mu  =  - \dfrac{{a'}}{g} =  - \dfrac{{\left( { - 5} \right)}}{{10}} = 0,5\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ