Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Độ nở dài của vật rắn không phụ thuộc vào:

  • A

    Bản chất của vật

  • B

    Nhiệt độ của vật

  • C

    Độ tăng nhiệt độ

  • D

    Chiều dài ban đầu

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài của vật rắn: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

=>Độ nở dài phụ thuộc vào bản chất của vật, độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của vật

Độ nở dài không phụ thuộc vào nhiệt độ của vật mà phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chất rắn vô định hình có đặc điểm và tính chất là:

  • A

    có tính dị hướng

  • B

    có cấu trúc tinh thế

  • C

    có dạng hình học xác định

  • D

    có nhiệt độ nóng chảy không xác định

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về đặc điểm và tính chất của chất rắn vô định hình 

Lời giải chi tiết:

Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể, do đó không có dạng hình học xác định, không có nhiệt độ nóng chảy (hoặc đông đặc) xác định và có tính đẳng hướng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Biến dạng nhiệt (sự nở vì nhiệt) của vật rắn là:

  • A

    Sự thay đổi về hình dạng, kích thước khi nhiệt độ môi trường xung quanh vật rắn không đổi

  • B

    Sự thay đổi về hình dạng, kích thước khi nhiệt độ môi trường xung quanh vật rắn thay đổi

  • C

    Sự thay đổi về hình dạng, kích thước khi nhiệt độ môi trường xung quanh vật rắn giảm đi

  • D

    Sự thay đổi về hình dạng, kích thước khi nhiệt độ môi trường xung quanh vật rắn tăng lên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem lí thuyết về biến dạng nhiệt của vật rắn

Lời giải chi tiết:

Biến dạng nhiệt của vật rắn là biến dạng (thay đổi về hình dạng, kích thước) khi nhiệt độ môi trường xung quanh vật rắn thay đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chất rắn là:

  • A

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • B

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • C

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

  • D

    Một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên hình dạng riêng xác định.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Xem định nghĩa về chất rắn 

Lời giải chi tiết:

Chất rắn là một trạng thái của vật chất, ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cố định, chất rắn giữ nguyên được thể tích riêng và hình dạng riêng xác định.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một vật bằng kim loại có hệ số nở dài \(\alpha \). Gọi \({V_0}\) và \(V\) lần lượt là thể tích của vật ở nhiệt độ \({t_0}\) và  \({t_0} + \Delta t\). Tỷ số\(\frac{{V - {V_0}}}{{{V_0}}}\)có giá trị là:

  • A

    \(\frac{1}{3}\alpha \Delta t\)

  • B

    \(3\alpha \Delta t\)

  • C

    \(3{V_0}\alpha \Delta t\)

  • D

    \(\alpha \Delta t\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở khối của vật rắn: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)

\( \to \frac{{V - {V_0}}}{{{V_0}}} = 3\alpha \Delta t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn phát biểu sai về ứng suất?

  • A

    Khác nhau đối với lực kéo và lực nén

  • B

    Có cùng đơn vị đo với áp suất

  • C

    Tỷ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh

  • D

    Tỷ lệ với độ lớn ngoại lực tác dụng lên thanh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết và biểu thức xác định ứng suất 

Lời giải chi tiết:

Ta có, ứng suất là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng nén hoặc kéo của lực F tác dụng dọc theo trục của một vật rắn đồng chất hình trụ có tiết diện S: \(\sigma  = \frac{F}{S}\)

Trong đó:

     + \(F\): lực nén hoặc kéo (N)
     + \(S\): tiết diện của vật rắn hình trụ đồng chất (m2)

     + \(\sigma \): ứng suất của vật rắn (N/m2 hoặc Pa)

Ta suy ra:

B, C, D - đúng

A - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Biến dạng cơ là:

  • A

    Sự thay hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.

  • B

    Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.

  • C

    Sự thay đổi kích thước của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.

  • D

    Sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của nội lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xem định nghĩa về biến dạng cơ 

Lời giải chi tiết:

Biến dạng cơ là sự thay đổi kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực. Tùy thuộc độ lớn của lực tác dụng, biến dạng của vật rắn có thể là đàn hồi hoặc không đàn hồi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

 Hai thanh kim loại có cùng bản chất, cùng chiều dài, có tiết diện ngang tương ứng là \({S_1} = 2{S_2}\). Đặt vào hai thanh những lực có cùng độ lớn. Gọi độ biến dạng của các thanh lần lượt là \(\Delta {l_1}\) và \(\Delta {l_2}\). Chọn biểu thức đúng?

  • A

    \(2\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

  • B

    \(\Delta {l_1} = 2\Delta {l_2}\)

  • C

    \(\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

  • D

    \(4\Delta {l_1} = \Delta {l_2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức độ cứng của vật rắn: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Lực đàn hồi xuất hiện trên hai thanh có độ lớn bằng nhau

\({F_{dh1}} = {F_{dh2}} \leftrightarrow {k_1}\Delta {l_1} = {k_2}\Delta {l_2}\)(1)

+ Ta có độ cứng k được xác định bởi biểu thức: \(k = E\frac{S}{{{l_0}}}\) (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \(\frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{k_2}}}{{{k_1}}} = \frac{{{E_2}\frac{{{S_2}}}{{{l_{02}}}}}}{{{E_1}\frac{{{S_1}}}{{{l_{01}}}}}}\)

Do hai thanh cùng bản chất \( \to {E_1} = {E_2} = E\)

\( \to \frac{{\Delta {l_1}}}{{\Delta {l_2}}} = \frac{{{S_2}{l_{01}}}}{{{S_1}{l_{02}}}} = \frac{1}{2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một sợi dây bằng kim loại dài thêm ra 1,2mm khi treo vật nặng có khối lượng 6kg. Biết chiều dài ban đầu là 2m, lấy \(g = 10m/{s^2}\). Hệ số đàn hồi của kim loại làm dây là:

  • A

    \(k = 50000N/m\)

  • B

    \(k = 25000N/m\)

  • C

    \(k = 15000N/m\)

  • D

    \(k = 20000N/m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, khi cân bằng thì lực đàn hồi có độ lớn bằng độ lớn của trọng lực của vật nặng:

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = P \leftrightarrow k\Delta l = mg\\ \to k = \frac{{mg}}{{\Delta l}} = \frac{{6.10}}{{1,{{2.10}^{ - 3}}}} = 50000(N/m)\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Biết suất đàn hồi của dây bằng kim loại đường kính 1mm là \({9.10^{10}}Pa\). Độ lớn lực kéo tác dụng làm dây dài ra thêm 1% so với chiều dài ban đầu là:

  • A

    \(F = 550(N)\)

  • B

    \(F = 200\pi (N)\)

  • C

    \(F = 225\pi (N)\)

  • D

    \(F = 735(N)\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right|\)

+ Vận dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi \frac{{{d^2}}}{4}\)

Lời giải chi tiết:

Theo đề bài, ta có: \(\Delta l = 1\% {l_0} = 0,01{l_0}\)

Ta có, lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k.\Delta l = E\frac{S}{{{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = E\frac{{\pi {d^2}}}{{4{l_0}}}\left| {\Delta l} \right| = {9.10^{10}}\frac{{\pi {{({{10}^{ - 3}})}^2}}}{4}.0,01 = 225\pi (N)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một quả cầu đồng chất có hệ số nở khối \(\beta  = {72.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\). Ban đầu thể tích của quả cầu là \({V_0}\), để thể tích của quả cầu tăng 0,36% thì độ tăng nhiệt độ của quả cầu bằng:

  • A

    50K

  • B

     100K

  • C

    75K

  • D

    125K

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở khối: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\Delta V = V - {V_0} = \beta {V_0}\Delta t = 3\alpha {V_0}\Delta t\)

$ \to \Delta t = \frac{1}{\beta }\frac{{\Delta V}}{{{V_0}}} = \frac{1}{{{{72.10}^{ - 6}}}}\frac{{0,36}}{{100}} = 50K$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một thanh thép hình trụ có hệ số nở dài \(\alpha  = {11.10^{ - 6}}{K^{ - 1}}\), ban đầu có chiều dài 100m. Để chiều dài của nó là 100,11m thì độ tăng nhiệt độ bằng:

  • A

    1700C

  • B

    1250C

  • C

    1500C

  • D

    1000C

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính độ nở dài: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

\(\begin{array}{l}\Delta l = l - {l_0} = \alpha {l_0}\Delta t\\ \to \Delta t = \frac{{l - {l_0}}}{{\alpha {l_0}}} = \frac{{100,11 - 100}}{{{{11.10}^{ - 6}}.100}} = {100^0}C\end{array}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ