Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Chọn đáp án đúng

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

  • A

    Cân bằng bền, cân bằng không bền.

  • B

    Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

  • C

    Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.

  • D

    Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về các dạng cân bằng của vật rắn: có 3 dạng cân bằng: cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Lời giải chi tiết:

D- đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song là :

  • A

    Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

  • B

    Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.

  • C

    Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.

  • D

    Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

Lời giải chi tiết:

A- đúng vì điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

+ Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

+ Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một người gánh một thùng gạo nặng 300N và một thùng ngô nặng 200N. Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh. Hỏi vai người đó phải chịu một lực bằng bao nhiêu?

  • A

    200N

  • B

    300N

  • C

    500N

  • D

    700N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều \(F = {F_1} + {F_2}\)và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)(chia trong)

Lời giải chi tiết:

Ta có, bỏ qua trọng lượng của đòn gánh thì vài người phải chịu một lực bằng hợp lực của 2 lực trong song cùng chiều là trọng lực của thùng gạo và thùng ngô \( \to F = {F_1} + {F_2} = 200 + 300 = 500N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Momen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?

  • A

    Tác dụng kéo của lực.

  • B

    Tác dụng làm quay của lực.                                       

  • C

    Tác dụng uốn của lực.

  • D

    Tác dụng nén của lực.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chọn đáp án đúng

Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi

  • A

    độ cao của trọng tâm.

  • B

    diện tích của mặt chân đế.

  • C

    giá của trọng lực.

  • D

    độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về mức vững vàng của cân bằng

Lời giải chi tiết:

D- đúng vì mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Mômen lực được xác định bằng công thức:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(M = \dfrac{F}{d}\)

  • C

    \(P = mg\)

  • D

    \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

\(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.

  • A

    Mặt bàn học.

  • B

    Cái tivi.

  • C

    Chiếc nhẫn trơn.

  • D

    Viên gạch.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng cách xác định trọng tâm của một vật

Lời giải chi tiết:

Ta có: các vật phẳng và có hình dạng đối xứng thường có trọng tâm tại nằm ở tâm đối xứng của vật

A,B,D- có trọng tâm nằm trên vật vì tâm đối xứng của vật nằm trên vật

C- có trọng tâm không nằm trên vật vì tâm đối xứng không nằm trên vật (ở tâm của vòng tròn nhẫn)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực: 

  • A

    Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.

  • B

    Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.

  • C

    Không dùng cho vật nào cả.

  • D

    Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Quy tắc momen lực dùng được cho cả vật rắn có trục quay cố định và không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm.

  • A

    0.5 (N).

  • B

    50 (N).

  • C

    200 (N).

  • D

    20(N)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

theo yêu cầu của đề bài, ta suy ra:

\(F = \frac{M}{d} = \frac{{10}}{{0,2}} = 50N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?

  • A

    10 N.

  • B

    10 Nm.

  • C

    11N.

  • D

    11Nm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = Fd\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, momen của lực: \(M = Fd = 5,5.2 = 11N.m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Thanh AB dài 10m có khối lượng 7kg và có trọng tâm cách đầu A một đoạn 2m như hình vẽ. Thanh có thể quay quanh một trục O cách đầu A một đoạn 3m, lấy g = 10m/s2. Phải tác dụng vào đầu B một lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) bằng bao nhiêu để thanh AB nằm cân bằng theo phương ngang

  • A

    10 N

  • B

    30 N

  • C

    20 N

  • D

    15 N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

điều kiện cân bằng của vật rắn:

+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không

+ Tổng momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng momen lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ(Quy tắc momen lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một tấm ván nặng 240 N được bắt qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4 m và điểm tựa B 1,2 m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là:

  • A

    160 N

  • B

    120 N

  • C

    80 N

  • D

    60 N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều \(F = {F_1} + {F_2}\)và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)(chia trong)

Lời giải chi tiết:

\(F = 240N;{d_1} = 2,4m;{d_2} = 1,2m\)

Sử dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều \(F = {F_1} + {F_2}\)và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)(chia trong) ta có:

\({F_1} + {F_2} = 240N\)

\(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{1,2}}{{2,4}} = \dfrac{1}{2}\)

\( \to {F_1} = 80N;{F_2} = 160N\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ