Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló

  • A

    đi qua tiêu điểm của thấu kính.

  • B

    song song với trục chính của thấu kính.

  • C

    cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì.

  • D

    có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách:

  • A

    Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

  • B

    Thay đổi đường kính của con ngươi

  • C

    Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

  • D

    Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi

  • A

    góc tới bằng 0.

  • B

    góc tới bằng góc khúc xạ.

  • C

    góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

  • D

    góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khi góc tới bằng \({0^0}\) thì góc khúc xạ bằng \({0^0}\), tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.

=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 00

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

  • A

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và không phụ thuộc vào vật liệu làm dây

  • B

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây

  • C

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

  • D

    Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc song song?

  • A

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ: $\frac{1}{{{R_{t{\text{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B

    Điện năng thành cơ năng.

  • C

    Cơ năng thành điện năng.

  • D

    Điện năng thành nhiệt năng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Nếu hiệu điện thế của điện nhà là \(220V\) thì phát biểu nào là không đúng?

  • A

    Có những thời điểm, hiệu điện thế lớn hơn 220V

  • B

    Có những thời điểm, hiệu điện thế nhỏ hơn 220V

  • C

    220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn  hoặc nhỏ hơn  hoặc bằng giá trị này.

  • D

    220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C - đúng

D - sai vì: 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn  hoặc nhỏ hơn  hoặc bằng giá trị này.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chiếu một chùm sáng song song vào thấu kính hội tụ, hình vẽ nào sau đây mô tả đúng đường truyền của tia sáng?

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.

    => phương án B mô tả đúng đường truyền của tia sáng qua thấu kính

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 9 :

    Hiệu suất pin mặt trời là \(10\% \). Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được :

    • A

      điện năng là \(100J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(10J\)

    • B

      năng lượng mặt trời là \(100J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(10J\)

    • C

      điện năng là \(10J\) thì sẽ tạo ra quang năng là \(100J\)

    • D

      năng lượng mặt trời là \(10J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(100J\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Xác định năng lượng biến đổi trong pin mặt trời

    + Vận dụng định nghĩa hiệu suất

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Pin mặt trời hoạt động dưới sự biến đổi từ năng lượng mặt trời sang điện năng

    + Hiệu suất pin mặt trời là \(10\% \), nghĩa là Nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là \(100J\) thì sẽ tạo ra điện năng là \(10J\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 10 :

    Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?

    • A

      Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên

    • B

      Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam

    • C

      Đặt ở đó các vụn giấy thì chúng bị hút về hai hướng Bắc - Nam

    • D

      Đặt ở đó một kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc - Nam

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Sử dụng cách nhận biết từ trường

    Lời giải chi tiết:

    Để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường, ta đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc - Nam

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 11 :

    Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

    • A

      Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

    • B

      Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

    • C

      Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

    • D

      Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

    Đáp án: C

    Lời giải chi tiết:

    Định luật bảo toàn năng lượng:

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Ghép mỗi phần a, b, c,d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng

    • A

      \(a \to 3,b \to 1,c \to 4,d \to 2\)

    • B

      \(a \to 3,b \to 4,c \to 1,d \to 2\)

    • C

      \(a \to 2,b \to 3,c \to 4,d \to 1\)

    • D

      \(a \to 2,b \to 1,c \to 4,d \to 3\)

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Các phần được ghép tương ứng là:

    + Ta nhìn thấy một vật có màu nào thì có ánh sáng màu đó đi từ vật tới mắt

    + Màu sắc của các vật mà ta thường nói hàng ngày là màu sắc của chúng dưới ánh sáng trắng

    + Tuy nhiên, màu sắc các vật mà ta thấy được phụ thuộc vào màu sắc ánh sáng chiếu vào vật đó

    + Một vật màu đỏ, đặt dưới ánh sáng lục sẽ có màu đen

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 13 :

    Hiện tượng nào sau đây không phải là sự trộn các ánh sáng màu?

    • B

      Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu thích hợp lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng màu trắng.

    • C

      Chiếu ánh sáng trắng lên mặt ghi của đĩa CD  cho tia phản xạ lên tấm màn màu trắng. Ta thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

    • D

      Chiếu ánh sáng đỏ, lục, lam với độ mạnh yếu khác nhau lần lượt lên tấm màn màu trắng. Ta lần lượt thu được ánh sáng có nhiều màu khác nhau.

    Đáp án: C

    Lời giải chi tiết:

    A, B, D - là sự trộn các ánh sáng màu

    C - không phải là sự trộn ánh sáng màu mà là sự phân tích ánh sáng trắng

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 14 :

    Chọn phương án đúng

    • A

      a - 3, b - 4, c - 2, d - 1

    • B

      a - 2, b - 1, c - 3, d - 4

    • C

      a - 4, b - 3, c - 1, d - 2

    • D

      a - 3, b - 1, c - 4, d - 2

    Đáp án: C

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    - Mặt trời, đèn pin, đèn ống, ...  là các nguồn phát ánh sáng trắng.

    - Các đèn LED, các đèn ống đỏ, lục, vàng, ... là các nguồn phát ánh sáng màu

    - Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm lọc màu

    - Ví dụ: Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ, ta sẽ thu được một chùm sáng đỏ

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 15 :

    Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi

    • A

      tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.         

    • B

      tia khúc xạ và tia tới.

    • C

      tia khúc xạ và mặt phân cách.

    • D

      tia khúc xạ và điểm tới.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Xem lý thuyết các tia, góc trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 16 :

    Điện trở của dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

    • A

      Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

    • B

      Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn

    • C

      Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn

    • D

      Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: điện trở của dây dẫn được xác định: \(R = \rho \dfrac{l}{S}\)

    Điện trở, \(R\) là xác định với mỗi dây dẫn nó không phụ thuộc vào hiệu điện thế hay cường độ dòng điện

    Biểu thức rút ra từ định luật Ôm: \(R = \dfrac{U}{I}\) chỉ là biểu thức tính toán về mặt toán học

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 17 :

    Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiệm đối với cơ thể người?

    • A

      \(6V\)

    • B

      \(12V\)

    • C

      \(39V\)

    • D

      \(220V\)

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Hiệu điện thế có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người là \(220V\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 18 :

    Cho đoạn mạch như hình vẽ:

    • A

      Đèn 1 sáng, đèn 2 không hoạt động

    • B

      Hai đèn không hoạt động , vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

    • C

      Hai đèn hoạt động bình thường

    • D

      Đèn 1 không hoạt động, đèn 2 sáng

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Khi công tắc K mở thì hai đèn không hoạt động vì mạch hở không có dòng điện chạy qua hai đèn

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 19 :

    Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

    • A

      1,5A

    • B

      2A

    • C

      3A

    • D

      1A

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.

    Áp dụng biểu thức định luật Ôm:$I = \dfrac{U}{R}$ , ta có:

    + Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \({U_1} = 6V\)   thì: ${I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{R} \to R = \dfrac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \dfrac{6}{{0,5}} = 12\Omega $

    + Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là ${U_2} = 24V$, khi đó:  ${I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{R} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2{\text{A}}$

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 20 :

    Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên  trong đó điện trở \({R_1} = 18\Omega ,{R_2} = 12\Omega \). Vôn kế chỉ \(36V\)

    • A

      1,2A

    • B

      3A

    • C

      5A

    • D

      2A

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2} = ...\)

    + Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

    Lời giải chi tiết:

    + Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch

    \(U = {U_1} = {U_2}\)

    + Số chỉ của ampe kế \({A_1}\) là cường độ dòng điện đi qua điện trở \({R_1}\)

    Vậy số chỉ của ampe kế \({A_1}\) là: \({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{{36}}{{18}} = 2{\rm{A}}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 21 :

    Cầm làm một biến trở có điện trở lớn nhất là \(50\Omega \) bằng dây dẫn Niken có điện trở suất  \(0,{4.10^{ - 6}}\Omega .m\) và có tiết diện \(0,5m{m^2}\). Chiều dài của dây dẫn có giá trị là:

    • A

      62,5m

    • B

      37,5m

    • C

      40m

    • D

      10m

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Sử dụng biểu thức tính điện trở: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(R = \rho \frac{l}{S} \to l = \frac{{R{\rm{S}}}}{\rho } = \frac{{50.0,{{5.10}^{ - 6}}}}{{0,{{4.10}^{ - 6}}}} = 62,5m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 22 :

    Một công suất P được tải đi trên cùng một dây dẫn. Công suất hao phí khi dùng hiệu điện thế \(500000V\) với khi dùng hiệu điện thế \(100000V\) hơn kém nhau bao nhiêu lần?

    • A

      \(5\)

    • B

      \(\dfrac{1}{5}\)

    • C

       \(25\)

    • D

      \(\dfrac{1}{{25}}\)

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Gọi \({P_1}\) là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là \({U_1} = 500000V\)

    \({P_2}\) là công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi hiệu điện thế là \({U_2} = 100000V\)

    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{P_1} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_1^2}}\\{P_2} = \dfrac{{{P^2}R}}{{U_2^2}}\end{array} \right. \to \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{U_2^2}}{{U_1^2}} = \dfrac{{{{100000}^2}}}{{{{500000}^2}}} = \dfrac{1}{{25}}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 23 :

    Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

    • A

      24cm

    • B

      16cm

    • C

      48 cm

    • D

      29cm

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Sử dụng biểu thức: Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

    + Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 24 :

    Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:

    • A

      \(\frac{f}{2}\)

    • B

      \(\frac{f}{3}\)

    • C

      \(2f\)

    • D

      \(f\)

    Đáp án: A

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 25 :

    Trên hai kính lúp lần lượt có ghi \(2x\) và \(3x\) thì: 

    • A

      Cả hai kính lúp có ghi \(2x\) và \(3x\) có tiêu cự bằng nhau

    • B

      Kính lúp có ghi \(3x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(2x\)

    • C

      Kính lúp có ghi \(2x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(3x\)

    • D

      Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.

    Đáp án: C

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Số bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)

    Số bội giác \(G\) tỉ lệ nghịch với tiêu cự \(f\)

    => Độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ

    => Kính có ghi \(3x\) có tiêu cự nhỏ hơn kính lúp có ghi \(2x\)

    Đáp án - Lời giải
     
     
    Chia sẻ