Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Lực hấp dẫn giữa hai vật:

  • A

    Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa chúng.

  • B

    Tỉ lệ nghịch với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

  • C

    Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa chúng.

  • D

    Tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Lực hấp dẫn giữa hai vật (coi như chất điểm) tỉ lệ thuận với tích của hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Một vật có khối lượng m đặt ở nơi có gia tốc trọng trường g. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A

    Trọng lực có độ lớn được xác định bởi biểu thức P = mg.

  • B

    Điểm đặt của trọng lực là trọng tâm của vật.

  • C

    Trọng lực tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

  • D

    Trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: Trọng lực tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Có lực hướng tâm khi:

  • A

    Vật đứng yên

  • B

    Vật chuyển động cong

  • C

    Vật chuyển động thẳng

  • D

    Vật chuyển động thẳng đều

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Có lực hướng tâm khi vật chuyển động cong

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

  • A

    Trọng lực của một quả nặng

  • B

    Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt

  • C

    Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

  • D

    Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa về lực đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp là lực đàn hồi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Hai lực đồng quy ${{\overrightarrow{F}}_{1}}$ và ${{\overrightarrow{F}}_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $, hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A

    \(F={{F}_{1}}+{{F}_{2}}+2{{F}_{1}}{{F}_{2}}\text{cos}\alpha \)

  • B

    ${{F}^{2}}={{F}_{1}}^{2}+{{F}_{2}}^{2}-2{{F}_{1}}{{F}_{2}}$

  • C

    \(F=\sqrt{{{F}_{1}}^{2}+F_{2}^{2}}\)

  • D

    \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì:

  • A

    Phản lực

  • B

    Quán tính

  • C

    Lực ma sát

  • D

    Lực tác dụng ban đầu

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có, lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của vật

=> Vật chuyển động chậm dần vì lực ma sát.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một vật khối lượng \(m\) đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính \(r\) với tốc độ góc \(\omega \). Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

  • A

    \({F_{ht}} = m{\omega ^2}r\)

  • B

    \({F_{ht}} = \dfrac{{m{\rm{r}}}}{\omega }\)

  • C

    \({F_{ht}} = {\omega ^2}r\)

  • D

    \({F_{nt}} = m{\omega ^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức lực hướng tâm

Lời giải chi tiết:

Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Một vật có trọng lượng \(N\) trượt trên một mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là \(\mu \). Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là:

  • A

    \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)

  • B

    \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}\overrightarrow N \)

  • C

     \(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}}  = {\mu _t}\overrightarrow N \)

  • D

    \(\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}t}}}  = {\mu _t}N\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Biểu thức xác định của lực ma sát trượt là: \({F_{m{\rm{s}}t}} = {\mu _t}N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?

  • A

    Vật chuyển động tròn đều.

  • B

    Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

  • C

    Vật chuyển động thẳng đều.

  • D

    Vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Vật chuyển theo quán tính là vật chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc \({v_0}\) từ độ cao \(h\) so với mặt đất. Chọn hệ trục tọa độ Oxy sao cho gốc O trùng với vị trí ném, Ox theo phương vận tốc ban đầu, Oy hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian từ lúc ném. Độ lớn vận tốc của vật tại thời điểm t xác định bằng biểu thức:

  • A

    \(v = \sqrt {{v_0} + gt} \)

  • B

    \(v = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

  • C

    \(v = gt\)

  • D

    \(v = {v_0} + gt\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0}\)

+ Theo phương Oy: \({v_y} = gt\)

Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2}  = \sqrt {v_0^2 + {g^2}{t^2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Chọn phát biểu đúng. Tổng hợp lực:

  • A

    Là phân tích nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống như các lực ấy.

  • B

    Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

  • C

    Là phân tích các lực tác dụng đồng thời vào hai vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

  • D

    Là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng các lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt các lực ấy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hệ quy chiếu nào sau đây là hệ quy chiếu phi quán tính

  • A

    Hệ quy chiếu gắn với một toa tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi so với mặt đất.

  • B

    Hệ quy chiếu gắn với bánh xe trước của một xe đạp đang chuyển động thẳng đều

  • C

    Hệ quy chiếu gắn với một ghế ngồi trên một đu quay

  • D

    Hệ quy chiếu gắn với một ô tô đang bắt đầu chuyển bánh

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc.

Các phương án

A, B, C - không phải là hệ quy chiếu phi quán tính do gia tốc bằng 0

D - là hệ quy chiếu phi quán tính vì khi xe bắt đầu chuyển bánh => xe chuyển động nhanh dần => có gia tốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu bán kính quỹ đạo tăng gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm:

  • A

    giảm 8 lần.

  • B

    giảm 4 lần.

  • C

    giảm 2 lần.

  • D

    không thay đổi.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

từ biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Ta suy ra, khi bán kính quỹ đạo tăng gấp 2 lần so với trước và giảm tốc độ quay còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm giảm đi 2 lần.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Hai lực có giá đồng quy có độ lớn \({F_1} = {F_2} = 10N\) có \(\left( {{{\overrightarrow F }_1},{{\overrightarrow F }_2}} \right) = {60^0}\). Hợp lực của hai lực này có độ lớn là:

  • A

    17,3 N

  • B

    20 N

  • C

    14,1 N

  • D

    10 N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức xác định hợp lực của hai lực thành phần: \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Lời giải chi tiết:

Ta có, hợp lực của hai lực thành phần \(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha } \)

Thay số vào, ta được:

\(F = \sqrt {{F_1}^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}{\rm{cos}}\alpha }  = \sqrt {{{10}^2} + {{10}^2} + 2.10.10{\rm{cos6}}{{\rm{0}}^0}}  = 10\sqrt 3 N \approx 17,32N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

  • A

    4N

  • B

    20N

  • C

    28N    

  • D

    Chưa có cơ sở kết luận

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng phương pháp tổng hợp lực và điều kiện cân bằng của chất điểm

Lời giải chi tiết:

Ta có, ba lực 12N, 20N, 16N khi tác dụng vào vật mà vật đứng cân bằng thì hợp lực của chúng bằng 0

=>  khi tác dụng bỏ lực 20N vào vật thì hợp lực của 2 lực còn lại đó có độ lớn chính bằng 20N

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?

  • A

    4m/s

  • B

    6,4m/s

  • C

    3,2m/s

  • D

    2m/s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Ban đầu: \({a_1} = \frac{{\Delta {v_1}}}{{\Delta t}} = \frac{2}{5} = 0,4m/{s^2}\)

Mặt khác, ta có: \({F_1} = m{a_1} = 0,4m\)

+ Khi tăng \(F' = 2.{F_1} = {\rm{2}}{\rm{.0,4m}} = 0,8m\)

\( \to {{\rm{a}}_2} = \frac{{0,8m}}{m} = 0,8m/{s^2}\)

Lại có: \({a_2} = \frac{{\Delta {v_2}}}{{\Delta t}} = \frac{{\Delta {v_2}}}{8} = 0,8m/{s^2} \to \Delta {v_2} = 6,4m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Một vật có khối lượng $4kg$, dưới tác dụng của lực F thu được gia tốc $3m/{s^2}$. Đặt thêm vào vật một vật khác thì cũng lực ấy chỉ gây được gia tốc $2 m/{s^2}$. Khối lượng của vật đặt thêm vào là:

  • A

    2kg

  • B

    6kg

  • C

    4kg

  • D

    3kg

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng định luật II Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Theo định luật II - Niutơn, ta có: \(F = ma\)

+ Khi \(m = {m_1} = 4kg\) thì \({a_1} = 3m/{s^2}\)

+ Khi \(m = {m_2}\) thì \({a_2} = 2m/{s^2}\)

Ta có, lực trong hai trường hợp là như nhau:

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow {m_1}{a_1} = {m_2}{a_2} \leftrightarrow 4.3 = {m_2}.2\\ \to {m_2} = 6kg\end{array}\)

=> Khối lượng vật thêm vào là: \(6 - 4 = 2kg\)  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bán kính Trái Đất là \(6400km\), gia tốc trọng trường ở sát mặt đất là \(10m/{s^2}\). Một vật có khối lượng \(50kg\) ở độ cao bằng \(\frac{7}{9}\) lần bán kính Trái Đất. Coi vật chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất. Chu kì chuyển động của vật quanh Trái Đất là:

  • A

    2 giờ

  • B

    1 giờ

  • C

    3,3 giờ

  • D

    2,5 giờ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc trọng trường: \(g = G\frac{M}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính Trọng lượng: \(P = mg\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \(F = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

+ Áp dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = v{\rm{r}}\) 

+ Áp dụng biểu thức tính chu kì chuyển động: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)  

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Gia tốc trọng trường tại mặt đất: \(g = G\frac{M}{{{R^2}}} = 10m/{s^2}\)

Gia tốc trọng trường ở độ cao \(h = \frac{7}{9}R\):

\(\begin{array}{l}{g_h} = G\frac{M}{{{{\left( {R + \frac{7}{9}R} \right)}^2}}} = \frac{g}{{{{\left( {\frac{{16}}{9}} \right)}^2}}}\\ = 0,32g = 3,2m/{s^2}\end{array}\)

+ Trọng lượng của vật tại độ cao h đó: \({P_h} = m{g_h} = 50.3,2 = 160N\)

+ Mặt khác, trọng lượng đóng vai trò như lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều xung quanh Trái Đất, ta có:

\(\begin{array}{l}{P_h} = {F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\\ \leftrightarrow 160 = 50\frac{{{v^2}}}{{\left( {6400 + \frac{7}{9}6400} \right).1000}} \to v = 6034m/s\end{array}\)    

+ Tốc độ góc: \(\omega  = \frac{v}{r} = \frac{{6034}}{{\left( {6400 + \frac{7}{9}6400} \right).1000}} = 5,{3.10^{ - 4}}\)

+ Chu kì chuyển động của vật: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{5,{{3.10}^{ - 4}}}} = 11855{\rm{s}} \approx 3,3\) giờ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Chiều dài ban đầu của lò xo là \(5cm\), treo vật khối lượng \(500g\) vào thì lò xo có chiều dài \(7cm\). Độ  cứng của lò xo và khối lượng vật treo vào để lò xo có chiều dài \(6,5cm\). Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\)

  • A

    \(k = 245N/m;{m_2} = 0,375kg\)

  • B

    \(k = 125N/m;{m_2} = 0,375kg\)

  • C

    \(k = 245N/m;{m_2} = 0,255kg\)

  • D

    \(k = 125N/m;{m_2} = 0,255kg\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật Húc: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

+ Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

- Khi cân bằng, ta có lực đàn hồi cân bằng với trọng lực, ta có:

\(\begin{array}{l}k\left( {{l_1} - {l_0}} \right) = {m_1}g\\ \to k = \frac{{{m_1}g}}{{{l_1} - {l_0}}} = \frac{{0,5.9,8}}{{\left( {7 - 5} \right){{.10}^{ - 2}}}} = 245N/m\end{array}\)

- Để lò xo có chiều dài \(6,5cm\) cần treo vật có khối lượng \({m_2}\) sao cho:

\(\begin{array}{l}k\left( {{l_2} - {l_0}} \right) = {m_2}g\\ \to {m_2} = \frac{{k\left( {{l_2} - {l_0}} \right)}}{g} = \frac{{245.\left( {6,5 - 5} \right){{.10}^{ - 2}}}}{{9,8}} = 0,375kg\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Một xe điện đang chạy với vận tốc \({v_0} = 36{\rm{ km/h}}\) thì hãm phanh đột ngột. Bánh xe không lăn nữa mà chỉ trượt trên đường ray. Kể từ lúc hãm phanh, xe điện còn đi được bao xa nữa thì dừng hẳn. Biết hệ số ma sát trượt giữa bánh xe và đường ray là \(0,2\). Cho \(g = 9,8{\rm{ m/}}{{\rm{s}}^2}\).

  • A

    \(25,51m\)

  • B

    \(20,25m\)

  • C

    \(16,8m\)

  • D

    \(16,67m\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Xác định các lực tác dụng lên xe

- Áp dụng định luật II - Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

- Chọn chiều, chiếu phương trình định luật II

- Vận dụng biểu thức: \({v^2} - v_0^2 = 2a{\rm{s}}\)

Lời giải chi tiết:

- Khi xe trượt trên đường ray, có 3 lực tác dụng lên xe:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Lò xo có độ cứng \(50N/m\), vật có khối lượng \(400g\) gắn vào lò xo, một đầu lò xo cố định như hình sau.

  • A

    1,15cm

  • B

    2cm

  • C

    2,4cm

  • D

    3,4cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Chọn hệ quy chiếu

+ Xác định các lực tác dụng vào các vật

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \(F = k\Delta l\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực ma sát: \({F_{m{\rm{s}}}} = \mu N\)

Lời giải chi tiết:

+ Chọn hệ quy chiếu gắn vào xe A

+ Ta có, các lực tác dụng vào m

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Một vệ tinh nhân tạo nặng \(20{\rm{ }}kg\) bay quanh Trái Đất ở độ cao \(1000{\rm{ }}km\), có chu kì là \(24{\rm{ }}h\) . Hỏi vệ tinh đó chịu lực hấp dẫn có độ lớn bằng bao nhiêu? Biết bán kính Trái Đất là \(R = 6400{\rm{ km}}\).

  • A

    \(13N\)

  • B

    \(0,783N\)

  • C

    \(0,98N\)

  • D

    \(10,1N\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Lực hấp dẫn đóng vai trò là lực hướng tâm

+ Vận dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

+ Áp dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

Khi vệ tinh bay quanh Trái Đất thì lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh đóng vai trò là lực hướng tâm.

Khi đó:

\({F_{hd}} = {F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

Với: \(r = R + h\) và \(v = \omega r = \frac{{2\pi }}{T}(R + h)\)

\( \Rightarrow {F_{hd}} = {F_{ht}} = m{\omega ^2}r = \frac{{m4{\pi ^2}(R + h)}}{{{T^2}}} = \frac{{20.4{\pi ^2}.7400.1000}}{{{{86400}^2}}} \approx 0,783{\rm{ N}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một vật được ném ngang từ độ cao \(45{\rm{ }}m\) so với mặt đất ở nơi cố gia tốc rơi tự do \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) với vận tốc ban đầu \(40{\rm{ }}m/s\). Tốc độ của vật khi chạm đất là:

  • A

    50 m/s.

  • B

    70 m/s.

  • C

    60 m/s.

  • D

    30 m/s.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính thời gian chạm đất: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

+ Sử dụng phương trình vận tốc:

     - Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0}\)

     - Theo phương Oy: \({v_y} = gt\)

+ Độ lớn của vận tốc tại vị trí bất kì: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2} \)

Lời giải chi tiết:

+ Thời gian chạm đất: \(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\frac{{2.45}}{{10}}}  = 3{\rm{s}}\)

+ Vận tốc của vật theo các phương:

     - Theo phương Ox: \({v_x} = {v_0} = 40\left( {m/s} \right)\)

     - Theo phương Oy: \({v_y} = gt = 10.3 = 30\left( {m/s} \right)\)

Vận tốc của vật khi chạm đất: \(v = \sqrt {v_x^2 + v_y^2}  = \sqrt {{{40}^2} + {{30}^2}}  = 50m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Cho hệ vật như hình vẽ:

  • A

    \(2kg\)

  • B

    \(4kg\)

  • C

    \(1,5kg\)

  • D

    \(3kg\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định lực căng T

+ Chọn chiều dương

+ Xác định các lực tác dụng lên hệ

+ Viết phương trình định luật II - Niutơn cho hệ

+ Chiếu phương trình ĐL II - Niutơn của hệ

+ Xét riêng phương trình ĐL II của vật \({m_2}\)

Lời giải chi tiết:

- Vì bỏ qua khối lượng ròng rọc nên ta có: \(T' = 2T \to T = \frac{{T'}}{2} = \frac{{52,3}}{2} = 26,15N\)

\({m_1} > {m_2} \to {m_1}\) đi xuống, \({m_2}\) đi lên.

- Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hệ

- Các lực tác dụng lên hệ gồm: các trọng lực \(\overrightarrow {{P_1}} ;\overrightarrow {{P_2}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một vật nhỏ khối lượng \(350g\) chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính \(1,25{\rm{ }}m\) với tốc độ dài là \(2,5m/s\). Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là:

  • A

    \(1,094N\)

  • B

    \(0,7N\)

  • C

    \(2,73N\)

  • D

    \(1,75N\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

Thay số ta được: \({F_{ht}} = 0,35\frac{{{{2,5}^2}}}{{1,25}} = 1,75N\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ