Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trên đồ thị (p,V) đường đẳng áp là:

  • A

    Đường thẳng song song với trục p

  • B

    Đường hyperbol

  • C

    Đường thẳng vuông góc với trục p

  • D

    Đường thẳng có phương qua O

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đường đẳng áp

Lời giải chi tiết:

Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng áp là đường vuông góc với trục Op hay song song với trục OV

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Xét một quá trình đẳng tích của một lượng khí lí tưởng nhất định. Tìm phát biểu sai.

  • A

     Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ.

  • B

     Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

  • C

    Độ biến thiên của áp suất tỉ lệ thuận với độ biến thiên của nhiệt độ Celsius.

  • D

    Áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ Celsius.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ

Lời giải chi tiết:

A, B, C - đúng

D - sai vì: \(p \sim T\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình.

  • A

    Đun nóng khí trong một bình đậy kín.

  • B

    Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.

  • C

    Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.

  • D

    Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa về đẳng quá trình

Lời giải chi tiết:

Đun nóng khí trong một bình đậy kín là quá trình đẳng tích

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trên đồ thị (V,t) đường đẳng áp là:

  • A

    Đường thẳng qua gốc tọa độ

  • B

    Đường thẳng song song với trục t

  • C

    Đường thẳng song song với trục V

  • D

    Đường thẳng không qua gốc tọa độ

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Biểu thức nào dưới đây diễn tả phương trình trạng thái khí lý tưởng?

  • A

    \({p_1}{V_1}{T_1} = {p_2}{V_2}{T_2}\)

  • B

    \(\frac{{{T_1}{p_1}}}{{{V_1}}} = \frac{{{T_2}{p_2}}}{{{V_2}}}\)

  • C

    \(\frac{{pV}}{T} = const\)

  • D

    \(\frac{{{T_1}{V_1}}}{{{p_1}}} = \frac{{{T_2}{V_2}}}{{{p_2}}}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức phương trình trạng thái của khí lý tưởng

Lời giải chi tiết:

Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một khối khí lý tưởng được đựng trong bình kín. Khi khối khí được làm lạnh đi \({20^0}C\) thì áp suất của nó thay đổi \(1,2\) lần. Nhiệt độ ban đầu của khối khí là:

  • A

    \( - 28,{3^0}C\)

  • B

    \({120^0}C\)

  • C

    \(120K\)

  • D

    \(78,{6^0}C\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\dfrac{p}{T} = const\)

+ Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \({p_1} = p,{T_1} = t + 273\)

- Trạng thái 2: \({p_2} = \dfrac{p}{{1,2}},{T_2} = t + 273 - 20\)

Do thể tích không đổi, theo định luật Sáclơ, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \dfrac{p}{{t + 273}} = \dfrac{{\dfrac{p}{{1,2}}}}{{t + 273 - 20}}\\ \to t = 120K\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một bình được nạp khí ở nhiệt độ 300C dưới áp suất 360kPa. Sau đó bình được chuyển đến một nơi có nhiệt độ 400C, tính độ tăng áp suất của khí trong bình.

 

  • A 12kPa           
  • B  14kPa           
  • C 6kPa               
  • D  8kPa

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Định luật Sác - lơ: Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.

Hệ thức: \(p \sim T \Rightarrow \dfrac{p}{T} = const\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định luật Sác – lơ ta có:

\(\dfrac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \Rightarrow {p_2} = \dfrac{{{p_1}{T_2}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{360.313}}{{303}} \approx 372kPa\)

Độ tăng áp suất của khí trong bình là:\(\Delta p = 372 - 360 = 12kPa\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Thể tích của một khối khí lí tưởng tăng thêm \(1\% \) và nhiệt độ tuyệt đối tăng thêm \(3K\) khi đun nóng đẳng áp khối khí. Tính nhiệt độ ở trạng thái ban đầu của khối khí.

  • A

    \({26^0}C.\)

  • B

    \({27^0}C.\)

  • C

    \({28^0}C.\)

  • D

    \({29^0}C.\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\dfrac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

Lời giải chi tiết:

Áp dụng định luật Gay Luy xác, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\\ \to \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\\ \leftrightarrow \dfrac{{100}}{{101}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_1} + 3}}\\ \to {T_1} = 300K\\ \Rightarrow {t_1} = {27^0}C\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một áp kế khí gồm một bình cầu thủy tinh có thể tích \(270c{m^3}\) gắn với một ống nhỏ AB nằm ngang có tiết diện \(0,1c{m^2}\). Trong ống có một giọt thủy ngân. Ở \({0^0}C\) giọt thủy ngân cách A \(30cm\). Tính khoảng cách di chuyển của giọt thủy ngân khi nung nóng bình cầu đến \({10^0}C\). Coi dung tích bình là không đổi.

  • A

    98cm

  • B

    99cm

  • C

    100cm

  • D

    101cm

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng biểu thức tính thể tích: \(V = l{\rm{S}}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\dfrac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 273K\\{V_1} = 270 + 0,1.30 = 273c{m^3}.\end{array} \right.\)

- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = 10 + 273 = 283K\\{V_2} = ?\end{array} \right.\)

Áp dụng định luật Gay Luy-xác, ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \dfrac{{273}}{{273}} = \dfrac{{{V_2}}}{{283}}\\ \to {V_2} = 283c{m^3} = 273 + l{\rm{s}}\\ \to l = \dfrac{{283 - 273}}{{0,1}} = 100cm.\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Nhiệt độ ban đầu của một khối khí xác định có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm \({16^0}C\) thì thể tích khí giảm đi \(10\% \) so với thể tích ban đầu, áp suất thì tăng thêm \(20\% \) so với áp suất ban đầu.

  • A

    \(200K\)

  • B

    \({100^0}C\)

  • C

    \(250K\)

  • D

    \( - {150^0}C\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+  Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

+ Vận dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng: \(\frac{{pV}}{T} = const\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Trạng thái 1: \({p_1};{V_1};{T_1}\)

- Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_1} + 0,2{p_1} = 1,2{p_1}\\{V_2} = {V_1} - 0,1{V_1} = 0,9{V_1}\\{T_2} = {T_1} + 16\end{array} \right.\)

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lý tưởng, ta có:

\(\begin{array}{l}\frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}{V_2}}}{{{T_2}}} \leftrightarrow \frac{{{p_1}{V_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{1,2{p_1}.0,9{V_1}}}{{{T_1} + 16}}\\ \to {T_1} = 200K\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tính nhiệt độ ban đầu của một khối khí xác định biết rằng khi nhiệt độ tăng thêm 200C thì thể tích khí giảm đi 20% so với thể tích ban đầu, áp suất thì tăng thêm 30% so với áp suất ban đầu:

 

  • A 325K       
  • B 485K           
  • C 500K       
  • D  300K

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng:

\(\dfrac{{P.V}}{T} = const \Leftrightarrow \dfrac{{{p_1}.{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}.{V_2}}}{{{T_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Xét lượng khí xác định trong phòng thí nghiệm:

\(TT1:\left\{ \begin{array}{l}{p_1}\\{V_1}\\{T_1}\end{array} \right. \to TT2:\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_1} + 0,3{p_1} = 1,3{p_1}\\{V_2} = {V_1} - 0,2{V_1} = 0,8{V_1}\\{T_2} = {T_1} + 20\end{array} \right.\)

Áp dụng phương trình trạng thái của khí lí tưởng ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{{p_1}.{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{p_2}.{V_2}}}{{{T_2}}} \Leftrightarrow \dfrac{{{p_1}.{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{1,3{p_1}.0,8{V_1}}}{{{T_1} + 20}}\\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{{{T_1}}} = \dfrac{{1,04}}{{{T_1} + 20}} \Rightarrow {T_1} + 20 = 1,04{T_1} \Rightarrow {T_1} = 500K\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một lượng khí biến đổi theo chu trình biểu diễn bởi đồ thị.

  • A

    \(1,1{m^3}\)

  • B

    \(2,2{m^3}\)

  • C

    \(3,2{m^3}\)

  • D

    \(2,5{m^3}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các quá trình

+ Áp dụng biểu thức của các quá trình

Lời giải chi tiết:

Ta có:

- Quá trình \(\left( 1 \right) \to \left( 2 \right)\): Quá trình đẳng nhiệt: \({T_2} = {T_1} = 100K\) , \({V_2} = 4{m^3}\)

- Quá trình \(\left( 4 \right) \to \left( 1 \right)\): Quá trình đẳng tích: \({V_4} = {V_1} = 1{m^3}\), \({T_4} = 300K\)

- Qúa trình \(\left( 2 \right) \to \left( 4 \right)\): \(V = aT + b\)

+ Trạng thái 2: \(4 = 100a + b\) (1)

+ Trạng thái 4: \(1 = 300a + b\) (2)

Từ \(\left( 1 \right),\left( 2 \right)\) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}a =  - \dfrac{3}{{200}}\\b = \dfrac{{11}}{2}\end{array} \right.\)

\( \Rightarrow V =  - \dfrac{3}{{200}}T + \dfrac{{11}}{2}\)  (3)

- Quá trình \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right)\): Quá trình đẳng áp \(V = \dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}}T = \dfrac{1}{{100}}T\)  (4)

Vì \(\left( 3 \right)\) là giao điểm của 2 đường \(\left( 2 \right) \to \left( 4 \right)\) và \(\left( 1 \right) \to \left( 3 \right)\) nên:

\(\begin{array}{l} - \dfrac{3}{{200}}{T_3} + \dfrac{{11}}{2} = \dfrac{1}{{100}}{T_3}\\ \Rightarrow {T_3} = 220K\end{array}\)

Thay vào (4) suy ra \({V_3} = \dfrac{{220}}{{100}} = 2,2{m^3}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ