Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Quy tắc bàn tay trái được xác định?

  • A

     Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • B

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • C

    Đặt bàn tay trái sao cho chiều dòng điện đi vào mu bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều các đường sức từ hướng thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

  • D

    Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?

  • A

    Khi hai cực Bắc để gần nhau

  • B

    Khi để hai cực khác tên gần nhau

  • C

    Khi hai cực Nam để gần nhau

  • D

    Khi để hai cực cùng tên gần nhau

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Nếu để hai nam châm lại gần nhau thì các cực cùng tên đẩy nhau, các cực khác tên hút nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng

  • B

    Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành hóa năng

  • C

    Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng lớn hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy.

  • D

    Phần năng lượng hao hụt đi biến đổi thành dạng năng lượng khác.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Trong động cơ điện, phần lớn điện năng chuyển hóa thành cơ năng

B - sai vì: Trong các máy phát điện, phần lớn cơ năng chuyển hóa thành điện năng

C - sai vì: Phần năng lượng hữu ích thu được cuối cùng bao giờ cũng nhỏ hơn phần năng lượng ban đầu cung cấp cho máy

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Mắc các dây dẫn vào hiệu điện thế không đổi. Trong cùng một thời gian thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào điện trở dây dẫn?

  • A

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp đôi

  • B

    Tăng gấp đôi khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • C

    Tăng gấp bốn khi điện trở của dây dẫn giảm đi một nửa

  • D

    Giảm đi một nửa khi điện trở của dây dẫn tăng lên gấp bốn

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn: \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết:

Ta có nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở R

=> Khi tăng gấp đôi điện trở của dây dẫn thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn cũng tăng gấp đôi

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Biểu thức nào sau đây là công thức tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua:

  • A

    \(Q = {\rm{IR}}t\)

  • B

    \(Q = {I^2}Rt\)

  • C

    \(Q = {\rm{I}}{{\rm{R}}^2}t\)

  • D

    \(Q = IR{t^2}\)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(Q = {I^2}Rt\)

Trong đó:

+ Q: nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I: cường độ dòng điện (A)

+ R: điện trở \(\left( \Omega  \right)\)

+ t: thời gian (s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa:

  • A

    Điện năng và thế năng

  • B

    Thế năng và động năng

  • C

    Quang năng và động năng

  • D

    Hóa năng và điện năng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Trong các hiện tượng tự nhiên, thường có sự biến đổi giữa thế năng và động năng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trường hợp nào dưới đây thì trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?

  • A

    Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín, các đường sức từ bị cuộn dây cắt ngang

  • B

    Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm và cắt các đường sức của từ trường

  • C

    Liên tục cho một cực của nam châm lại gần rồi ra xa một đầu cuộn dây dẫn kín

  • D

    Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trường hợp trong cuộn dây dẫn kín không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều là đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

  • A

    Tác dụng nhiệt

  • B

    Tác dụng quang điện

  • C

    Tác dụng từ

  • D

    Tác dụng sinh học.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện

=> Tác dụng từ không phải do ánh sáng gây ra

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chọn phát biểu đúng nhất trong các phát biểu dưới đây?

  • A

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và không phụ thuộc vào vật liệu làm dây

  • B

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây

  • C

    Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn

  • D

    Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

Điện trở dây dẫn phụ thuộc vào chiều dài dây, tiết diện dây và vật liệu làm dây

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một bếp điện có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U thì dòng điện qua nó có cường độ I. Khi đó công suất của bếp là P. Biểu thức nào sau đây xác định P không đúng?

  • A

    \(P = {U^2}R\)

  • B

    $P = \frac{{{U^2}}}{R}$

  • C

    \(P = {I^2}R\)

  • D

    \(P = UI\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính công suất: \(P = UI\)

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có công suất của bếp: \(P = UI\)

Mặt khác: \(I = \frac{U}{R}\)

Ta suy ra: \(P = UI = \frac{{{U^2}}}{R} = {I^2}R\) 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

  • A

    Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

  • B

    Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

  • C

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

  • D

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:

  • A

    ảnh ảo ngược chiều vật.        

  • B

    ảnh ảo cùng chiều vật.

  • C

    ảnh thật cùng chiều vật.                    

  • D

    ảnh thật ngược chiều vật.

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể nước, ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng nào?

  • A

    Phản xạ ánh sáng

  • B

    Khúc xạ ánh sáng

  • C

    Luôn truyền thẳng

  • D

    Không tuân theo hiện tượng nào

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ánh sáng truyền từ con cá đến mắt tuân theo hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp?

  • A

    Cường độ dòng điện là như nhau tại mọi vị trí của đoạn mạch

  • B

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - đúng

C - sai vì: Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: \(U = {U_1} + {U_2} +  \ldots  + {U_n}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Cho đoạn mạch gồm điện trở\({R_1}\) mắc song song với điện trở \({R_2}\) mắc vào mạch điện. Gọi \(U,{U_1},{U_2}\) lần lượt là hiệu điện thế qua \({R_1},{R_2}\). Biểu thức nào sau đây đúng?

  • A

    \(U = {U_1} = {U_2}\)

  • B

    \(U = {U_1} + {U_2}\)

  • C

    \(U \ne {U_1} = {U_2}\)

  • D

    \({U_1} \ne {U_2}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có, trong đoạn mạch mắc song song thì:

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ.

\(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Đơn vị nào dưới dây là đơn vị đo điện trở?

  • A

    Ôm \(\left( \Omega \right)\)

  • B

    Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\)

  • C

    Ampe\(\left( A \right)\)

  • D

    Vôn \(\left( V \right)\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có:      

- Ôm \(\left( \Omega  \right)\): đơn vị đo của điện trở

- Oát \(\left( {\rm{W}} \right)\): đơn vị đo của công suất

- Ampe \(\left( A \right)\): đơn vị đo của cường độ dòng điện

- Vôn \(\left( V \right)\): đơn vị đo của hiệu điện thế 

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Dòng điện xoay chiều là:

  • A

    dòng điện luân phiên đổi chiều

  • B

    dòng điện không đổi

  • C

    dòng diện có chiều từ trái qua phải

  • D

    dòng điện có một chiều cố định

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.

Dòng điện luân phiên đổi chiều như thế gọi là dòng điện xoay chiều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 24V thì cường độ dòng điện qua nó là:

  • A

    1,5A

  • B

    2A

  • C

    3A

  • D

    1A

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Ta có , điện trở dây dẫn là không thay đổi.

Áp dụng biểu thức định luật Ôm:$I = \dfrac{U}{R}$ , ta có:

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là \({U_1} = 6V\)   thì: ${I_1} = \dfrac{{{U_1}}}{R} \to R = \dfrac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \dfrac{6}{{0,5}} = 12\Omega $

+ Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là ${U_2} = 24V$, khi đó:  ${I_2} = \dfrac{{{U_2}}}{R} = \dfrac{{24}}{{12}} = 2{\text{A}}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho mạch điện như hình vẽ:

  • A

    \(U = 4,5V\)

  • B

    \(U = 6V\)

  • C

    \(U = 10,5V\)

  • D

    \(U = 2,57V\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

- Cách 1:

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở tương đương của mạch: \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

+ Vận dụng biểu thức định luật Ôm tính hiệu điện: \(U = IR\) 

- Cách 2:

+ Tính hiệu điện thế của từng trở: \(U = {\rm{IR}}\)

+ Áp dụng biểu thức tính hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\)

Lời giải chi tiết:

- Cách 1:

+ Điện trở tương đương của đoạn mạch là: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2} = 15 + 20 = 35{\rm{ }}(\Omega )\)

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là: \(U = I{R_{td}} = 0,3.35 = 10,5\left( V \right)\)

- Cách 2:

+ Hiệu điện thế trên mỗi điện trở \(\left\{ \begin{array}{l}{U_1} = I{R_1} = 0,3.15 = 4,5\left( V \right)\\{U_2} = I{R_2} = 0,3.20 = 6\left( V \right)\end{array} \right.\)

+ Hiệu điện thế của đoạn mạch AB là \(U = {U_1} + {U_2} = 4,5 + 6 = 10,5\left( V \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên . Hiệu điện thế \({U_{AB}} = 48V\). Biết \({R_1} = 16\Omega ,{R_2} = 24\Omega \). Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai điểm C và D thì ampe kế chỉ \(6A\). Hãy tính điện trở \({R_3}\)?

  • A

    \({R_3} = 16\Omega \)

  • B

    \({R_3} = 48\Omega \)

  • C

    \({R_3} = 24\Omega \)

  • D

    \({R_3} = 32\Omega \)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2} = ...\)           

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Vận dụng biểu thức tính cường độ dòng điện trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2}\)

Lời giải chi tiết:

Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là:

\({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \dfrac{U}{{{R_1}}} = \dfrac{{48}}{{16}} = 3{\rm{A}}\) ; \({{\rm{I}}_{\rm{2}}} = \dfrac{U}{{{R_2}}} = \dfrac{{48}}{{24}} = 2{\rm{A}}\)

Số chỉ của ampe kế là \(I = {I_1} + {I_2} = 2 + 3 = 5A\)

Khi mắc thêm điện trở \({R_3}\) vào hai đầu đoạn mạch CD thì các điện trở \({R_1},{R_2},{R_3}\) mắc song song , cho nên cường độ dòng điện qua điện trở \({R_3}\) là \({I_3} = I'-\left( {{I_1} + {I_2}} \right) = 6-\left( {2 + 3} \right) = 1A\)

Giá trị của điện trở \({R_3}\) là: \({{\text{R}}_{\text{3}}} = \dfrac{U}{{{I_3}}} = \dfrac{{48}}{1} = 48\Omega \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Người ta dùng dây nicrom có điện trở suất là \(1,{1.10^{ - 6}}\Omega m\) để làm dây nung cho một bếp điện. Điện trở của dây nung này ở nhiệt độ bình thường là \(4,5\Omega \) và có chiều dài tổng cộng là \(0,8m\). Hỏi dây nung này phải có đường kính tiết diện là bao nhiêu?

  • A

    \(d = 0,5mm\)

  • B

    \(d = 0,2mm\)

  • C

    \(d = 0,25mm\)

  • D

    \(d = 0,65mm\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S}\)

+ Áp dụng biểu thức tính tiết diện: \(S = \pi {r^2} = \pi {\left( {\frac{d}{2}} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Điện trở của dây dẫn: \(R = \rho \frac{l}{S} = \rho \frac{l}{{\pi {{\left( {\frac{d}{2}} \right)}^2}}}\)

Ta suy ra đường kính tiết diện của dây nung là:

\(d = \sqrt {\frac{{4\rho l}}{{\pi R}}}  = \sqrt {\frac{{4.1,{{1.10}^{ - 6}}.0,8}}{{\pi .4,5}}}  \approx 0,{5.10^{ - 3}}m = 0,5mm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Trên bóng đèn có ghi \(6V-3W\). Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là:

  • A

    0,5 A

  • B

    2 A

  • C

    18 A

  • D

    1,5 A

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Phương pháp đọc các thông số trên dụng cụ tiêu thụ điện

+ Vận dụng biểu thức công xuất tính cường độ dòng điện: \(P = UI\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Số chỉ trên bóng đèn cho biết hiệu điện thế định mức và công suất định mức: \(U = 6V,P = 3{\rm{W}}\)

+ Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có giá trị: \(I = \dfrac{P}{U} = \dfrac{3}{6} = 0,5{\rm{A}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở \(R = 100\Omega \) và cường độ dòng điện qua bếp là \(I = 4{\rm{A}}\). Nhiệt lượng mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là:

  • A

    \(1,6kJ\)

  • B

    \(96kJ\)

  • C

    \(24kJ\)

  • D

    \(12kJ\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sử dụng công thức tính nhiệt lượng \(Q = {I^2}Rt\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 4A\\R = 100\Omega \\t = 1phut = 60s\end{array} \right.\)

Nhiệt lượng  mà bếp tỏa ra trong mỗi phút là: \(Q = {I^2}Rt = {\left( 4 \right)^2}.100.60 = 96000J = 96kJ\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Người ta truyền tải một công suất điện \(1000kW\) bằng một đường dây có điện trở \(10\Omega \). Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là \(110kV\). Công suất hao phí trên đường dây là:

  • A

    \(9,1W\)

  • B

    \(1100W\)

  • C

    \(82,64W\)

  • D

    \(826,4W\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính công suất hao phí: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Công suất hao phí trên đường dây là: \({P_{hp}} = \dfrac{{{P^2}R}}{{{U^2}}} = \dfrac{{{{\left( {{{1000.10}^3}} \right)}^2}.10}}{{{{\left( {{{110.10}^3}} \right)}^2}}} = 826,4W\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Một vật đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Ảnh cách vật 32cm. Tiêu cự của thấu kính là bao nhiêu?

  • A

    24cm

  • B

    16cm

  • C

    48 cm

  • D

    29cm

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức: Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

+ Sử dụng công thức thấu kính: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} \pm \frac{1}{{d'}}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ