Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :

  • A

    Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.

  • B

    Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.

  • C

    Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.

  • D

    Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là: - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

  • A

    Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp

  • B

    Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã

  • C

    Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã

  • D

    Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

  • A

    Cân bằng bền, cân bằng không bền.      

  • B

    Cân bằng  không bền, cân bằng phiếm định.

  • C

    Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.    

  • D

    Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Các dạng cân bằng của vật rắn là:

- Cân bằng bền: Nếu đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu không cần đến tác nhân bên ngoài

- Cân bằng không bền: Đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật không có khả năng tự trở về vị trí cân bằng ban đầu

- Cân bằng phiếm định: Sau khi vật rời khỏi vị trí cân bằng ban đầu vật chuyển sang trạng thái cân bằng mới.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

  • A

    \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

  • C

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

  • D

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là:

  • A

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau: \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

  • C

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

  • D

    Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải bằng nhau và bằng không: \(\overrightarrow {{F_1}}  = \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của hai lực là: Muốn cho một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ở trạng thái cân bằng thì hai lực phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.       

  • B

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

=> Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực?

  • A

    Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau

  • B

    Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.

  • C

    Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

  • D

    Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Cả A, B, C đều đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nếu dây treo của vật rắn trong hình sau không thẳng đứng thì vật có cân bằng không?

  • A

    Có, vì vật ở trạng thái cân bằng bền

  • B

    Có, vì khi đó trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \) trực đối: \(\overrightarrow T + \overrightarrow P = \overrightarrow 0 \)

  • C

    Không, vì vật ở trạng thái cân bằng không bền

  • D

    Không, vì khi đó trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \) không cùng giá : \(\overrightarrow T + \overrightarrow P \ne \overrightarrow 0 \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có, vật rắn chịu tác dụng của hai lực là trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \)

Khi dây treo của vật rắn không thẳng đứng thì trọng lực \(\overrightarrow P \) và lực căng dây \(\overrightarrow T \) không cùng giá : \(\overrightarrow T  + \overrightarrow P  \ne \overrightarrow 0 \)

Theo điều kiện cân bằng, ta suy ra: Khi đó vật không cân bằng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với:

  • A

    Trục đối xứng của vật

  • B

    Đường thẳng đứng nối điểm treo N với trọng tâm G

  • C

    Đường thẳng đứng đi qua điểm treo N

  • D

    Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vì vật rắn không đồng chất nên khi treo vật rắn vào sợi dây mềm thì khi cân bằng, dây treo không trùng với trục đối xứng của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Vật rắn có khối lượng $2kg$ nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha  = {30^0}\). Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) và bỏ qua ma sát.

  • A

    $9,8N$

  • B

    $19,6N$

  • C

    $16,97N$

  • D

    $13,9N$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

+ Chọn hệ trục tọa độ, chiếu theo các phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:

  • A

    30 N và 10 cm    

  • B

    30 N và 20 cm    

  • C

    20 N và 12 cm    

  • D

    30 N và 15 cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

Trong đó:

+ \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

+ \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có giá cách nhau $10cm$, biết hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) của $2$ lực có độ lớn $30N$ giá của hợp lực cách giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) một đoạn $8cm$. Biết \({F_1} > {F_2}\) . Độ lớn của $F_1$ và $F_2$ tương ứng là:

  • A

    48 N và 25 N      

  • B

    54 N và 30 N

  • C

    54 N và 24 N

  • D

    50 N và 20 N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song ngược chiều : \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\) và \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

Trong đó: \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

                   \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ