Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng hấp dẫn của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất

  • A

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{mg}}{h}\)

  • B

    \({{\rm{W}}_t} = mgh\)              

  • C

    \({{\rm{W}}_t} = kgh\)

  • D

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{hg}}{m}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức xác định thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Nếu chọn gốc thế năng là mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật ở độ cao h là:

\({{\rm{W}}_t} = mgh\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào sau đây là sai? Trong một hệ kín

  • A

    các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.

  • B

    các nội lực từng đôi một trực đối.

  • C

    không có ngoại lực tác dụng lên các vật trong hệ.

  • D

    nội lực và ngoại lực cân bằng nhau.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về hệ cô lập

Lời giải chi tiết:

A, B, C- đúng

D - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của công suất?

  • A

    N

  • B

    W

  • C

    J.s

  • D

    J

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

B – đúng

A, C, D – sai vì: Đơn vị của công suất là J/s hoặc W hoặc HP, CV (mã lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi của lò xo được tính bằng biểu thức:

  • A

    \({W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\).       

  • B

    \({W_t} = \frac{1}{2}{k^2}x\).       

  • C

    \({W_t} = \frac{1}{2}kx\).

  • D

    \({W_t} = \frac{1}{2}{k^2}{x^2}\).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Công thức tính thế năng đàn hồi của lò xo:

\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)  trong đó \(\Delta l\): độ biến dạng của lò xo

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Nếu khối lượng của vật tăng 2 lần và vận tốc giảm đi 2 lần, thì động năng của vật sẽ:

  • A

    Tăng 2 lần.

  • B

    Không đổi.

  • C

    Giảm 2 lần.

  • D

    Giảm 4 lần.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Công thức tính động năng: Wđ =\(\dfrac{1}{2}m{v^2}\).           (*)

Khi khối lượng tăng 2 lần thì: \(m' = 2m\), và vận tốc giảm 2 lần thì: \(v' = \dfrac{v}{2}\).

Thay m’v’ vào công thức (*) ta có:

\({{\rm{W}}_d}' = \dfrac{1}{2}m'v{'^2} = \dfrac{1}{2}.2m.{\left( {\dfrac{v}{2}} \right)^2} = \dfrac{1}{2}.\dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}{{\rm{W}}_d}\)

=> Động năng giảm 2 lần

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?

  • A

    Động năng

  • B

    Thế năng

  • C

    Trọng lượng

  • D

    Động lượng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa về động năng, động lượng, thế năng và trọng lượng của vật

Lời giải chi tiết:

Đại lượng phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường là thế năng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Động năng được tính bằng biểu thức:

  • A

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)

  • B

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)

  • C

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

  • D

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}mv\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Độ biến thiên động lượng \(\Delta \overrightarrow p \) của vật

  • A

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\overrightarrow F }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow F \Delta t\)

  • C

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\Delta t}}{{\overrightarrow F }}\)

  • D

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\Delta \overrightarrow F }}{{\Delta t}}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

\(\overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}}  = \Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow F \Delta t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một viên đạn có khối lượng \(10g\) chuyển động với vận tốc \(1000m/s\) xuyên qua tấm gỗ. Sau đó vận tốc của viên đạn là \(500m/s\), thời gian viên đạn xuyên qua tấm gỗ là \(0,01s\). Lực cản trung bình của tấm gỗ là

  • A

    \(50000\)

  • B

    \( - 0,05N\)

  • C

    \(5N\)

  • D

    \( - 500N\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức tính động lượng \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

+ Sử dụng biểu thức tính xung lượng của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \)

Lời giải chi tiết:

+ Động lượng của viên đạn trước khi đâm vào tấm gỗ là: \({p_1} = m{v_1} = 0,01.1000 = 10kg.m/s\)

+ Động lượng của viên đạn sau khi xuyên qua tấm gỗ là: \({p_2} = m{v_2} = 0,01.500 = 5kg.m/s\)

=> Biến thiên động lượng của viên đạn: \(\Delta p = {p_2} - {p_1} = 5 - 10 =  - 5kg.m/s\)

+ Mặt khác, ta có: Xung lượng của lực cản của tấm gỗ \({F_c}.\Delta t = \Delta p\)

=> Lực cản trung bình: \({F_c} = \dfrac{{\Delta p}}{{\Delta t}} = \dfrac{{ - 5}}{{0,01}} =  - 500N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Thả rơi một hòn sỏi khối lượng $50 g$ từ độ cao $1,2 m$ so với mặt đất xuống một giếng sâu $3 m$. Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là (Lấy $g = 10 m/s^2$)

  • A

    $0,6 J$

  • B

    $0,3J$

  • C

    $2,1J$

  • D

    $0,9 J$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính công: \(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

Lời giải chi tiết:

Ta có,

+ Góc hợp bởi véctơ lực và véctơ chuyển dời: \(\alpha  = {0^0}\)

+ Công của trọng lực khi vật rơi chạm đáy giếng là:

\(A = P{\rm{s}}.c{\rm{os}}\alpha  = P{\rm{s}} = mg{\rm{s}} = 0,05.10.\left( {3 +1,2} \right) = 2,1J\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một người có khối lượng 50 kg, ngồi trên ô tô đang chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của người đó với mặt đất là:

  • A

    129,6 kJ. 

  • B

    10 kJ.

  • C

    0 J. 

  • D

    1 kJ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, vận tốc của người so với mặt đất  là: \(v = 72km/h = 20m/s\)

=> Động năng của người so với mặt đất là: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}{50.20^2} = 10000J = 10kJ\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng. Khi tác dụng một lực \(3N\) kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó dãn được \(2cm\). Thế năng đàn hồi của lò xo có giá trị bằng

  • A

    \(0,08J\)

  • B

    \(0,04J\)

  • C

    \(0,03J\)

  • D

    \(0,05J\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = \left| {k\Delta l} \right|\)

+ Vận dụng biểu thức tính thế năng đàn hồi: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết:

+ Ta có độ biến dạng của lò xo so với vị trí ban đầu: \(\Delta l = 2cm = 0,02m\)

Lực đàn hồi của lò xo khi đó: \({F_{dh}} = \left| {k\Delta l} \right|\)

Ta suy ra độ cứng của lò xo: \(k = \dfrac{{{F_{dh}}}}{{\left| {\Delta l} \right|}} = \dfrac{3}{{0,02}} = 150N/m\)

=> Thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí đó: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2} = \dfrac{1}{2}.150.{\left( {0,02} \right)^2} = 0,03J\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ