Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Một vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau. Đó là chuyển động

  • A

    tròn đều.

  • B

    thẳng đều.

  • C

    cong đều.

  • D

    biến đổi đều.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có: Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có gia tốc không đổi theo thời gian.

\( \Rightarrow \) Vật chuyển động sao cho trong những khoảng thời gian khác nhau, gia tốc trung bình của vật như nhau

\( \Rightarrow \) chuyển động của vật là chuyển động biến đổi đều.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Gia tốc của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\Delta \overrightarrow x }}{{\Delta t}}\)

  • C

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  + \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}}\)

  • D

    \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t + {t_0}}}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức: \(\overrightarrow a  = \frac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Xét một vật chuyển động trên một đường thẳng và  không đổi hướng, gọi a là gia tốc, vo là vận tốc  ban đầu, v là vận tốc tại thời điểm nào đó. Trong các kết luận sau,  kết luận nào sai?

  • A

    Nếu \(a{\rm{ }} > 0\) và \({v_0} > \;0\) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

  • B

    Nếu \(a < 0\) và \({v_0} > 0\) thì vật chuyển động chậm dần đều.

  • C

    Nếu tích số \(a.{v_0}> 0\) thì vật chuyển động nhanh dần đều.

  • D

    Nếu tích số \(a.v = 0\) thì vật chuyển động chậm dần đều.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong:  chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a và v luôn cùng dấu \(av > 0\)

 chuyển động thẳng chậm dần đều thì a và v trái dấu \(av < 0\)

Phương án D – sai vì: vật có thể chuyển động thẳng đều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chọn phương án đúng,

  • A

    Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động không có tính tương đối

  • B

    Vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là giống nhau

  • C

    Quỹ đạo trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau

  • D

    Quỹ đạo của chuyển động có tính tương đối, vận tốc của chuyển động không có tính tương đối

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, D - sai vì: Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động có tính tương đối

B - sai vì: Vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau

C - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Chuyển động rơi tự do là:

  • A

    là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực có giá trị nhỏ nhất

  • B

    là sự rơi của các vật chịu tác dụng của các lực trong đó trọng lực lớn nhất

  • C

    là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực

  • D

    là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Sự rơi tự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho

  • A

    Độ nhanh chậm của chuyển động

  • B

    Khả năng thay đổi độ lớn vận tốc của vật.

  • C

    Khả năng thay đổi hướng vận tốc của vật.

  • D

    Khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Gia tốc là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng thay đổi vận tốc (cả hướng và độ lớn) của vật và được xác định bằng biểu thức:

\(\overrightarrow a  = \dfrac{{\overrightarrow v  - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một ô-tô chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói ô-tô đang chuyển động

  • A

    cây cối bên đường

  • B

    người lái xe

  • C

    hành khách đang ngồi trên xe

  • D

    ô-tô

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Một ô-tô chở khách đang chạy trên đường. Khi nói ô-tô đang chuyển động thì vật mốc được chọn ở đây là cây cối bên đường vì khoảng cách của ô-tô với cây cối bên đường thay đổi theo thời gian còn với các phương án khác thì không.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A

    Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

  • B

    Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • C

    Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng

  • D

    Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Trong chân không, mọi vật đều rơi nhanh như nhau.      

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Trong các đồ thị $x – t$ dưới đây, đồ thị nào không biểu diễn chuyển động thẳng đều.

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Đồ thị không biểu diễn chuyển động thẳng đều là B

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 10 :

    Chuyển động tròn là:

    • A

      Chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn

    • B

      Chuyển động có hướng không đổi

    • C

      Chuyển động có chiều chuyển động luôn không đổi

    • D

      Chuyển động có gia tốc bằng 0

    Đáp án: A

    Lời giải chi tiết:

    Chuyển động tròn là chuyển động có quỹ đạo là một đường tròn

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 11 :

    Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?

    • A

      Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.

    • B

      Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ.

    • C

      Chuyển động quay của của điểm treo các ghế ngồi trên chiếc đu quay khi chuẩn bị dừng

    • D

      Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

    => Chuyển động quay của kim phút trên mặt đồng hồ chạy đúng giờ là chuyển động tròn đều

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Chọn câu trả lời đúng .Chuyển động tròn đều là chuyển động:

    • A

      Có quĩ đạo là một đường tròn.

    • B

      Vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì.

    • C

      Có chu kì $T$ là thời gian vật chuyển động đi được một vòng quĩ đạo và bằng hằng số.

    • D

      Cả $A, B, C$ đều đúng.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng lí thuyết về chuyển động tròn đều

    Lời giải chi tiết:

    Chuyển động tròn đều là chuyển động:

    + Có quỹ đạo là một đường tròn

    + Vật đi được những cung tròn bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kì

    + Chu kì T của chuyển động tròn đều là thời gian vật chuyển động đi được một vòng quỹ đạo và bằng hằng số.

    => Chọn phương án $D$: Cả $A, B, C$ đều đúng

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 13 :

    Chuyển động cơ học là sự thay đổi:

    • A

      Trạng thái của vật theo thời gian

    • B

      Tốc độ của vật theo thời gian

    • C

      Năng lượng của vật theo thời gian

    • D

      Vị trí của vật theo thời gian

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 14 :

    Một thang máy mang một người từ tầng hầm sâu 5m, rồi lên đến tầng 2 . Biết rằng mỗi tầng cách nhau 4m. Trục toạ độ có gốc và chiều dương như hình vẽ.

    • A

      22m

    • B

      8m

    • C

      12m

    • D

      13m

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Thang máy di chuyển từ tầng hầm - tầng trệt - tầng 1 - tầng 2:

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 15 :

    Hình sau cho biết đồ thị tọa độ của một chiếc xe chuyền động trên đường thẳng. Vận tốc của xe là:

    • A

      10 km/h.

    • B

      12,5 km/h.

    • C

      7,5 km/h.

    • D

      20 km/h.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biêu thức \(v = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Theo đồ thị: lúc t1 = 1 h, x1 = 20 km; lúc t2 = 4 h, x2 = 50 km

    \( \to v = \frac{{{x_2} - {x_1}}}{{{t_2} - {t_1}}} = \frac{{50 - 20}}{{4 - 1}} = 10(km/h)\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 16 :

    Hình sau cho biết đồ thị tọa độ của một xe chuyển động thẳng. Vận tốc của nó là 5 m/s. x0 = ?

    • A

      0 m

    • B

      10 m

    • C

      15 m

    • D

      20 m

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    + Đọc đồ thị x - t

    + Viết phương trình chuyển động của vật

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Phương trình chuyển động: \(x = {x_o} + 5t{\rm{ }}\)

    + Tại thời điểm t = 5s, x = 40 m \( \to 40 = {x_0} + 5.5 \to {x_0} = 15m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 17 :

    Một vật chuyển động với phương trình vận tốc \(v = 2 + 2t\) (chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật). Phương trình chuyển động của vật có dạng:

    • A

      \(x = 2t + {t^2}\)

    • B

      \(x = 2t + 2{t^2}\)

    • C

      \(x = 2 + {t^2}\)

    • D

      \(x = 2 + 2{t^2}\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Sử dụng phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)
    + Sử dụng phương trình tọa độ: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

    Lời giải chi tiết:

    + Ta có phương trình vận tốc của vật: \(v = 2 + 2t\)

    Suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_0} = 2\\a = 2\end{array} \right.\)

    Lại có, chọn gốc tọa độ là vị trí ban đầu của vật \( \Rightarrow {x_0} = 0\)

    + Phương trinh tọa độ của vật: \(x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\)

    \( \Rightarrow x = 0 + 2t + \dfrac{1}{2}2{t^2} = 2t + {t^2}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 18 :

    Cùng một lúc tại hai điểm A, B cách nhau \(125{\rm{ }}m\) có hai vật chuyển động ngược chiều nhau. Vật đi từ A có vận tốc đầu \(4{\rm{ }}m/s\) và gia tốc là \(2{\rm{ }}m/{s^2}\), vật đi từ B có vận tốc đầu \(6{\rm{ }}m/s\) và gia tốc \(4{\rm{ }}m/{s^2}\) . Biết các vật chuyển động nhanh dần đều. Chọn A làm gốc tọa độ, chiều dương hướng từ A đến B, gốc thời gian lúc hai vật cùng xuất phát. Hai vật gặp nhau tại vị trí cách A bao nhiêu?

    • A

      \(45m\)

    • B

      \(80m\)

    • C

      \(25m\)

    • D

      \(95m\)

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Viết phương trình chuyển động của 2 xe

    + Giải phương trình \({x_1} = {\rm{ }}{x_2}\)

    + Thay t  vào phương trình của 1 xe

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 19 :

    Thả rơi một vật từ độ cao \(74,8m\). Thời gian để vật đi hết 20m đầu tiên và 20m cuối cùng? Lấy \(g=9,8m/s^2\)

    • A

      \({\rm{1s}}\) và \(0,6{\rm{s}}\)

    • B

      \(2,02{\rm{s}}\) và \(0,57{\rm{s}}\)

    • C

      \(2,4{\rm{s}}\) và \({\rm{1,2s}}\)

    • D

      \(2,5{\rm{s}}\) và \({\rm{1,34s}}\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do : \(s = \dfrac{1}{2}g{t^2}\)

    + Tính thời gian vật rơi hết quãng đường : \(t = \sqrt {\dfrac{{2{\rm{s}}}}{g}} \)

    Lời giải chi tiết:

    Phương trình chuyển động của vật rơi tự do là: \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2}\)

    + Thời gian vật đi hết quãng đường \(74,8m\) là:

    \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} \Rightarrow 74,8 = 9,8.\dfrac{{{t^2}}}{2} \\\Rightarrow t = 3,91\left( s \right)\)

    + Thời gian để vật đi hết 20m đầu là:

    \(s = \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 20 \Rightarrow {t^2} = \dfrac{{20.2}}{{9,8}} \\\Rightarrow t = 2,02\left( s \right)\)

    + Công thức tính quãng đường vật đi trong \(20m\) cuối là: \(74,8 - \dfrac{{{gt^2}}}{2} = 20 \\\Rightarrow \dfrac{{g{t^2}}}{2} = 54,8 \\\Rightarrow t = 3,34\left( s \right)\)

    Thời gian để vật đi hết \(20m\) cuối là \(3,91{\rm{ }}-{\rm{ }}3,34{\rm{ }} = {\rm{ }}0,57{\rm{ }}\left( s \right)\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 20 :

    Một hòn đá buộc vào sợi dây có chiều dài \(1m\), quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng với tốc độ \(60\) vòng/phút. Thời gian để hòn đá quay hết một vòng là:

    • A

      \(2s\)

    • B

      \(1s\)

    • C

      \(3,14s\)

    • D

      \(6,28s\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

    Lời giải chi tiết:

    Từ đầu bài ta có: Tốc độ góc \(\omega  = 60\) vòng/phút \( = 60.\frac{{2\pi }}{{60}} = 2\pi \left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

    Mặt khác: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

    Ta suy ra chu kì của hòn đá (thời gian hòn đá quay hết một vòng) \(T = \frac{{2\pi }}{\omega } = \frac{{2\pi }}{{2\pi }} = 1{\rm{s}}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 21 :

    Một chiếc thuyền chạy ngược dòng nước từ \(A\) đến \(B\) mất \(6\) giờ, xuôi dòng mất \(3\) giờ. Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến \(A\) đến bến \(B\) mất mấy giờ?

    • A

      6 giờ

    • B

      3 giờ

    • C

      12 giờ

    • D

      9 giờ

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Xác định các thông số:

         + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

         + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

         + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

         + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

         + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên

         + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

    - Vận dụng công thức cộng vận tốc:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

    - Vận dụng biểu thức: \(S = vt\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Thuyền (1)

    + Dòng nước (2)

    + Bờ sông (3)

    + Vận tốc của thuyền (1) so với dòng nước (2): \({v_{12}}\)

    + Vận tốc của dòng nước (2) so với bờ (3): \({v_{23}}\)

    + Vận tốc của thuyền (1) so với bờ (2): \({v_{13}}\)

    Thuyền tắt máy trôi theo dòng tương đương thuyền chuyển động với vận tốc \({v_{23}}\)

    - Khi thuyền ngược dòng: \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)

    Khi xuôi dòng: \(v{'_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

    - Gọi \({t_1},{t_2}\) lần lượt là thời gian đi ngược dòng và đi xuôi dòng của thuyền, ta có:

    \(\left\{ \begin{array}{l}{v_{13}} = \frac{{AB}}{{{t_1}}} = \frac{{AB}}{6}{\rm{       }}\left( 1 \right)\\v{'_{13}} = \frac{{AB}}{{{t_2}}} = \frac{{AB}}{3}{\rm{      }}\left( 2 \right)\end{array} \right.\)

    Lấy \(\left( 1 \right) - \left( 2 \right) = 2{v_{23}} = \frac{{AB}}{6} \to {v_{23}} = \frac{{AB}}{{12}}\)

    => Nếu tắt máy để thuyền tự trôi theo dòng nước thì đi từ bến \(A\) đến bến \(B\) mất thời gian: \(t = \frac{{AB}}{{{v_{23}}}} = \frac{{AB}}{{\frac{{AB}}{{12}}}} = 12\) giờ

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 22 :

    Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo \(5\) lần khoảng cách \(d\) giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị \(1,245m\). Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết:

    • A

      \(d = \left( {1245 \pm 2} \right)mm\)

    • B

      \(d = \left( {1,245 \pm 0,001} \right)m\)

    • C

      \(d = \left( {1245 \pm 3} \right)mm\)

    • D

      \(d = \left( {1,245 \pm 0,0005} \right)m\)

    Đáp án: B

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Giá trị trung bình: \(d = 1,245m\)

    + Sai số ngẫu nhiên: \(\overline {\Delta d}  = 0\)

    + Sai số hệ thống: \(\Delta d' = 1mm = 0,001m\)

    => Sai số của phép đo: \(\Delta d = \overline {\Delta d}  + \Delta d' = 0 + 0,001 = 0,001m\)

    => Kết quả của phép đo: \(d = \left( {1,245 \pm 0,001} \right)m\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 23 :

    Một ô tô đang chuyển động với vận tốc \(21,6{\rm{ }}km/h\) thì xuống dốc chuyển động nhanh dần đều với gia tốc \(a{\rm{ }} = {\rm{ }}0,5{\rm{ }}m/{s^2}\) và khi xuống đến chân dốc đạt vận tốc \(43,2{\rm{ }}km/h\) . Chiều dài dốc là:

    • A

      \(1,08km\)

    • B

      \(108m\)

    • C

      \(10,8km\)

    • D

      \(10,8m\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Sử dụng công thức độc lập v – a – s: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

    Lời giải chi tiết:

    + Đổi \(\left\{ \begin{array}{l}21,6\left( {km/h} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}6\left( {m/s} \right)\\43,2\left( {km/h} \right){\rm{ }} = 12\left( {m/s} \right)\end{array} \right.\)

    + \(v_0=6m/s\) vận tốc của xe trên đầu dốc

    \(v=12m/s\) vận tốc của xe dưới chân dốc

    + Áp dụng công thức liên hệ giữa a,v,s trong chuyển động thẳng biến đổi đều, ta có:

    \(\begin{array}{l}{v^2} - v_0^2 = 2as\\ \to s = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2.a}} = \dfrac{{{{12}^2} - {6^2}}}{{2.0,5}} = 108m\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 24 :

    Hai vật có khối lượng \({m_1} = {\rm{ }}3{m_2}\) rơi tự do tại cùng một địa điểm, với  \({v_1},{\rm{ }}{v_2}\) tương ứng là vận tốc chạm đất của vật thứ nhất và vật thức hai. Bỏ qua sức cản của không khí. Khi đó:

    • A

      \({v_1} > {v_2}\)

    • B

      \({v_1} = 2{v_2}\)

    • C

      \({v_1} = {v_2}\)

    • D

      \({v_2} = 2{v_1}\)

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Sử dụng công thức tính vận tốc chạm đất của vật rơi tự do: \(v = \sqrt {2gh} \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Vận tốc chạm đất của hai vật: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = \sqrt {2g{h_1}} \\{v_2} = \sqrt {2g{h_2}} \end{array} \right.\)

    Theo đề bài, ta có: \({h_1} = {h_2}\)

    Ta suy ra: \({v_1} = {v_2}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 25 :

    Một thanh cứng, mảnh $AB$ có chiều dài \(l = 2m\) dựng đứng sát bức tường thẳng đứng như hình. Ở đầu $A$ của thanh có một con kiến. Khi đầu $A$ của thanh bắt đầu chuyển động trên sàn ngang về bên phải theo phương vuông góc với bức tường thì con kiến cũng bắt đầu bò dọc theo thanh. Đầu $A$ chuyển động thẳng đều với vận tốc \({v_1} = 0,5cm/s\) so với sàn kể từ vị trí tiếp xúc với bức tường. Con kiến bò thẳng đều với vận tốc \({v_2} = 0,2cm/s\) so với thanh kể từ đầu $A$. Độ cao cực đại của con kiến đối với sàn ngang là bao nhiêu? Biết rằng đầu B của thanh luôn tiếp xúc với tường.

    • A

      $0,4m$

    • B

      $2cm$

    • C

      $0,6m$

    • D

      $10cm$

    Đáp án: A

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    Đáp án - Lời giải
     
     
    Chia sẻ