Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Mômen lực được xác định bằng công thức:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(M = \dfrac{F}{d}\)

  • C

    \(P = mg\)

  • D

    \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

\(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức.

  • A

    \(M = Fd\)

  • B

    \(M = F\dfrac{d}{2}\)

  • C

    \(M = 2Fd\)

  • D

    \(M = \dfrac{F}{{2d}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính momen ngẫu lực \(M = Fd\)

Lời giải chi tiết:

A- đúng vì momen ngẫu lực được tính theo công thức \(M = Fd\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn đáp án đúng

Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi

  • A

    độ cao của trọng tâm.

  • B

    diện tích của mặt chân đế.

  • C

    giá của trọng lực.

  • D

    độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về mức vững vàng của cân bằng

Lời giải chi tiết:

D- đúng vì mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tại sao không lật đổ được con lật đật?

  • A

    Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.

  • B

    Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.

  • C

    Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.

  • D

    Ví nó có dạng hình tròn.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Con lật đật không đổ là vì toàn bộ thân hình con lật đật đều rất nhẹ chỉ có phần đáy của nó có một vật tương đối nặng - một miếng chì hoặc miếng thép. Vì thế, trọng tâm của nó rất thấp. Mặt khác diện tích đáy của con lật đật vừa to lại vừa tròn nhẵn dễ dao động.

Độ nghiêng của con lật đật càng lớn, khoảng cách mà điểm tựa cách xa trọng tâm càng lớn, thế năng dao động do trọng lượng sinh ra sẽ theo đó mà tăng lên khiến xu thế khôi phục lại vị trí cũ của nó cũng càng rõ rệt.

Nói cách khác, con lật đật được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền vì vậy không bao giờ đẩy ngã được con lật đật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để có định nghĩa đúng về ngẫu lực.

Ngẫu lực là hệ hai lực ...  có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

  • A

    song song, cùng chiều.

  • B

    song song, ngược chiều.

  • C

    cân bằng nhau.

  • D

    trực đối nhau.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về ngẫu lực

Lời giải chi tiết:

B- đúng vì ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cho vật cân bằng dưới tác dụng của 3 lực như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    \(\overrightarrow P \) cân bằng với hợp lực của \(\overrightarrow N \) và \(\overrightarrow T \)

  • B

    \(\overrightarrow N \) cân bằng với hợp lực của \(\overrightarrow P \) và \(\overrightarrow T \)

  • C

    \(N = P = mg\) vì \(\overrightarrow N \) cân bằng với \(\overrightarrow P \)

  • D

    \(\overrightarrow P \)  luôn có điểm đặt tại trọng tâm của vật.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Khi vật cân bằng, ta có: \(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow T  = \overrightarrow 0 \)

A, B, D - đúng

C - sai vì: \(\overrightarrow N \) cân bằng với \(\overrightarrow {{P_y}} \) và: \(N = {P_y} = Pc{\rm{os}}\alpha  = mgc{\rm{os}}\alpha \)  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một chiếc vành xe đạp khối lượng phân bố đều có tâm C. Trọng tâm của vành nằm tại:

  • A

    Một điểm bất kỳ trên vành xe.

  • B

    Một điểm bất kỳ ngoài vành xe.

  • C

    Mọi điểm của vành xe.

  • D

    Điểm C.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về cách xác định trọng tâm của một vật rắn có hình dạng đối xứng

Lời giải chi tiết:

Ta có: các vật phẳng và có hình dạng đối xứng thường có trọng tâm tại nằm ở tâm đối xứng của vật

\( \to \)Một chiếc vành xe đạp khối lượng phân bố đều có tâm C, trọng tâm của vành nằm tại C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Một vật rắn đứng cân bằng dưới tác dụng của hai lực. Hai lực đó phải

  • A

    Cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn.

  • B

    Cùng phương, cùng chiều, cùng độ lớn.

  • C

    Cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.

  • D

    Cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có, điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của hai lực là hai lực đó phải trực đối: \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow 0 \)

Ta suy ra: hai lực đó phải cùng giá, ngược chiều và cùng độ lớn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực: 

  • A

    Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.

  • B

    Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.

  • C

    Không dùng cho vật nào cả.

  • D

    Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Quy tắc momen lực dùng được cho cả vật rắn có trục quay cố định và không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Chọn phát biểu đúng. Vật rắn là

  • A

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật luôn đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • B

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật lúc đổi, lúc không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • C

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • D

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên và thay đổi khi vật chuyển động.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Biểu thức nào sau đây mô tả nội dung của quy tắc hợp lực song song cùng chiều?

  • A

    \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

  • B

    \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_1}}}{{{d_2}}}\)

  • C

    \({F_1}.{d_2} = {F_2}.{d_1}\)                   

  • D

    \(\dfrac{{{F_1}}}{{{d_1}}} = \dfrac{{{F_2}}}{{{d_2}}}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng quy tắc hợp lực song song cùng chiều \(F = {F_1} + {F_2}\)và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)(chia trong)

Lời giải chi tiết:

A- đúng vì \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \leftrightarrow {F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì:

  • A

    Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

  • B

    Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

  • C

    Tác dụng của một lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

  • D

    Tác dụng của nhiều lực lên một vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta nói lực tác dụng lên vật rắn được biểu diễn bởi một véctơ trượt vì tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện:

  • A

    \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

  • B

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

  • C

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

  • D

    \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

- Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy

- Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)  hay \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  + \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow 0 \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với:

  • A

    Trục đối xứng của vật

  • B

    Đường thẳng đứng nối điểm treo N với trọng tâm G

  • C

    Đường thẳng đứng đi qua điểm treo N

  • D

    Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Vì vật rắn không đồng chất nên khi treo vật rắn vào sợi dây mềm thì khi cân bằng, dây treo không trùng với trục đối xứng của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Vật rắn có khối lượng 5kg được treo cân bằng trên mặt phẳng thẳng đứng bằng một sợi dây như hình vẽ. Bỏ qua ma sát, lấy \(g = 9,8m/{s^2}\), góc \(\alpha  = {20^0}\). Phản lực N của mặt phẳng thẳng đứng có giá trị là:

  • A

    52N

  • B

    17,8N

  • C

    134,6N

  • D

    34,9N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

+ Chọn hệ trục tọa độ, chiếu theo các phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:

  • A

    30 N và 10 cm    

  • B

    30 N và 20 cm    

  • C

    20 N và 12 cm    

  • D

    30 N và 15 cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

Trong đó:

+ \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

+ \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Hai lực \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) và \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_2}} \) song song ngược chiều có giá cách nhau $10cm$, biết hợp lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) của $2$ lực có độ lớn $30N$ giá của hợp lực cách giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{1}}}} \) một đoạn $8cm$. Biết \({F_1} > {F_2}\) . Độ lớn của $F_1$ và $F_2$ tương ứng là:

  • A

    48 N và 25 N      

  • B

    54 N và 30 N

  • C

    54 N và 24 N

  • D

    50 N và 20 N

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song ngược chiều : \(F = \left| {{F_1} - {F_2}} \right|\) và \({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}\)

Trong đó: \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

                   \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bán cầu đồng chất khối lượng 100g. Trên mép bán cầu đặt một vật nhỏ khối lượng 7,5g. Hỏi mặt phẳng của bán cầu sẽ nghiêng góc \(\alpha \) bao nhiêu khi có cân bằng. Biết rằng trọng tâm bán cầu ở cách mặt phẳng của bán cầu một đoạn \(\frac{{3R}}{8}\) (R - bán kính bán cầu)

  • A

    \(11,{31^0}\)

  • B

    \({15^0}\)

  • C

    \({20^0}\)

  • D

    \({12^0}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên bán cầu

+ Vận dụng quy tắc momen: \({M_1} + {M_2} + ... = 0\)

+ Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm.

  • A

    0.5 (N).

  • B

    50 (N).

  • C

    200 (N).

  • D

    20(N)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

theo yêu cầu của đề bài, ta suy ra:

\(F = \frac{M}{d} = \frac{{10}}{{0,2}} = 50N\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Thanh AB đồng chất, tiết diện đều có khối lượng $1kg$ được treo bằng $1$ sợi dây nhẹ BC như hình vẽ. Một đầu thanh được tì vuông góc vào bức tường tại điểm A, lấy $g = 10m/s^2$, \({\rm{\alpha   =  3}}{{\rm{0}}^{\rm{0}}}\). Lực căng của dây BC là

  • A

    \(5\sqrt 2 \) N          

  • B

    $\dfrac{{10}}{{\sqrt 3 }}N$

  • C

    $10 N$

  • D

    \(\dfrac{{20}}{{\sqrt 3 }}\) N

Đáp án: B

Phương pháp giải:

điều kiện cân bằng của vật rắn:

+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không

+ Tổng momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng momen lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ(Quy tắc momen lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Thanh AB dài 10m có khối lượng 7kg và có trọng tâm cách đầu A một đoạn 2m như hình vẽ. Thanh có thể quay quanh một trục O cách đầu A một đoạn 3m, lấy g = 10m/s2. Phải tác dụng vào đầu B một lực \(\overrightarrow {\rm{F}} \) bằng bao nhiêu để thanh AB nằm cân bằng theo phương ngang

  • A

    10 N

  • B

    30 N

  • C

    20 N

  • D

    15 N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

điều kiện cân bằng của vật rắn:

+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không

+ Tổng momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng momen lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ(Quy tắc momen lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2m ?

  • A

    10 N.

  • B

    10 Nm.

  • C

    11N.

  • D

    11Nm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng công thức tính momen lực \(M = F.d\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(M = F.d = 5,5.2 = 11(N.m)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một quả cầu đồng chất có khối lượng \(3kg\) được treo vào tường nhờ một sợi dây. Dây làm với tường một góc \(\alpha  = {20^0}\)  (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Lực căng T của dây là:

  • A

    88N

  • B

    10N

  • C

    78N 

  • D

    32N

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Một thanh sắt AB đồng chất, tiết diện đều, dài 10m và nặng 40N đặt trên mặt đất phẳng ngang. Người ta tác dụng một lực F  hướng thẳng đứng lên phía trên để nâng đầu B của thanh sắt lên và giữ nó ở độ cao h = 6m so với mặt đất. Độ lớn của lực F bằng bao nhiêu ?

  • A

    F = 40N.

  • B

    F = 20N.

  • C

    F = 80N.

  • D

    F = 10N.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định (qui tắc momen lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Gió thổi vào xe theo hướng vuông góc với thành bên của xe với vận tốc V. Xe có khối lượng \(m = {10^4}kg\), chiều cao       \(2b = 2,4m\), chiều ngang \(2{\rm{a}} = 2m\), chiều dài \(l = 8m\) . Áp suất gió tính bởi công thức \(p = \rho {v^2}\) với \(\rho  = 1,3kg/{m^3}\)là khối lượng riêng của không khí. V bằng bao nhiêu để xe bị lật ngã?

  • A

    \(V = 32m/s\)

  • B

    \(V \ge 58m/s\)

  • C

    \(V \le 42m/s\)

  • D

    \(V > 28m/s\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên xe ôtô

+ Vận dụng quy tắc momen: \({M_1} + {M_2} + ... = 0\)

+ Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ