Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Đâu là cách viết kết quả đo đúng :

  • A

    \(A = \overline A  + \Delta A\)

  • B

    \(A = \overline A  - \Delta A\)

  • C

    \(A = \overline A  \pm \Delta A\)

  • D

    \(A = \overline A :\Delta A\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Cách viết kết quả đo đúng là: \(A = \overline A  \pm \Delta A\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng của công thức cộng vận tốc:

  • A

    \({v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\)

  • B

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  - \overrightarrow {{v_{23}}} \)

  • C

    \({v_{13}} = {v_{12}} - {v_{23}}\)

  • D

    \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Công thức cộng vận tốc: \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

Trong đó:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tuyệt đối.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án đúng khi nói về tần số

  • A

    là số vòng mà vật đi được trong vòng $10$ giây

  • B

    được xác định bởi biểu thức \(f = 2\pi T\)

  • C

    đơn vị là s/rad

  • D

    được xác định bởi biểu thức \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A - sai vì tần số là số vòng mà vật đi được trong $1$ giây

B - sai vì \(f = \dfrac{1}{T} = \dfrac{\omega }{{2\pi }}\)

C - sai vì đơn vị của tần số là Hz hay s-1

D - đúng

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chu kì của chuyển động tròn đều là:

  • A

    Khoảng thời gian để vật đi được nửa vòng

  • B

    Khoảng thời gian để vật đi được một vòng

  • C

    Khoảng thời gian để vật đi được 2 vòng

  • D

    Khoảng thời gian để vật đi được 10 vòng

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Chu kì T của chuyển động tròn đều là khoảng thời gian để vật đi được một vòng.

\(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Đơn vị: Giây (s)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trường hợp nào sau đây vât chuyển động thẳng nhanh dần đều

  • A

    Kim giờ đồng hồ

  • B

    Hòn đá rơi từ độ cao 1m

  • C

    Người nhảy dù đang rơi trong trạng thái bung dù

  • D

    Chiếc lá rơi lìa cành

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A – chuyển động tròn đều

B – chuyển động nhanh dần đều (do đây là chuyển động rơi tự do)

C, D – không phải là chyển động nhanh dần đều

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn câu sai trong các câu sau:

  • A

    Trong không khí, vật nào có lực cản nhỏ hơn sẽ rơi nhanh hơn

  • B

    Trong chân không, các vật nặng nhẹ rơi như nhau

  • C

    Sức cản của không khí là nguyên nhân làm cho các vật rơi trong không khí nhanh chậm khác nhau.

  • D

    Ở cùng một nơi trên Trái Đất vật nặng sẽ rơi với gia tốc lớn hơn vật nhẹ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

A, B, C – đúng

D – sai vì: ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến B, ta cần dùng dụng cụ đo là:

  • A

    chỉ cần đồng hồ

  • B

    chỉ cần thước

  • C

    Đồng hồ và thước mét

  • D

    Tốc kế

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng định nghĩa và ứng dụng của các dụng cụ đo

+ Xác định biểu thức tính tốc độ trung bình từ đó suy ra các dụng cụ đo cần thiết

Lời giải chi tiết:

+ Ta có, công dụng của các dụng cụ:

- Đồng hồ - đo thời gian

- Thước mét - đo chiều dài

- Tốc kế - đo vận tốc tức thời

+ Tốc độ trung bình của vật được xác định bởi biểu thức: \({v_{tb}} = \frac{S}{t}\)

=> để xác định được tốc độ trung bình, ta cần biết quãng đường mà người đó đi được trong khoảng thời gian t

=> Cần thước mét để đo chiều dài quãng đường người đó đi được và đồng hồ để đo thời gian người đó đi hết quãng đường đó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nhận xét nào sau đây của hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy là không đúng?

  • A

    Cột đèn bên đường chuyển động so với toa tàu

  • B

    Đầu tàu chuyển động so với toa tàu

  • C

    Hành khách đang ngồi trên tàu không chuyển động so với đầu tàu

  • D

    Người soát vé đang đi trên tàu chuyển động so với đầu tàu

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Khi hành khách ngồi trên đoàn tàu đang chạy sẽ thấy đầu tàu đứng yên so với toa tàu

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một vật rơi tự do không vận tốc đầu từ một điểm A vào lúc t = 0. Phương trình của vật khi

chọn gốc toạ độ là vị trí O ở dưới A một khoảng 196m, chiều dương hướng xuống là : (g = 9,8m/s2)

  • A

    \(y = 4,9{t^2}\)

  • B

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} + 196\)

  • C

    \(y = 4,9{\rm{ }}{t^2} - 196\)

  • D

    \(y = 4,9{\left( {t - 196} \right)^2}\)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng phương trình chuyển động của vật rơi tự do: \(y = {y_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}g{t^2}\)

+ Xác định vận tốc ban đầu \({v_0}\)

+ Xác định vị trí ban đầu của vật so với gốc tọa độ

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Vật rơi không vận tốc đầu: \( \to {v_0} = 0\)

Gốc tọa độ tại O ở phía dưới A một đoạn 196m, chiều dương hướng xuống

+ Tọa độ ban đầu của vật: \({y_0} =  - 196m\)

=> Phương trình chuyển động của vật:  \(y =  - 196 + \frac{1}{2}.9,8{t^2} = 4,9{t^2} - 196\left( m \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Ở một tầng tháp cách mặt đất \(45m\), một người thả rơi một vật. Một giây sau người đó ném vật thứ 2 xuống theo hướng thẳng đứng. Hai vật chạm đất cùng lúc. Tính vận tốc ném của vật thứ 2. Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A

    \(16m/s\)

  • B

    \(4m/s\)

  • C

    \(2,5m/s\)

  • D

    \(12,5m/s\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Chọn hệ quy chiếu: Vị trí ban đầu, chiều dương

+ Chọn gốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của mỗi vật: \(s = \frac{1}{2}g{t^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất, mỗi vòng hết \(90\) phút. Vệ tinh bay ở độ cao \(320km\) so với mặt đất. Biết bán kính Trái Đất là \(6380{\rm{ }}km\). Vận tốc của vệ tinh có giá trị gần nhất là:

  • A

    \(7795{\rm{ }}m/s\)

  • B

    \(7651{\rm{ }}m/s\)

  • C

    \(6800{\rm{ }}m/s\)

  • D

    \(7902{\rm{ }}m/s\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Áp dụng khái niệm chu kì: Khoảng thời gian vật đi được một vòng

+ Sử dụng biểu thức tính tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

+ Sử dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Chu kì của chuyển động: \(T = 90.60 = 5400{\rm{s}}\)

+ Tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T} = \frac{{2\pi }}{{5400}}\left( {ra{\rm{d}}/s} \right)\)

+ Vận tốc dài: \(v = \omega r = \frac{{2\pi }}{{5400}}.\left( {6380 + 320} \right).1000 = 7795,8\left( {m/s} \right)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một thang cuốn tự động đưa khách từ tầng $1$ lên tầng $2$ mất $1,4$ phút. Nếu không dùng thang người đi bộ phải mất khoảng thời gian là $4,6$ phút để đi từ tầng $1$ lên tầng $2$. Coi vận tốc của người đi bộ và thang cuốn là không đổi. Nếu thang cuốn vẫn chuyển động và người đó vẫn bước đi trên thang cuốn thì thời gian từ tầng $1$ lên tầng $2$ là bao nhiêu?

  • A

    $1$ phút

  • B

    $1,07$ phút

  • C

    $1,25$ phút

  • D

    $2$ phút

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Xác định các thông số:

     + Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc

     + Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động

     + Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên

     + \({v_{12}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

     + \({v_{23}}\): vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên

     + \({v_{13}}\): vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động

- Vận dụng công thức cộng vận tốc:  \(\overrightarrow {{v_{13}}}  = \overrightarrow {{v_{12}}}  + \overrightarrow {{v_{23}}} \)

- Vận dụng biểu thức: \(S = vt\)

Lời giải chi tiết:

Gọi s là quãng đường từ tầng 1 lên tầng 2

Ta có:

+ Người (1)

+ Thang cuốn (2)

+ Mặt đất (3)

+ Vận tốc của người đi bộ so với thang cuốn đứng yên: \({v_{12}} = \dfrac{s}{{4,6}}\)

+ Vận tốc của thang cuốn so với đất: \({v_{23}} = \dfrac{s}{{1,4}}\)

Người bước lên thang cuốn chuyển động

=> Người chuyển động cùng chiều với thang cuốn

Áp dụng công thức cộng vận tốc, ta có:

\(\begin{array}{l}{v_{13}} = {v_{12}} + {v_{23}}\\ \leftrightarrow \dfrac{s}{t} = \dfrac{s}{{4,6}} + \dfrac{s}{{1,4}}\\ \to t = 1,073 \approx 1,07\end{array}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ