Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trên đồ thị (V,T) đường đẳng tích là đường:

  • A

    đường thẳng có phương qua gốc tọa độ.

  • B

    đường thẳng vuông góc với trục T.

  • C

    đường hyperbol

  • D

    đường thẳng vuông góc với trục V.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về đường đẳng tích

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Đồ thị nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng áp:

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy-xác

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + Các đồ thị A, B, C biểu diễn quá trình đẳng áp

    + Đồ thị D không biểu diễn quá trình đẳng áp

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 3 :

    Quá trình đẳng áp là:

    • A

      quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi

    • B

      quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi

    • C

      quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi

    • D

      quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất và thể tích không đổi

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Vận dụng lí thuyết về quá trình đẳng áp

    Lời giải chi tiết:

    Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 4 :

    Một khối khí lí tưởng thực hiện quá trình đẳng tích ở hai thể tích khác nhau được biểu diễn trên hình vẽ. Quan hệ giữa \({V_1}\) và \({V_2}\) là:

    • A

      \({V_1} = {V_2}\)

    • B

      \({V_1} > {V_2}\)

    • C

      \({V_1} < {V_2}\)

    • D

      không so sánh được.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng kiến thức về đường đẳng tích.

    Lời giải chi tiết:

    Vận dụng kiến thức về đường đẳng tích. Dựa vào đò thị ta có thể suy ra \({V_1} > {V_2}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 5 :

    Số \({6,02.10^{23}}\) là:

    • A

      Số phân tử (hoặc số nguyên tử) trong 1 lít khí nằm tại các điều kiện bình thường (00C và  760 mmHg).

    • B

      Số phân tử trong 1 mol khí.

    • C

      Số phân tử trong 1 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.

    • D

      Số phân tử khí trong 22,4 cm3 khí tại các điều kiện bình thường.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Xem lí thuyết các công thức xác định các đại lượng cơ bản của chất khí

    Lời giải chi tiết:

    - Số Avôgađrô NA: là số nguyên tử có trong 1 mol lượng chất bất kỳ.

    \({N_A} = {6,022.10^{23}}(mo{l^{ - 1}})\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 6 :

    Chon phương án đúng khi nói về các tính chất của chất khí

    • A

      Bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa

    • B

      Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể

    • C

      Chất khí có tính dễ nén

    • D

      Chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Xem lý thuyết các tính chất của chất khí

    Lời giải chi tiết:

    A - sai vì: Bành trướng: Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa

    B -sai vì: Dễ nén: Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể.

    C - đúng

    D - sai vì: Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và chất lỏng

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 7 :

    Trong tọa độ \(\left( {p,V} \right)\)đường đẳng nhiệt là:

    • A

      Đường thẳng đi qua gốc tọa độ

    • B

      Đường hypebol

    • C

      Đường thẳng song song với trục OV

    • D

      Cung parabol

    Đáp án: B

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 8 :

    Chọn phương án đúng.

    • A

      Khi một thông số trạng thái không đổi ta gọi đó là các đẳng quá trình

    • B

      Áp suất không đổi \( \to \) quá trình đẳng nhiệt

    • C

      Thể tích không đổi \( \to \) quá trình đẳng áp

    • D

      Nhiệt độ không đổi \( \to \)quá trình đẳng tích

    Đáp án: A

    Lời giải chi tiết:

    A- đúng

    B, C, D - sai vì:

         + Áp suất không đổi: Quá trình đẳng áp

         + Thể tích không đổi: Quá trình đẳng tích

         + Nhiệt độ không đổi: Quá trình đẳng nhiệt

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 9 :

    Biết khối lượng của một mol nước là \(18g\), và \(1{\rm{ }}mol\) có \({N_A} = {6,02.10^{23}}\) phân tử. Số phân tử trong \(2g\)  nước là:

    • A

      \({3,24.10^{24}}\) phân tử.

    • B

      \({6,68.10^{22}}\) phân tử.

    • C

      \({1,8.10^{20}}\) phân tử.

    • D

      \({4.10^{21}}\) phân tử.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính số phân tử có trong khối lượng m của một chất: \(N = n{N_A} = \frac{m}{M}{N_A}\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    + 1 mol nước có chứa \({6,02.10^{23}}\) phân tử

    + Số phân tử có trong 2g nước là: \(N = n{N_A} = \frac{m}{M}{N_A} = \frac{2}{{18}}{.6,023.10^{23}} = {6,692.10^{22}}\) phân tử

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 10 :

    Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng \(1,{5.10^5}Pa\) thì thể tích biến đổi \(3\) lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng \({3.10^5}Pa\) thì thể tích biến đổi \(5\) lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là:

    • A

      \({3.10^5}Pa\) và \(9\) lít

    • B

      \({6.10^5}Pa\) và \(15\) lít

    • C

      \({6.10^5}Pa\) và \(9\) lít

    • D

      \({3.10^5}Pa\) và \(12\) lít

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng định luật Bôilơ - Mariốt: \(pV = h/s\)

    Lời giải chi tiết:

    Gọi \(\left\{ \begin{array}{l}{p_0}\\{V_0}\end{array} \right.\) là áp suất và thể tích khí ban đầu

    + Khi áp suất tăng \(1,{5.10^5}Pa\) \(\left\{ \begin{array}{l}{p_1} = {p_0} + 1,{5.10^5}\\{V_1} = {V_0} - 3\end{array} \right.\)

    + Khi áp suất tăng \({3.10^5}Pa\) \(\left\{ \begin{array}{l}{p_2} = {p_0} + {3.10^5}\\{V_1} = {V_0} - 5\end{array} \right.\)

    Nhiệt độ không đổi => Quá trình đẳng nhiệt

    Áp dụng định luật Bôi lơ – Ma ri ốt cho 3 trạng thái trên, ta có:

    \(\begin{array}{l}{p_0}{V_0} = {p_1}{V_1} = {p_2}{V_2}\\ \Leftrightarrow {p_0}{V_0} = \left( {{p_0} + 1,{{5.10}^5}} \right)\left( {{V_0} - 3} \right) = \left( {{p_0} + {{3.10}^5}} \right)\left( {{V_0} - 5} \right)\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{p_0} = {6.10^5}Pa\\{V_0} = 15l\end{array} \right.\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 11 :

    Một săm xe được bơm căng không khí có áp suất \(2{\rm{a}}tm\) và nhiệt độ \({20^0}C\). Săm xe chịu được áp suất lớn nhất là \(2,4atm\), hỏi săm xe có bị nổ không khi nhiệt độ bên trong săm tăng lên đến \({42^0}C\)?

    • A

      Không bị nổ

    • B

      Bị nổ

    • C

      Đề bài không đủ dữ kiện

    • D

      Không xác định được

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    + Áp dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng biểu thức định luật Sáclơ: \(\frac{p}{T} = const\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    - Trạng thái 1: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_1} = 20 + 273 = 293K\\{p_1} = 2{\rm{a}}tm\end{array} \right.\)

    - Trạng thái 2: \(\left\{ \begin{array}{l}{T_2} = 42 + 273 = 315K\\{p_2} = ?\end{array} \right.\)

    Áp dụng biểu thức định luật Sáclơ, ta có:

    \(\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = \frac{{{p_2}}}{{{T_2}}} \to {p_2} = {T_2}\frac{{{p_1}}}{{{T_1}}} = 315\frac{2}{{293}} = 2,15{\rm{a}}tm\)

    Nhận thấy: \({p_2} < {p_{max}} \to \) bánh xe không bị nổ

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Thể tích của một khối khí lí tưởng tăng thêm \(1\% \) và nhiệt độ tuyệt đối tăng thêm \(3K\) khi đun nóng đẳng áp khối khí. Tính nhiệt độ ở trạng thái ban đầu của khối khí.

    • A

      \({26^0}C.\)

    • B

      \({27^0}C.\)

    • C

      \({28^0}C.\)

    • D

      \({29^0}C.\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    + Vận dụng biểu thức tính nhiệt độ tuyệt đối: \(T = t + 273\)

    + Vận dụng biểu thức định luật Gay Luy - xác: \(\dfrac{V}{T} = h/{\rm{s}}\)

    Lời giải chi tiết:

    Áp dụng định luật Gay Luy xác, ta có:

    \(\begin{array}{l}\dfrac{{{V_1}}}{{{T_1}}} = \dfrac{{{V_2}}}{{{T_2}}}\\ \to \dfrac{{{V_1}}}{{{V_2}}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_2}}}\\ \leftrightarrow \dfrac{{100}}{{101}} = \dfrac{{{T_1}}}{{{T_1} + 3}}\\ \to {T_1} = 300K\\ \Rightarrow {t_1} = {27^0}C\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải
     
     
    Chia sẻ