Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Chọn phát biểu đúng?

  • A

    Khi có lực đặt vào vật mà vật vẫn đứng yên nghĩa là đã có lực ma sát

  • B

    Lực ma sát tỉ lệ với diện tích tiếp xúc

  • C

    Lực ma sát trượt luôn tỉ lệ với trọng lượng của vật

  • D

    Tất cả A, B, C đều sai

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

A - đúng

B, C, D - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Công thức của định luật Húc là:

  • A

    \(F = ma\)

  • B

    \(F = G\dfrac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

  • C

    $F = k\left| {\Delta l} \right|$

  • D

    \(F = \mu N\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo

$F = k\left| {\Delta l} \right|$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn câu đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể:

  • A

    nhỏ hơn F

  • B

    vuông góc với \(\overrightarrow F \)

  • C

    lớn hơn 3F

  • D

    vuông góc với \(2\overrightarrow F \)

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Gọi F’ là hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F

Ta có:

+ \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F' \le {F_1} + {F_2} \leftrightarrow F < F' < 3F\)

=> A, C - sai

+ Theo quy tắc hình bình hành ta có:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Ở nơi có gia tốc rơi tự gio là $g$, từ độ cao $h$ so với mặt đất, một vật được ném ngang với tốc độ ban đầu $v$. Tầm bay của vật là:

  • A

    \(L = v\sqrt {\dfrac{h}{{2g}}} \)

  • B

    \(L = v\dfrac{{2h}}{g}\)

  • C

    \(L = v\dfrac{h}{{2g}}\)

  • D

    \(L = v\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tầm xa: \(L = v\sqrt {\dfrac{{2h}}{g}} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một toa tàu đang chuyển động theo chiều mũi tên.

  • A

    Toa tàu đang chạy chậm dần

  • B

    Toa tàu đang chạy nhanh dần

  • C

    Toa tàu đang chạy với vận tốc không đổi

  • D

    Toa tàu đang phanh gấp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xét hệ quy chiếu phi quán tính gắn với toa xe, ta có:

Lò xo giãn ra => Lực đàn hồi cân bằng với lực quán tính

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một vật có khối lượng $m$, ở độ cao $h$ so với mặt đất. Gọi $M$ là khối lượng Trái Đất, $G$ là hằng số hấp dẫn và $R$ là bán kính Trái Đất. Gia tốc rơi tự do tại vị trí đặt vật có biểu thức là:

  • A

    \(g = \dfrac{{GM}}{{{{\left( {R + h} \right)}^2}}}\)

  • B

    \(g = \dfrac{{GmM}}{{{R^2}}}\)

  • C

    \(g = \dfrac{{GM}}{{\left( {R + h} \right)}}\)

  • D

    \(g = \dfrac{{GM}}{{{R^2}}}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Gia tốc rơi tự do: \(g = \dfrac{{GM}}{{{{(R + h)}^2}}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một vật khối lượng \(m\) đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính \(r\) với tốc độ góc \(\omega \). Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

  • A

    \({F_{ht}} = m{\omega ^2}r\)

  • B

    \({F_{ht}} = \dfrac{{m{\rm{r}}}}{\omega }\)

  • C

    \({F_{ht}} = {\omega ^2}r\)

  • D

    \({F_{nt}} = m{\omega ^2}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức lực hướng tâm

Lời giải chi tiết:

Lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m{a_{ht}} = \dfrac{{m{v^2}}}{r} = m.{\omega ^2}r\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Vật rắn nằm cân bằng như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng của dây là ${150^0}$. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết độ lớn lực căng của hai dây là $200N$

  • A

    103,5N

  • B

    84N

  • C

    200N

  • D

    141,2N

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Tổng hợp hai lực căng dây

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Cho viên bi $A$ chuyển động tới va chạm vào bi $B$ đang đứng yên, ${v_A} = {\rm{ }}2m/s$ sau va chạm bi $A$ tiếp tục chuyển động theo phương cũ với $v = 1m/s$, thời gian xảy ra va chạm là $0,4s$. Tính gia tốc của viên bi thứ $2$ , biết ${m_A} = {\rm{ }}200g,{\rm{ }}{m_B} = {\rm{ }}100g$.

  • A

    $ - 2,5m/{s^2}$

  • B

    $5m/{s^2}$

  • C

    $1m/{s^2}$

  • D

    $2m/{s^2}$

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng biểu thức tính gia tốc: \(\overrightarrow a  = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\)

+ Áp dụng định luật $III$ Niutơn: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

+ Áp dụng định luật $II$ Niutơn: \(\overrightarrow F  = m\overrightarrow a \)

Lời giải chi tiết:

Ta xét chuyển động của xe $A$ có vận tốc trước khi va chạm là \({v_A} = 2m/s\), sau va chạm xe A có vận tốc là \(v = 1m/s\)

Áp dụng biểu thức xác định gia tốc: \(a = \dfrac{{{v_2} - {v_1}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{1 - 2}}{{0,4}} =  - 2,5m/s\)

+ Theo định luật $III$ Niu-tơn: \({\overrightarrow F _{AB}} =  - {\overrightarrow F _{BA}}\)

+ Theo định luật $II$, ta có: $F = ma$

\(\begin{array}{l} \to {|F_{AB}|} = {|F_{BA}|} \leftrightarrow {m_A}{|a_A|} = {m_B}{a_B}\\ \to {a_B} = \dfrac{{{m_A}{|a_A|}}}{{{m_B}}} = \dfrac{{0,2.2,5}}{{0,1}} = 5m/{s^2}\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Treo một vật khối lượng \(200{\rm{ }}g\) vào một lò xo thì lò xo có chiều dài \(34{\rm{ }}cm\). Tiếp tục treo thêm vật khối lượng \(100g\) vào thì lúc này lò xo dài \(36{\rm{ }}cm\). Lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\). Chiều dài tự nhiên và độ cứng của lò xo là:

  • A

    33 cm và 50 N/m.

  • B

    33 cm và 40 N/m.

  • C

    30 cm và 50 N/m.

  • D

    30 cm và 40 N/m.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực đàn hồi: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

+Vận dụng biểu thức tính trọng lực: \(P = mg\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khi treo thêm vật  thì lò xo có độ biến dạng thêm:

\(\begin{array}{l} \to \Delta P = k\left| {\Delta l'} \right|\\ \to k = \frac{{\Delta P}}{{\left| {\Delta l'} \right|}} = \frac{1}{{0,02}} = 50N/m\end{array}\)

Ban đầu, ta có: \(\left| {\Delta l} \right| = \frac{{mg}}{k} = \frac{{0,2.10}}{{50}} = 0,04m = 4cm\)

=> Chiều dài tự nhiên của lò xo là: \(34cm - 4cm = 30cm\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Cho biết chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất là \(27,32\) ngày và khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng là \(3,{84.10^8}{\rm{ m}}\). Hãy tính khối lượng của Trái Đất. Giả thiết quỹ đạo của Mặt Trăng là tròn.

  • A

    \({3.10^{24}}\,kg\)

  • B

    \({6.10^{24}}\,kg\)

  • C

    \({6.10^{25}}\,kg\)

  • D

    \({3.10^{25}}\,kg\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính lực hấp dẫn : \({F_{h{\rm{d}}}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

+ Vận dụng biểu thức tính lực hướng tâm: \({F_{ht}} = m\frac{{{v^2}}}{r}\)

+ Vận dụng biểu thức tính vận tốc dài: \(v = \omega r\)

Lời giải chi tiết:

Khi Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất thì lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng và Trái Đất đóng vai trò là lực hướng tâm, nên:

\({F_{hd}} = {F_{ht}} \Leftrightarrow G\dfrac{{mM}}{{{r^2}}} = m\dfrac{{{v^2}}}{r} \Leftrightarrow \dfrac{{GM}}{r} = {v^2}\)

Mà: \(v = \omega r = \dfrac{{2\pi }}{T}r\)

\( \Rightarrow \dfrac{{GM}}{r} = \dfrac{{4{\pi ^2}}}{{{T^2}}}{r^2} \Rightarrow M = \dfrac{{4{\pi ^2}{r^3}}}{{{T^2}G}} = \dfrac{{4{\pi ^2}.{{(3,{{84.10}^8})}^3}}}{{{{(27,32.86400)}^2}.6,{{67.10}^{ - 11}}}} \approx {6.10^{24}}{\rm{ kg}}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ