Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động

  • A

    được quan sát ở nhiều thời điểm khác nhau.

  • B

    được xác định bởi nhiều người quan sát khác nhau.

  • C

    không ổn định, đang đứng yên chuyển thành chuyển động hoặc ngược lại

  • D

    được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trạng thái đứng yên hay chuyển động có tính tương đối vì trạng thái chuyển động được quan sát trong nhiều hệ quy chiếu khác nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chuyển động cơ học là sự thay đổi:

  • A

    Trạng thái của vật theo thời gian

  • B

    Tốc độ của vật theo thời gian

  • C

    Năng lượng của vật theo thời gian

  • D

    Vị trí của vật theo thời gian

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chuyển động cơ là sự dời chỗ của vật theo thời gian

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian trong chuyển động thẳng đều trong hệ tọa độ vuông góc \(Otv\) (trục Ot biểu diễn thời gian, trục Ov biểu diễn vận tốc của vật) có dạng như thế nào?

  • A

    Hướng lên trên nếu \(v > 0\)

  • B

    Hướng xuống dưới nếu \(v < 0\)

  • C

    Song song với trục vận tốc \(Ov\)

  • D

    Song song với trục thời gian \(Ot\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi \(v = {v_0}\)

Đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục thời gian \(Ot\).

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chuyển động thẳng  biến đổi đều là chuyển động

  • A

    Có quỹ đạo là đường thẳng, có véctơ gia tốc và vận tốc  không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • B

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc bằng không

  • C

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ gia tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

  • D

    Có quỹ đạo là đường thẳng, véctơ vận tốc  không thay  đổi trong suốt quá trình chuyển động.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Chuyển động thẳng biến đổi là chuyển động thẳng trong đó gia tốc tức thời không đổi

- Ta để ý rằng khái niệm vectơ vận tốc không đổi nghĩa là trong suốt quá trình chuyển động cả độ lớn và phương chiều của vận tốc là không thay đổi điều này không phù hợp với chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn vận tốc là một hàm bậc nhất của thời gian

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều?

  • A

    \(f = \frac{{2\pi r}}{v}\)

  • B

    \(T = \frac{{2\pi r}}{v}\)

  • C

    \(v = \omega r\)

  • D

    \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng các biểu thức tính vận tốc dài, tốc độ góc, chu kì, tần số của chuyển động tròn đều

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Vận tốc dài và tốc độ góc:

\(v = \omega r\)

+ Tốc độ góc: \(\omega  = \frac{{2\pi }}{T}\)

+ Chu kì và tần số: \(f = \frac{1}{T}\)

Từ đây, ta suy ra các phương án:

B, C, D - đúng

A - sai vì: \(f = \frac{1}{T} = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{v}{{2\pi r}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Chọn câu sai trong các câu sau đây:

  • A

    Sự rơi tự do là chuyển động nhanh dần đều

  • B

    Trong chân không, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ

  • C

    Quỹ đạo của vật rơi tự do là đường thẳng

  • D

    Gia tốc rơi tự do giảm từ địa cực đến xích đạo

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Trong chân không, mọi vật đều rơi nhanh như nhau.      

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trong công thức liên hệ  giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động nhanh  dần đều \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\), ta có các điều  kiện nào sau đây?

  • A

    \(s > 0;a > 0;v > {v_0}\)

  • B

    \(s < 0;a < 0;v < {v_0}\)

  • C

    \(s > 0;a > 0;v < {v_0}\)

  • D

    \(s > 0;a < 0;v > {v_0}\)

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Công thức \({v^2} - v_0^2 = 2{\rm{as}}\) chỉ đúng khi chuyển động là không đổi chiều. Với v > v0 => vật chuyển động theo chiều dương, chuyển động là nhanh dần nên a và v cùng chiều do vậy a > 0, quãng đường s là một đại lượng không âm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Biểu thức xác định độ dời của vật:

  • A

    \(\Delta x = {x_1} - {x_2}\)

  • B

    \(\Delta x = {x_1} . {x_2}\)

  • C

    \(\Delta x = {x_2} + {x_1}\)

  • D

    \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Độ dời của vật được xác định bởi biểu thức: \(\Delta x = {x_2} - {x_1}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Xe bus chuyển động thẳng đều trên đường với \({v_1} = 54km/h\). Một hành khách đứng cách đường một đoạn \(a = 40m\), người này nhìn thấy xe bus vào thời điểm xe cách người một khoảng \(b = 500m\). Nếu muốn gặp xe với vận tốc nhỏ nhất thì người này phải chạy với vận tốc là bao nhiêu?

  • A

    1,2m/s

  • B

    3,6m/s

  • C

    2,4m/s

  • D

    3m/s

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một chiếc xe đang chạy với tốc độ \(36km/h\) thì tài xế hãm phanh, xe chuyển động thẳng chậm dần đều rồi dừng lại sau \(5s\). Quãng đường xe chạy được trong giây cuối cùng là

  • A

    \(2,5m\)

  • B

    \(2m\)

  • C

    \(1,25m\)

  • D

    \(1m\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

+ Vận dụng phương trình vận tốc: \(v = {v_0} + at\)

+ Áp dụng công thức độc lập: \({v^2} - v_0^2 = 2as\) 

Lời giải chi tiết:

Đổi đơn vị: \(36km/h = 10m/s\)

Ta có:

+ Gia tốc của xe: \(a = \dfrac{{\Delta v}}{{\Delta t}} = \dfrac{{{v_s} - {v_{tr}}}}{{\Delta t}} = \dfrac{{0 - 10}}{5} =  - 2m/{s^2}\)

+ Phương trình vận tốc của xe: \(v = {v_0} + at = 10 - 2t\)

Vận tốc của xe lúc \(t = 4s\) là: \(v = 10 - 2.4 = 2m/s\)

Áp dụng công thức độc lập cho 2 vị trí (lúc \(t = 4s\) đến khi dừng lại) ta có:

\(v_d^2 - {v^2} = 2as\)

\( \Rightarrow \) Quãng đường xe đi được trong giây cuối cùng: \(s = \dfrac{{v_d^2 - {v^2}}}{{2a}} = \dfrac{{0 - {2^2}}}{{2.\left( { - 2} \right)}} = 1m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Sau \(2s\) kể từ lúc giọt nước thứ \(2\) bắt đầu rơi, khoảng cách giữa \(2\) giọt nước là \(25m\). Tính xem giọt nước thứ \(2\) được nhỏ rơi trễ hơn giọt nước thứ nhất bao lâu ? Lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A

    5s

  • B

    1s

  • C

    2,5s

  • D

    2s

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Chọn hệ quy chiếu: gốc tọa độ, chiều chuyển động

+ Chọn gốc thời gian

+ Viết phương trình chuyển động của 2 giọt nước

+ Giải phương trình : \({s_1} - {s_2} = \Delta s\)

Lời giải chi tiết:

+ Chọn HQC :

- Gốc tọa độ O tại vị trí rơi.

- Chiều dương hướng xuống

+ Gốc thời gian

\(t = 0\) là lúc giọt \(2\) rơi \( \to \left\{ \begin{array}{l}{t_{{0_1}}} \ne 0\\{t_{{0_2}}} = 0\end{array} \right.\)

+ Phương trình chuyển động của \(2\) giọt nước là :

\({s_1} = \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2}\) và

\({s_2} = \frac{1}{2}g{t^2}\)  

+ Theo đề bài tại

\(t = 2s\) ta có : \({s_1} - {s_2} = 25m\)

\(\begin{array}{l} \leftrightarrow \frac{1}{2}g{\left( {t + {t_{01}}} \right)^2} - \frac{1}{2}g{t^2} = 25\\ \leftrightarrow 5{\left( {2 + {t_{01}}} \right)^2} - {5.2^2} = 25\\ \leftrightarrow t_{01}^2 + 4{t_{01}} - 5 = 0\\ \to \left[ \begin{array}{l}{t_{01}} = 1\\{t_{01}} =  - 5(loai)\end{array} \right.\end{array}\)

\( \to {t_{01}} = 1s\)

Vậy giọt thứ 2 rơi sau giọt thứ nhất 1s.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một vật chuyển động theo đường tròn bán kính \(r = 100cm\) với gia tốc hướng tâm \({a_{ht}} = 4{\rm{ }}cm/{s^2}\). Chu kì \(T\) trong chuyển động của vật đó là:

  • A

    \(8\pi \left( s \right)\)

  • B

    \(6\pi \left( s \right)\)

  • C

    \(12\pi \left( s \right)\)

  • D

    \(10\pi \left( s \right)\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\)

+ Vận dụng biểu thức tính chu kì của chuyển động tròn đều: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)

Lời giải chi tiết:

Ta có:

+ Gia tốc hướng tâm: \({a_{ht}} = \frac{{{v^2}}}{r} = {\omega ^2}r\) (1)

+ Mặt khác, chu kì của chuyển động tròn: \(T = \frac{{2\pi }}{\omega }\)  (2)

Từ (1) và (2), ta suy ra: \({a_{ht}} = {\left( {\frac{{2\pi }}{T}} \right)^2}r \to T = 2\pi \sqrt {\frac{r}{{{a_{ht}}}}}  = 2\pi \sqrt {\frac{1}{{0,04}}}  = 10\pi s\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ