Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?

  • A

    Phân tích hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • B

    Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

  • C

    Trượt hai lựctrên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

  • D

    Phân tích lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm lực phân tích của hai lực đồng quy.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Quy tắc hợp 2 lực đồng quy: Trượt hai lực trên giá của chúng đến điểm đồng quy rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực của hai lực đồng quy.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Chọn phát biểu đúng. Vật rắn là

  • A

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật luôn đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • B

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật lúc đổi, lúc không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • C

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

  • D

    Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên và thay đổi khi vật chuyển động.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kỳ của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hay chuyển động.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Momen của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho?

  • A

    Tác dụng kéo của lực.

  • B

    Tác dụng làm quay của lực.                                       

  • C

    Tác dụng uốn của lực.

  • D

    Tác dụng nén của lực.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Xét một lực \(\overrightarrow F \) nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay Oz. Momen của lực \(\overrightarrow F \) đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy và được đo bằng tích độ lớn của lực với cánh tay đòn.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Momen lực có đơn vị là:

  • A

    kg.m/s2.

  • B

    N.m

  • C

    kg.m/s

  • D

    N/m

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Lời giải chi tiết:

\(M = F{\rm{d}}\)

=> Momen lực có đơn vị là: N.m

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

  • A

    Di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.       

  • B

    Tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.

  • C

    Làm giảm độ lớn hai trong ba lực đi hai lần.

  • D

    Di chuyển giá của một trong ba lực.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

 Vận dụng lí thuyết về tác dụng của một lực lên vật rắn và sự cân bằng của vật rắn (c2)

Lời giải chi tiết:

Ta có: Tác dụng của một lực lên một vật rắn không thay đổi khi điểm đặt của lực đó dời chỗ trên giá của nó

=> Ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \)  tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Vật rắn có khối lượng 200g nằm cân bằng trên mặt phẳng nghiêng góc \(\alpha  = {60^0}\). Lực căng dây có giá trị là bao nhiêu? Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\) và bỏ qua ma sát.

  • A

    \(9,8N\)

  • B

    \(17N\)

  • C

    \(0,98N\)

  • D

    \(1,7N\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

+ Chọn hệ trục tọa độ, chiếu theo các phương

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Một quả cầu đồng chất có khối lượng \(4kg\) được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc \(\alpha  = {30^0}\). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy \(g = 9,8m/{s^2}\). Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn

  • A

    \(23N\)

  • B

    \(22,6N\)

  • C

    \(20N\)

  • D

    \(19,6N\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên vật

+ Vận dụng điều kiện cân bằng của vật rắn

+ Chọn hệ trục tọa độ, chiếu theo các phương

(dkcb)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Một vật chịu tác dụng của 2 lực song song cùng chiều có độ lớn lần lượt là F1 = 20 N và F2 = 10 N, giá của hai lực thành phần cách nhau 30cm. Độ lớn của hợp lực và khoảng cách từ giá hợp lực đến giá của \(\overrightarrow {{{\rm{F}}_{\rm{2}}}} \) là:

  • A

    30 N và 10 cm    

  • B

    30 N và 20 cm    

  • C

    20 N và 12 cm    

  • D

    30 N và 15 cm

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

Trong đó:

+ \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

+ \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Đòn gánh dài $1,5m$. Hỏi vai người gánh hàng phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu tác dụng của một lực bằng bao nhiêu? Biết hai đầu đòn gánh là thùng gạo và thùng ngô có khối lượng lần lượt là $30kg$ và $20kg$, bỏ qua khối lượng của đòn gánh, lấy \(g = 10m/{s^2}\)

  • A

    \({d_1} = 0,6m;{d_2} = 0,9m\) và $F=500N$

  • B

    \({d_1} = 0,9m;{d_2} = 0,6m\) và $F=100N$

  • C

    \({d_1} = 0,12m;{d_2} = 0,45m\) và $F=300N$

  • D

    \({d_1} = 0,45m;{d_2} = 0,12m\) và $F=200N$

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Áp dụng biểu thức quy tắc hợp hai lực song song cùng chiều : \(F = {F_1} + {F_2}\) và \(\dfrac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \dfrac{{{d_2}}}{{{d_1}}}\)

Trong đó:

+ \({d_1}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

+ \({d_2}\) là khoảng cách từ giá của lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) đến giá của hợp lực \(\overrightarrow F \)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \({d_1} + {d_2} = 1,5m\) , \({m_1} = 30kg,\,{m_2} = 20kg\)

Gọi \({F_1}\) là lực để nâng thùng gạo, \({F_2}\) là lực để nâng thùng ngô

\({F_1} = {m_1}g = 300N,\,{F_2} = {m_2}g = 200N\)

\(F = {F_1} + {F_2} = 500N\)

\({F_1}{d_1} = {F_2}{d_2}(1)\)

\({d_1} + {d_2} = 1,5m(2)\)

Từ (1) và (2) => \({d_1} = 0,6m;\,{d_2} = 0,9m\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một bàn đạp có trọng lượng không đáng kể, có chiều dài \(OA = 20cm\), quay dễ dàng quanh trục O nằm ngang như hình. Một lò xo gắn vào điểm giữa C. Người ta tác dụng lên bàn đạp tại điểm A một lực \(\overrightarrow F \) vuông góc với bàn đạp và có độ lớn \(20N\). Bàn đạp ở trạng thái cân bằng khi lò xo có phương vuông góc với OA và bị ngắn đi một đoạn \(8cm\) so với khi không bị nén. Lực của lò xo tác dụng lên bàn đạp và độ cứng của lò xo là:

  • A

    \(40N;50N/m\)

  • B

    \(10N;125N/m\)

  • C

    \(40N;5N/m\)

  • D

    \(40N;500N/m\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

+ Vận dụng quy tắc momen: \({M_1} + {M_2} + ... = 0\)

Lời giải chi tiết:

Ta có, thanh cân bằng, áp dụng quy tắc momen, ta có:

\(\begin{array}{l}{F_{dh}}.OC = F.OA\\ \Rightarrow {F_{dh}} = \dfrac{{F.OA}}{{OC}} = \dfrac{{20.0,2}}{{0,1}} = 40N\end{array}\)

\(\begin{array}{l}{F_{dh}} = k\Delta l\\ \Rightarrow k = \dfrac{{{F_{dh}}}}{{\Delta l}} = \dfrac{{40}}{{0,08}} = 500N/m\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Một thanh sắt dài đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn (hình vẽ). Tác dụng vào đầu nhô ra một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 120 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt là

  • A

    240 N

  • B

    30 N

  • C

    60 N

  • D

    120 N

Đáp án: D

Phương pháp giải:

điều kiện cân bằng của vật rắn:

+ Tổng các lực tác dụng lên vật bằng không

+ Tổng momen lực làm vật quay theo chiều kim đồng hồ bằng tổng momen lực làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ (Quy tắc momen lực)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Gió thổi vào xe theo hướng vuông góc với thành bên của xe với vận tốc V. Xe có khối lượng \(m = {10^4}kg\), chiều cao       \(2b = 2,4m\), chiều ngang \(2{\rm{a}} = 2m\), chiều dài \(l = 8m\) . Áp suất gió tính bởi công thức \(p = \rho {v^2}\) với \(\rho  = 1,3kg/{m^3}\)là khối lượng riêng của không khí. V bằng bao nhiêu để xe bị lật ngã?

  • A

    \(V = 32m/s\)

  • B

    \(V \ge 58m/s\)

  • C

    \(V \le 42m/s\)

  • D

    \(V > 28m/s\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Xác định các lực tác dụng lên xe ôtô

+ Vận dụng quy tắc momen: \({M_1} + {M_2} + ... = 0\)

+ Vận dụng biểu thức tính momen của lực: \(M = F{\rm{d}}\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ