Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

  • A

    Vật chuyển động tròn đều.

  • B

    Vật được ném ngang.

  • C

    Vật đang rơi tự do.

  • D

    Vật chuyển động thẳng đều.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động lượng: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Lời giải chi tiết:

Động lượng của vật: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng của một vật không đổi nếu \(\overrightarrow v \) không đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng hấp dẫn của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất

  • A

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{mg}}{h}\)

  • B

    \({{\rm{W}}_t} = mgh\)              

  • C

    \({{\rm{W}}_t} = kgh\)

  • D

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{hg}}{m}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức xác định thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Nếu chọn gốc thế năng là mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật ở độ cao h là:

\({{\rm{W}}_t} = mgh\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi

  • A

    lực vuông góc với gia tốc của vật.

  • B

    lực ngược chiều với gia tốc của vật.

  • C

    lực hợp với phương của vận tốc với góc α.

  • D

    lực cùng phương với phương chuyển động của vật.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính công suất: \(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

Lời giải chi tiết:

Từ biểu thức tính công: \(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

Ta suy ra: Lực tác dụng lên một vật đang chuyển động thẳng biến đổi đều không thực hiện công khi lực vuông góc với gia tốc của vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hình nào biểu diễn đúng quan hệ giữa \(\overrightarrow v \) và \(\overrightarrow p \) của một chất điểm?

    Đáp án: C

    Phương pháp giải:

    Vận dụng mối liên hệ giữa p và v

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

    \( \to \overrightarrow p  \uparrow  \uparrow \overrightarrow v \)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 5 :

    Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:

    • A

      Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.

    • B

      Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.

    • C

      Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương

    • D

      Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính thế năng và công

    Lời giải chi tiết:

    Ta có :

    Khi một vật được ném lên, độ cao của vật tăng dần nên thế năng tăng.

    Trong quá trình chuyển động của vật từ dưới lên, trọng lực luôn hướng ngược chiều chuyển động nên nó là lực cản, do đó trọng lực sinh công âm.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 6 :

    Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

    • A

      Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

    • B

      Viên đạn đang bay.

    • C

      Búa máy đang rơi.

    • D

      Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

    Đáp án: D

    Lời giải chi tiết:

    Hòn đá nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 7 :

    Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi

    • A

      chuyển động thẳng đều.

    • B

      chuyển động tròn đều.

    • C

      chuyển động cong đều.

    • D

      chuyển động biến đổi đều.

    Đáp án: D

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

    Lời giải chi tiết:

    A, B, C - đúng

    D - sai vì: khi vật chuyển động biến đổi đều thì vận tốc của vật thay đổi => động năng cũng thay đổi do động năng tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc.

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 8 :

    Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi \(\overrightarrow F \).Động lượng chất điểm ở thời điểm t là:

    • A

      \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F m\)

    • B

      \(\overrightarrow p  = \overrightarrow F t\)

    • C

      \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)

    • D

      \(\overrightarrow p  = \frac{{\overrightarrow F }}{t}\)

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính độ biến thiên động lượng: \(\overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}}  = \Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow F \Delta t\)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

    \(\overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}}  = \Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow F \Delta t\)

    Ta có: Do vật chuyển động không vận tốc đầu nên:

    \(\begin{array}{l}\Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_2}}  = \overrightarrow p  = \overrightarrow F t\\ \to \overrightarrow p  = \overrightarrow F t\end{array}\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 9 :

    Một vật khối lượng \(500{\rm{ }}g\) chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc \(18{\rm{ }}km/h\). Động lượng của vật bằng:

    • A

      9 kg.m/s.

    • B

      2,5 kg.m/s.

    • C

      6 kg.m/s.

    • D

      4,5 kg.m/s.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính động lượng: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(18km/h = 5m/s\)

    Động lượng của vật: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

    Xét về độ lớn: \(p = mv = 0,5.5 = 2,5kg.m/s\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 10 :

    Một lực \(F = 50{\rm{ }}N\) tạo với phương ngang một góc \(\alpha  = {30^0}\), kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng \(6{\rm{ }}m\) là:

    • A

      260 J.

    • B

      150 J.

    • C

      0 J.

    • D

      300 J.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính công: \(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

    Lời giải chi tiết:

    Ta có, Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng \(6{\rm{ }}m\) là:

    \(A = F{\rm{scos}}\alpha {\rm{ = 50}}{\rm{.6}}{\rm{.cos3}}{{\rm{0}}^0} = 150\sqrt 3  \approx 260J\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 11 :

    Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:

    • A

      0,32 m/s.           

    • B

      36 km/h              

    • C

      36 m/s              

    • D

      10 km/h.

    Đáp án: B

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

    Lời giải chi tiết:

    Từ công thức tính động năng ta có:

    \({W_d} = \frac{1}{2}m{v^2} \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2.{W_d}}}{m}}  = \sqrt {\frac{{2.20}}{{0,4}}}  = 10m/s = 36km/h\)

    Đáp án - Lời giải

    Câu hỏi 12 :

    Dưới tác dụng của lực bằng \(5N\) lò xo bị giãn ra \(2 cm\). Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra \(5 cm\) là:

    • A

      0,31 J.             

    • B

      0,25 J.              

    • C

      15 J.              

    • D

      25 J.

    Đáp án: A

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu định luật Húc và công

    + Biểu thức định luật Húc: \(F=|kx|\)

    + Công: \(A=W_t=\dfrac{kx^2}{2}\)

    Lời giải chi tiết:

    Theo định luật Húc: \({F_{dh}} = k.\left( {\Delta l} \right) \Rightarrow k = \dfrac{F}{{\Delta l}} = \dfrac{5}{{0,02}} = 250N/m\).

    Công của ngoại lực tác dụng để lò xo giãn ra \(5 cm\) là: \(A = {W_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2} = \dfrac{1}{2}.250.{\left( {0,05} \right)^2} = 0,3125J\)\( \approx 0,31J\).

    Đáp án - Lời giải
     
     
    Chia sẻ