Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Trên hình vẽ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng, tia khúc xạ là:

  • A

    Tia IQ

  • B

    Tia IK

  • C

    Tia IN’

  • D

    Tia IP

Đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song?

  • A

    Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ.

  • B

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch.

  • C

    Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch

  • D

    Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

A, C, D - đúng

B - sai vì: Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: \(U = {U_1} = {U_2} =  \ldots  = {U_n}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Động cơ điện là dụng cụ biến đổi:

  • A

    Nhiệt năng thành điện năng.

  • B

    Điện năng thành cơ năng.

  • C

    Cơ năng thành điện năng.

  • D

    Điện năng thành nhiệt năng.

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Tiết diện của một số thấu kính phân kì bị cắt theo một mặt phẳng vuông góc với mặt thấu kính được mô tả trong các hình:

  • A

    a, b, c.

  • B

    b, c, d.

  • C

    c, d, a.

  • D

    d, a, b.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Tiết diện của thấu kính phân kì:

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như

  • A

    Gương cầu lồi

  • B

    Gương cầu lõm

  • C

    Thấu kính hội tụ

  • D

    Thấu kính phân kỳ

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?

  • A

    Đèn LED

  • B

    Đèn ống thông thường

  • C

    Đèn pin

  • D

    Ngọn nến

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nguồn phát ánh sáng màu là đèn LED

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở \({R_1},{R_2}\) mắc nối tiếp?

  • A

    \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}}\)

  • B

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \frac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} - {R_2}}}\)

  • C

    \({R_{t{\rm{d}}}} = {R_1} + {R_2}\)

  • D

    \({R_{t{\rm{d}}}} = \left| {{R_1} - {R_2}} \right|\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: \({R_{td}} = {R_1} + {R_2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Trong số các vật liệu sau, vật liệu nào dẫn điện kém nhất?

  • A

    Vonfram

  • B

    Sắt

  • C

    Nhôm

  • D

    Đồng

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Dựa vào điện trở suất của các vật. Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Vật liệu nào có điện trở suất càng nhỏ thì dẫn điện càng tốt.

Điện trở suất của sắt lớn nhất trong các vật liệu trên => Sắt dẫn điện kém nhất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng

  • A

    Truyền thẳng ánh sáng.         

  • B

    Tán xạ ánh sáng.

  • C

    Phản xạ ánh sáng.                  

  • D

    Khúc xạ ánh sáng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật bảo toàn năng lượng.

  • A

    Năng lượng có thể tự sinh ra hoặc tự mất đi và chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • B

    Năng lượng không tự sinh ra và tự mất đi mà có thể truyền từ vật này sang vật khác

  • C

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

  • D

    Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Định luật bảo toàn năng lượng:

Năng lượng không tự sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

  • B

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái Đất

  • C

    Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường

  • D

    Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại từ trường hay không

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc - Nam =>Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ an toàn vì:

  • A

    Luôn có dòng điện chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị này xuống đất.

  • B

    Dòng điện không khi nào chạy qua vỏ kim loại của dụng cụ điện hay thiết bị điện này

  • C

    Hiệu điện thế luôn ổn định để dụng cụ hay thiết bị hoạt động bình thường

  • D

    Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người thì khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ an toàn vì: Nếu có dòng điện chạy qua cơ thể người thì khi chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện này rất nhỏ.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Chọn câu đúng.

  • A

    Tờ bìa đỏ để dưới ánh sáng nào cũng có màu đỏ

  • B

    Tờ giấy trắng để dưới ánh sáng đỏ vẫn thấy trắng

  • C

    Mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen

  • D

    Hộp bút màu xanh để trong phòng tối vẫn thấy màu xanh

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

A, B, D - sai vì:

+ Vật có màu trắng có khả năng tán xạ tất cả các ánh sáng màu.

+ Vật có màu nào thì tán xạ mạnh ánh sáng màu đó, nhưng tán xạ kém ánh sáng các màu khác.

C - đúng vì: Vật màu đen không có khả năng tán xạ bất kì ánh sáng màu nà nên mái tóc đen ở đâu cũng thấy là mái tóc đen.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu nào dưới đây?

  • A

    Đỏ

  • B

    Vàng

  • C

    Da cam

  • D

    Lục

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ được ánh sáng màu da cam

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Trong thí nghiệm như hình sau: Hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?

  • A

    Kim nam châm vẫn đứng yên

  • B

    Kim nam châm quay một góc \({90^0}\)

  • C

    Kim nam châm quay ngược lại

  • D

    Kim nam châm bị đẩy ra

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng tác dụng từ của dòng điện

Lực từ (tác dụng từ) đổi chiều khi dòng điện đổi chiều

Lời giải chi tiết:

Khi đóng khóa K: đầu của nam châm điện gần cực Bắc của kim nam châm trở thành cực Nam (S) => kim nam châm bị hút vào

Đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện, đầu của nam châm điện gần cực Bắc (N) của kim nam châm trở thành cực Bắc (N) => kim nam châm bị đẩy ra.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Biểu thức đúng của định luật Ohm là:  

  • A

     $I = \dfrac{R}{U}$

  • B

    $I = \dfrac{U}{R}$

  • C

    $U = \dfrac{I}{R}$

  • D

    $U = \dfrac{R}{I}$

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

Biểu thức của định luật Ôm: $I = \dfrac{U}{R}$

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Khi ánh sáng truyền từ không khí sang thủy tinh thì

  • A

    Góc khúc xạ r không phụ thuộc vào góc tới i.

  • B

    Góc tới i nhỏ hơn góc khúc xạ r.

  • C

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r giảm.

  • D

    Khi góc tới i tăng thì góc khúc xạ r tăng.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở \({R_1};{R_2}\) trong hình sau:

  • A

    \({R_1} = 5\Omega ;{R_2} = 20\Omega \)

  • B

    \({R_1} = 10\Omega ;{R_2} = 5\Omega \)

  • C

    \({R_1} = 5\Omega ;{R_2} = 10\Omega \)

  • D

    \({R_1} = 20\Omega ;{R_2} = 5\Omega \)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Đọc đồ thị xác định các điểm trên đồ thị

+ Áp dung biểu thức: \(R = \frac{U}{I}\)

Lời giải chi tiết:

+ Từ đồ thị, ta chọn điểm nằm trên đồ thị sao cho có thể xác định được hiệu điện thế và cường độ dòng điện một cách dễ dàng.

Chọn điểm: \(\left\{ \begin{array}{l}I = 0,2{\rm{A}}\\{U_1} = 4V\end{array} \right.\) và \(\left\{ \begin{array}{l}I = 0,2{\rm{A}}\\{U_2} = 1V\end{array} \right.\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Cho mạch điện có sơ đồ  như hình bên  trong đó điện trở \({R_1} = 18\Omega ,{R_2} = 12\Omega \). Vôn kế chỉ \(36V\)

  • A

    1,2A

  • B

    3A

  • C

    5A

  • D

    2A

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức xác định hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song: \(U = {U_1} = {U_2} = ...\)

+ Áp dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

Lời giải chi tiết:

+ Hiệu điện thế của hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch

\(U = {U_1} = {U_2}\)

+ Số chỉ của ampe kế \({A_1}\) là cường độ dòng điện đi qua điện trở \({R_1}\)

Vậy số chỉ của ampe kế \({A_1}\) là: \({{\rm{I}}_{\rm{1}}} = \frac{U}{{{R_1}}} = \frac{{36}}{{18}} = 2{\rm{A}}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trong mạch điện có sơ đồ như sau:

  • A

    \(12\Omega \)

  • B

    \(24\Omega \)

  • C

    \(36\Omega \)

  • D

    \(34\Omega \)

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Sử dụng biểu thức định luật Ôm: \(I = \frac{U}{R}\)

+ Sử dụng biểu thức tính hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp: \(U = {U_1} + {U_2}\)

Lời giải chi tiết:

Khi số chỉ vôn kế là 3V thì số chỉ ampe kế sẽ là: \({I_A} = \frac{{{U_V}}}{R} = \frac{3}{{12}} = 0,25{\rm{A}}\)

Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở khi đó: \({U_b} = U - {U_V} = 12 - 3 = 9V\)

Điện trở của biến trở khi đó là: \({R_b} = \frac{{{U_b}}}{I} = \frac{9}{{0,25}} = 36\Omega \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp \(3\) lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ:

  • A

    Giảm 3 lần

  • B

    Tăng 3 lần

  • C

    Giảm 6 lần

  • D

    Tăng 6 lần.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\dfrac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \dfrac{{{n_1}}}{{{n_2}}} = 3 \to {U_2} = \dfrac{{{U_1}}}{3}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Cho hình sau

  • A

    A’B’ là ảnh ảo

  • B

    A’B’ là ảnh thật

  • C

    Thấu kính đã cho là thấu kính phân kì

  • D

    B và C đúng

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Ta có,

+ A’B’ cùng chiều với AB => A’B’ là ảnh ảo

+ ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật => thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kỳ. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:

  • A

    \(\frac{f}{2}\)

  • B

    \(\frac{f}{3}\)

  • C

    \(2f\)

  • D

    \(f\)

Đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Trên hai kính lúp lần lượt có ghi \(2x\) và \(3x\) thì: 

  • A

    Cả hai kính lúp có ghi \(2x\) và \(3x\) có tiêu cự bằng nhau

  • B

    Kính lúp có ghi \(3x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(2x\)

  • C

    Kính lúp có ghi \(2x\) có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi \(3x\)

  • D

    Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Ta có: Số bội giác \(G = \frac{{25}}{f}\)

Số bội giác \(G\) tỉ lệ nghịch với tiêu cự \(f\)

=> Độ bội giác càng lớn thì tiêu cự càng nhỏ

=> Kính có ghi \(3x\) có tiêu cự nhỏ hơn kính lúp có ghi \(2x\)

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ