Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Biểu thức nào sau đây xác định thế năng hấp dẫn của một vật có khối lượng m, ở độ cao h so với mặt đất. Chọn gốc thế năng ở mặt đất

  • A

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{mg}}{h}\)

  • B

    \({{\rm{W}}_t} = mgh\)              

  • C

    \({{\rm{W}}_t} = kgh\)

  • D

    \({{\rm{W}}_t} = \frac{{hg}}{m}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức xác định thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Nếu chọn gốc thế năng là mặt đất thì công thức tính thế năng trọng trường của một vật ở độ cao h là:

\({{\rm{W}}_t} = mgh\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?

  • A

    Dòng nước lũ đang chảy mạnh.

  • B

    Viên đạn đang bay.

  • C

    Búa máy đang rơi.

  • D

    Hòn đá đang nằm trên mặt đất.

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Hòn đá nằm trên mặt đất không có khả năng sinh công.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Chọn phương án sai. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc ban đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì:

  • A

    Độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau

  • B

    Thời gian rơi bằng nhau

  • C

    Công của trọng lực bằng nhau

  • D

    Gia tốc rơi bằng nhau

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về sự rơi của các vật

Lời giải chi tiết:

A, C, D – đúng

B – sai vì : thời gian rơi phụ thuộc vào gia tốc rơi tự do và vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng. Ở đây vận tốc ban đầu như nhau nhưng đường đi khác nhau nên vận tốc ban đầu theo phương thẳng đứng khác nhau.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?

  • A

    Vật chuyển động tròn đều.

  • B

    Vật được ném ngang.

  • C

    Vật đang rơi tự do.

  • D

    Vật chuyển động thẳng đều.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động lượng: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Lời giải chi tiết:

Động lượng của vật: \(\overrightarrow p  = m\overrightarrow v \)

Động lượng của một vật không đổi nếu \(\overrightarrow v \) không đổi.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Độ biến thiên động lượng \(\Delta \overrightarrow p \) của vật

  • A

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\overrightarrow F }}{{\Delta t}}\)

  • B

    \(\Delta \overrightarrow p = \overrightarrow F \Delta t\)

  • C

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\Delta t}}{{\overrightarrow F }}\)

  • D

    \(\Delta \overrightarrow p = \dfrac{{\Delta \overrightarrow F }}{{\Delta t}}\)

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có: Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian nào đó bằng xung lượng của tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.

\(\overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}}  = \Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow F \Delta t\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một lò xo có độ cứng k, bị kéo giãn ra một đoạn x. Thế năng đàn hồi của lò xo được tính bằng biểu thức:

  • A

    \({W_t} = \frac{1}{2}k{x^2}\).       

  • B

    \({W_t} = \frac{1}{2}{k^2}x\).       

  • C

    \({W_t} = \frac{1}{2}kx\).

  • D

    \({W_t} = \frac{1}{2}{k^2}{x^2}\).

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính thế năng đàn hồi

Lời giải chi tiết:

Công thức tính thế năng đàn hồi của lò xo:

\({{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}k{\left( {\Delta l} \right)^2}\)  trong đó \(\Delta l\): độ biến dạng của lò xo

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Động năng được tính bằng biểu thức:

  • A

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}{v^2}\)

  • B

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}{m^2}v\)

  • C

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

  • D

    \({W_d} = \dfrac{1}{2}mv\)

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

Biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Động năng là đại lượng:

  • A

    Vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.

  • B

    Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

  • C

    Véctơ, luôn dương.

  • D

    Véctơ, luôn dương hoặc bằng không.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Ta có biểu thức tính động năng: \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

=> Động năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc  bằng không

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Một vật \(250g\) rơi tự do không vận tốc đầu xuống đất trong khoảng thời gian \(2s\). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là? (lấy \(g{\rm{ }} = {\rm{ }}9,8{\rm{ }}m/{s^2}\)).

  • A

    4,9 kg.m/s.

  • B

    1,225 kg.m/s.

  • C

    12,76 kg.m/s.

  • D

    2,45 kg.m/s.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính xung lượng của lực: \(\overrightarrow F \Delta t = \Delta \overrightarrow p \)

Lời giải chi tiết:

Xung lượng của trọng lực bằng độ biến thiên động lượng của vật:

\( \Rightarrow \Delta p = F.\Delta t\)

Ta có: \(F\) - ở đây chính là trọng lượng của vật \(P = mg\)

\( \Rightarrow \Delta p = P.\Delta t = mg.\Delta t = 0,25.9,8.2 = 4,9kg.m/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Một ôtô có khối lượng \(1,5\) tấn tắt máy chuyển động chậm dần đều từ vận tốc ban đầu \(10m/s\) dưới tác dụng của lực ma sát. Công suất của lực ma sát từ lúc ô tô tắt máy cho đến lúc dừng lại là bao nhiêu? Biết hệ số ma sát \(0,2\), cho \(g = 10m/{s^2}\)

  • A

    \(150000J/s\)

  • B

    \(7500J/s\)

  • C

    \(75000J/s\)

  • D

    \(15000J/s\)

Đáp án: D

Phương pháp giải:

+ Vận dụng biểu thức định luật II – Newton

+ Áp dụng hệ thức liên hệ: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

+ Áp dụng phương trình vận tốc của vật chuyển động biến đổi đều: \(v = {v_0} + at\)

+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = F{\rm{scos}}\alpha \)

+ Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{{\left| A \right|}}{t}\)

Lời giải chi tiết:

+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe sau khi tắt máy

Áp dụng biểu thức định luật II – Newton, ta có: \(\overrightarrow {{F_{ms}}}  = m\overrightarrow a \)

Chiếu theo chiều dương đã chọn, ta được

\(\begin{array}{l} - {F_{ms}} = ma \Leftrightarrow  - \mu mg = ma\\ \Rightarrow a =  - \mu g =  - 0,2.10 =  - 2m/{s^2}\end{array}\)

 + Ta có vận tốc ban đầu của xe \({v_0} = 10m/s\) khi xe dừng lại vận tốc của xe \(v = 0m/s\)

Áp dụng hệ thức liên hệ, ta có: \({v^2} - v_0^2 = 2as\)

=> Quãng đường xe chuyển động từ khi tắt máy đến khi dừng lại là: \(s = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \dfrac{{0 - {{10}^2}}}{{2.\left( { - 2} \right)}} = 25m\)

+ Ta có phương trình vận tốc từ khi xe tắt máy: \(v = {v_0} + at = 10 - 2t\)

=> Thời gian từ lúc ô tô tắt máy đến khi dừng lại: \(t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a} = \dfrac{{0 - 10}}{{ - 2}} = 5s\)

+ Công của lực ma sát:

\(\begin{array}{l}A = {F_{ms}}.s.c{\rm{os18}}{{\rm{0}}^0} = \mu mg.s\cos {180^0}\\ = 2.\left( {1,5.100} \right).10.25.cos{180^0} =  - 75000J\end{array}\)

+ Công suất của lực ma sát từ lúc ô tô tắt máy đến khi dừng lại: \(P = \dfrac{{\left| A \right|}}{t} = \dfrac{{75000}}{5} = 15000J/s\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Có hai vật $m_1$ và $m_2$ cùng khối lượng $2m$, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc $m_1$ so với $m_2$ có độ lớn bằng $v$, vận tốc của $m_2$ so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng có độ lớn bằng $v$. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A

    Động năng của $m_1$ trong hệ quy chiều gắn với $m_2$ là $mv^2$

  • B

    Động năng của $m_2$ trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là $mv^2$.

  • C

    Động năng của $m_1$ trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là $2mv^2$

  • D

    Động năng của $m_1$ trong hệ quy chiều gắn với người quan sát là $4mv^2$

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng biểu thức tính động năng : \({{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2}\)

Lời giải chi tiết:

Trong hệ quy chiếu gắn với quan sát, vật $m_1= 2 m$ có vận tốc bằng $2v$ nên động năng của vật là:

\({{\rm{W}}_d} = \dfrac{{{m_1}{{\left( {2v} \right)}^2}}}{2} = \dfrac{{8m{v^2}}}{2} = 4m{v^2}\)

=> Phương án C - sai

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Hai vật có khối lượng là m và $2m$ đặt ở hai độ cao lần lượt là $2h$ và $h$. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là:

  • A

    Bằng hai lần vật thứ hai

  • B

    Bằng một nửa vật thứ hai

  • C

    Bằng vật thứ hai

  • D

    Bằng \(\frac{1}{4}\)vật thứ hai

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính thế năng trọng trường

Lời giải chi tiết:

Ta có:

Thế năng của vật 1 có giá trị là: \({W_{t1}} = m.g.2.h = 2mgh\)  (1).

Thế năng của vật 2 có giá trị là: \({W_{t2}} = 2.m.g.h = 2mgh\) (2).

=>thế năng vật 1 bằng thế năng vật 2

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ