Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Câu hỏi 1 :

Nội năng của vật là:

  • A

    Tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

  • B

    Động năng của các phần tử cấu tạo nên vật

  • C

    Thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật

  • D

    Động năng và thế năng của vật

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

Nội năng của vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

\(\Delta U{\rm{ }} = {\rm{ }}0\) trong trường hợp hệ:

  • A

    biến đổi theo chu trình.

  • B

    biến đổi đẳng tích.

  • C

    biến đổi đẳng áp

  • D

    biến đổi đoạn nhiệt.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng phương pháp giải các dạng bài tập về nguyên lí I của nhiệt động lực học

Lời giải chi tiết:

\(\Delta U = 0\) trong trường hợp hệ biến đổi theo chu trình.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Công thức mô tả đúng nguyên lí I của nhiệt động lực học là

  • A

    \(\Delta U{\rm{ }} = {\rm{ }}A{\rm{ }} + {\rm{ }}Q\)

  • B

    \(Q{\rm{ }} = {\rm{ }}\Delta U{\rm{ }} + {\rm{ }}A\)

  • C

    \(\Delta U{\rm{ }} = {\rm{ }}A{\rm{ }}-{\rm{ }}Q\)

  • D

    \(Q{\rm{ }} = {\rm{ }}A{\rm{ }} - {\rm{ }}\Delta U\)

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức nguyên lí I của nhiệt động lực học

Lời giải chi tiết:

Nguyên lí I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được: \(\Delta U = A + Q\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Chọn phát biểu đúng.

  • A

    Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi cơ năng của vật.

  • B

    Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật.

  • C

    Độ biến thiên nội năng  \(\Delta U\): là phần nội năng tăng thêm trong một quá trình.

  • D

    Độ biến thiên nội năng  \(\Delta U\): là phần nội năng giảm bớt đi trong một quá trình.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Vận dụng định nghĩa về sự biến thiên nội năng

Lời giải chi tiết:

A - sai vì: Biến thiên nội năng là quá trình thay đổi nội năng của vật.

B - đúng

C, D - sai vì: Độ biến thiên nội năng \(\Delta U\): là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt đi trong một quá trình.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Trường hợp làm biến đổi nội năng không do thực hiện công là?

  • A

    Đun nóng nước bằng bếp.

  • B

    Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.

  • C

    Nén khí trong xilanh.

  • D

    Cọ xát hai vật vào nhau.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Vận dụng các cách thực hiện công

Lời giải chi tiết:

Đung nóng nước bằng bếp là thay đổi nội năng bằng cách truyền nhiệt chứ không phải thực hiện công

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Cách nào sau đây không làm thay đổi nội năng của vật?

  • A

    Cọ xát vật lên mặt bàn.

  • B

    Đốt nóng vật.

  • C

    Làm lạnh vật.

  • D

    Đưa vật lên cao.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Vận dụng các cách làm thay đổi nội năng

Lời giải chi tiết:

Ta có 2 cách để làm thay đổi nội năng là thực hiện công hoặc truyền nhiệt

Từ đó, ta suy ra việc đưa vật lên cao không làm thay đổi nội năng của vật

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Trường hợp nội năng của vật bị biến đổi không phải do truyền nhiệt là

  • A

    chậu nước để ngoài nắng một lúc thì nóng lên.

  • B

    gió mùa đông bắc tràn về làm cho không khí lạnh đi.

  • C

    khi trời lạnh, ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên.

  • D

    cho cơm nóng vào bát thì bưng bát cũng thấy nóng.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Vận dụng lý thuyết về các cách làm thay đổi nội năng

Lời giải chi tiết:

A, B, D - nội năng bị biến đổi do truyền nhiệt

C - ta xoa hai bàn tay vào nhau cho ấm lên thì nội năng bị biến đổi do thực hiện công

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nội năng của một vật phụ thuộc vào:

  • A

    Nhiệt độ và áp suất của vật

  • B

    Nhiệt độ và khối lượng của vật

  • C

    Thể tích và áp suất của vật

  • D

    Thể tích và nhiệt độ của vật

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng chú ý về nội năng

Lời giải chi tiết:

Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật: \(U = f(T,V)\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Để xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng, người ta đổ chất lỏng đó vào \(20g\) nước ở \({100^0}C\). Khi có sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp nước là \({37,5^0}C\), \({m_{hh}} = 140g\). Biết nhiệt độ ban đầu của nó là \({20^0}C\) ,  \({C_{{H_2}O}} = {\rm{ }}4200{\rm{ }}J/kg.K\).

  • A

    2500 J/kg.K

  • B

    2600 J/kg.K

  • C

    2700 J/kg.K

  • D

    2800 J/kg.K

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng tỏa ra:  

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Để xác định nhiệt dung riêng của 1 kim loại, người ta bỏ vào nhiệt lượng kế chứa \(500g\) nước ở nhiệt độ \({15^0}C\) một miếng kim loại có \(m = 400g\) được đun nóng tới \({100^0}C\). Nhiệt độ khi có sự cân bằng nhiệt là \({20^0}C\). Tính nhiệt dung riêng của kim loại. Bỏ qua nhiệt lượng làm nóng nhiệt lượng kế và không khí. Lấy  \({C_{{H_2}O}} = {\rm{ }}4190{\rm{ }}J/kg.K\).

  • A

    327.34 J/kg.K

  • B

    327.3 J/kg.K

  • C

    327 J/kg.K

  • D

    327,37 J/kg.K

Đáp án: A

Phương pháp giải:

+ Vận dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

Nhiệt lượng tỏa ra: \({Q_{Kl}} = {m_{Kl}}.{C_{Kl}}\left( {{t_2}-t} \right) = 0,4.{C_{Kl}}.\left( {100-20} \right) = 32.{C_{Kl}}\)

Nhiệt lượng thu vào: \({Q_{thu}} = {Q_{{H_2}O}} = {m_{{H_2}O}}.{C_{{H_2}O}}\left( {t-{t_1}} \right) = 10475{\rm{ }}J\)

Ta có:

\(\begin{array}{l}{Q_{toa}} = {Q_{thu}}\\ \Leftrightarrow 32{C_{Kl}} = 10475\\ \Rightarrow {C_{Kl}} = 327,34J/Kg.K\end{array}\)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng \(50{\rm{ }}g\). Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa \(900{\rm{ }}g\) nước ở nhiệt độ \({17^0}C\). Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến \({23^0}C\), biết nhiệt dung riêng của sắt là \(478{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\), của nước là \(4180{\rm{ }}J/\left( {kg.K} \right)\). Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của nhiệt lượng kế. Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng:

  • A

    796oC

  • B

    990oC.

  • C

    967oC

  • D

     813oC

Đáp án: C

Phương pháp giải:

+ Vận dụng công thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\)

+ Sử dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\)

Lời giải chi tiết:

Gọi \(t_1\) - nhiệt độ của lò nung (cũng chính là nhiệt độ ban đầu của miếng sắt khi rút từ lò nung ra), \(t_2\) - nhiệt độ ban đầu của nước, \(t\) - nhiệt độ khi cân bằng

Ta có:

+ Nhiệt lượng do sắt tỏa ra: \({Q_1} = {\text{ }}{m_1}{c_1}\left( {{t_1}-{\text{ }}t} \right)\)

+ Nhiệt lượng do nước thu vào: \({Q_2} = {\text{ }}{m_2}{c_2}\left( {t{\text{ }}-{\text{ }}{t_2}} \right)\)

Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:

\(\begin{gathered}\begin{array}{*{20}{l}}
{{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}{c_1}\left( {{t_1}-{\text{ }}t} \right){\text{ }} = {\text{ }}{m_2}{c_2}\left( {t{\text{ }}-{\text{ }}{t_2}} \right)} \\ { \leftrightarrow 0,05.478\left( {{t_1}-{\text{ }}23} \right) = 0,9.4180\left( {23{\text{ }}-{\text{}}17} \right)}
\end{array} \hfill \\
\to {t_1} \approx {\text{ }}{967^0C} \hfill \\
\end{gathered} \)

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Một viên đạn bằng chì khối lượng m, bay với vận tốc \(v = 195{\rm{ }}m/s\), va chạm mềm vào một quả cầu bằng chì cùng khối lượng m đang đứng yên. Nhiệt dung riêng của chì là \(c = 130{\rm{ }}J/kg.K\). Nhiệt độ ban đầu của viên đạn và quả cầu bằng nhau. Coi nhiệt lượng truyền ra môi trường là không đáng kể. Độ tăng nhiệt độ của viên đạn và quả cầu là:

  • A

     \({146^0}C\)

  • B

    \({73^0}C\) .

  • C

    \({37^0}C\).     

  • D

    \({14,6^0}C\) .

Đáp án: B

Phương pháp giải:

+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: \(P = P'\)

+ Tính độ giảm động năng

Lời giải chi tiết:

Theo định luật bảo toàn động lượng: mv = (m + m)v’ ⇒ v’ = v/2

Độ hao hụt cơ năng:

Đáp án - Lời giải
 
 
Chia sẻ