Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán Trường THPT Hoàng Hoa Thám

08/07/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 248134

Cho hai hàm số \(y = {\log _a}x,y = {\log _b}x\) (với \(a,b\) là hai số thực dương khác \(1\)) có đồ thị lần lượt là \(\left( {{C_1}} \right),\left( {{C_2}} \right)\) như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. \(0 < b < 1 < a\) 
  • B. \(0 < a < b < 1\) 
  • C. \(0 < b < a < 1\) 
  • D. \(0 < a < 1 < b\) 
Câu 2
Mã câu hỏi: 248135

Hình nón có diện tích xung quanh bằng \(24\pi \) và bán kính đường tròn đáy bằng \(3\). Đường sinh của hình nón có độ dài bằng: 

  • A. \(4\)   
  • B. \(8\) 
  • C. \(3\) 
  • D. \(\sqrt {89} \)   
Câu 3
Mã câu hỏi: 248136

Tính thể tích \(V\) của phần vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng \(x = 1\) và \(x = 4\), biết rằng khi cắt vật thể bởi mặt phẳng tùy ý vuông góc với trụ \(Ox\) tại điểm có hoành độ \(x\) \(\left( {1 \le x \le 4} \right)\) thì được thiết diện là một hình lục giác đều có độ dài cạnh là \(2x\). 

  • A. \(V = 126\sqrt 3 \pi \) 
  • B. \(V = 126\sqrt 3 \)   
  • C. \(V = 63\sqrt 3 \pi \) 
  • D. \(V = 63\sqrt 3 \) 
Câu 4
Mã câu hỏi: 248137

Thể tích khối lăng trụ có diện tích đáy là \(B\) và chiều cao \(h\) được tính bởi công thức 

  • A. \(V = 2\pi Bh\)   
  • B. \(V = Bh\) 
  • C. \(V = \pi Bh\) 
  • D. \(V = \dfrac{1}{3}Bh\)   
Câu 5
Mã câu hỏi: 248138

Cho \(F\left( x \right)\) là một nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{{x - 1}}\) thỏa mãn \(F\left( 5 \right) = 2\) và \(F\left( 0 \right) = 1\). Tính \(F\left( 2 \right) - F\left( { - 1} \right).\) 

  • A. \(1 + \ln 2\) 
  • B. \(0\) 
  • C. \(1 - 3\ln 2\)   
  • D. \(2 + \ln 2\)   
Câu 6
Mã câu hỏi: 248139

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\). Đồ thị hàm số \(y = f'\left( x \right)\) như hình vẽ. Đặt \(g\left( x \right) = 3f\left( x \right) - {x^3} + 3x - m\), với \(m\) là tham số thực. Điều kiện cần và đủ để bất phương trình \(g\left( x \right) \ge 0\) nghiệm đúng với \(\forall x \in \left[ { - \sqrt 3 ;\sqrt 3 } \right]\) là

  • A. \(m \le 3f\left( {\sqrt 3 } \right)\) 
  • B. \(m \le 3f\left( 0 \right)\) 
  • C. \(m \ge 3f\left( 1 \right)\) 
  • D. \(m \ge 3f\left( { - \sqrt 3 } \right)\) 
Câu 7
Mã câu hỏi: 248140

Xét hai số thực \(a,b\) dương khác \(1\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(\ln \left( {ab} \right) = \ln a.\ln b\) 
  • B. \(\ln \left( {a + b} \right) = \ln a + \ln b\) 
  • C. \(\ln \dfrac{a}{b} = \dfrac{{\ln a}}{{\ln b}}\) 
  • D. \(\ln {a^b} = b\ln a\) 
Câu 8
Mã câu hỏi: 248141

Trong không gian \(Oxyz\), cho điểm \(A\left( { - 4;0;1} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right)\): \(x - 2y - z + 4 = 0\). Mặt phẳng \(\left( Q \right)\) đi qua điểm \(A\) và song song với mặt phẳng \(\left( P \right)\) có phương trình là

  • A. \(\left( Q \right):x - 2y - z - 5 = 0\) 
  • B. \(\left( Q \right):x - 2y + z - 5 = 0\) 
  • C. \(\left( Q \right):x - 2y + z + 5 = 0\) 
  • D. \(\left( Q \right):x - 2y - z + 5 = 0\)  
Câu 9
Mã câu hỏi: 248142

Trong không gian \(Oxyz,\) cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y - 2z - 6 = 0\) và \(\left( Q \right):x + 2y - 2z + 3 = 0\). Khoảng cách giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right)\) và \(\left( Q \right)\) bằng 

  • A. \(3\) 
  • B. \(6\) 
  • C. \(1\) 
  • D. \(9\) 
Câu 10
Mã câu hỏi: 248143

Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số \(m\) để đồ thị của hàm số \(y = {x^3} + \left( {m + 2} \right){x^2} + \left( {{m^2} - m - 3} \right)x - {m^2}\) cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt? 

  • A. \(3\) 
  • B. \(2\) 
  • C. \(4\) 
  • D. \(1\) 
Câu 11
Mã câu hỏi: 248144

Cho đồ thị \(y = f\left( x \right)\) như hình vẽ sau đây. Biết rằng \(\int\limits_{ - 2}^1 {f\left( x \right)dx}  = a\) và \(\int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx = b} \). Tính diện tích \(S\) của phần hình phẳng được tô đậm.

  • A. \(S = b - a\) 
  • B. \(S =  - a - b\) 
  • C. \(S = a - b\) 
  • D. \(S = a + b\) 
Câu 12
Mã câu hỏi: 248145

Đường cong trong hình vẽ sau đây là đồ thị của hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^3} + 3x + 1\) 
  • B. \(y = {x^4} - 2{x^2} + 1\) 
  • C. \(y = {x^3} - 3x + 1\) 
  • D. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 1\) 
Câu 13
Mã câu hỏi: 248146

Biết \(\int\limits_1^2 {\dfrac{{{x^3}dx}}{{\sqrt {{x^2} + 1}  - 1}} = a\sqrt 5  + b\sqrt 2  + c} \)  với \(a,b,c\) là các số hữu tỉ. Tính \(P = a + b + c.\) 

  • A. \(P =  - \dfrac{5}{2}\) 
  • B. \(P = \dfrac{7}{2}\) 
  • C. \(P = \dfrac{5}{2}\)  
  • D. \(P = 2\) 
Câu 14
Mã câu hỏi: 248147

Tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = 2{x^3} - 3{x^2} - 12x + 10\) trên đoạn \(\left[ { - 3;3} \right]\) là: 

  • A. \( - 18\) 
  • B. \( - 1\) 
  • C. \(7\) 
  • D. \(18\) 
Câu 15
Mã câu hỏi: 248148

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) có đạo hàm liên tục trên \(\mathbb{R}\) và có bảng biến thiên như hình bên dưới. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng nào dưới đây?

  • A. \(\left( {1; + \infty } \right)\)   
  • B. \(\left( { - 1;0} \right)\) 
  • C. \(\left( { - \infty ;1} \right)\) 
  • D. \(\left( {0;1} \right)\)  
Câu 16
Mã câu hỏi: 248149

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{\sqrt {x + 7}  - 3}}{{{x^2} - 2x}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng? 

  • A. \(2\) 
  • B. \(3\) 
  • C. \(1\) 
  • D. \(0\) 
Câu 17
Mã câu hỏi: 248150

Trong không gian \(Oxyz,\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y + z + 4 = 0.\) Khi đó mặt phẳng \(\left( P \right)\) có một véc tơ pháp tuyến là 

  • A. \(\overrightarrow {{n_1}}  = \left( {2; - 1;1} \right)\) 
  • B. \(\overrightarrow {{n_2}}  = \left( {2;1;1} \right)\) 
  • C. \(\overrightarrow {{n_4}}  = \left( { - 2;1;1} \right)\) 
  • D. \(\overrightarrow {{n_3}}  = \left( {2;1;4} \right)\) 
Câu 18
Mã câu hỏi: 248151

Cho \(a\) là số thực dương bất kì khác \(1\). Tính \(S = {\log _a}\left( {{a^3}\sqrt[4]{a}} \right)\). 

  • A. \(S = \dfrac{3}{4}\) 
  • B. \(S = 7\) 
  • C. \(S = \dfrac{{13}}{4}\) 
  • D. \(S = 12\) 
Câu 19
Mã câu hỏi: 248152

Cho một hình trụ có chiều cao bằng \(2\) và bán kính đáy bằng \(3\). Thể tích khối trụ đã cho bằng 

  • A. \(6\pi \)   
  • B. \(15\pi \) 
  • C. \(9\pi \) 
  • D. \(18\pi \) 
Câu 20
Mã câu hỏi: 248153

Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{x + 1}}{{4x - 1}}\) có đường tiệm cận ngang là đường thẳng nào sau đây? 

  • A. \(y = \dfrac{1}{4}\) 
  • B. \(x = \dfrac{1}{4}\) 
  • C. \(x =  - 1\) 
  • D. \(y =  - 1\) 
Câu 21
Mã câu hỏi: 248154

Tập hợp tất cả các giá trị của tham số thực \(m\) để hàm số \(y = \ln \left( {{x^2} + 1} \right) - mx + 1\) đồng biến trên \(\mathbb{R}.\) 

  • A. \(\left[ { - 1;1} \right]\)   
  • B. \(\left( { - 1;1} \right)\) 
  • C. \(\left( { - \infty ; - 1} \right]\) 
  • D. \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) 
Câu 22
Mã câu hỏi: 248155

Trong không gian \(Oxyz\), phương trình của mặt phẳng \(\left( P \right)\) đi qua điểm \(B\left( {2;1; - 3} \right)\), đồng thời vuông góc với hai mặt phẳng \(\left( Q \right):x + y + 3z = 0,\left( R \right):2x - y + z = 0\) là: 

  • A. \(2x + y - 3z - 14 = 0\) 
  • B. \(4x + 5y - 3z + 22 = 0\) 
  • C. \(4x + 5y - 3z - 22 = 0\) 
  • D. \(4x - 5y - 3z - 12 = 0\) 
Câu 23
Mã câu hỏi: 248156

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz,\) cho mặt phẳng \(\left( P \right):x - 2y + 2z - 2 = 0\) và điểm \(I\left( { - 1;2; - 1} \right)\). Viết phương trình mặt cầu \(\left( S \right)\) có tâm \(I\) và cắt mặt phẳng \(\left( P \right)\) theo giao tuyến là đường tròn có bán kính bằng \(5.\)

  • A. \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 2} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 34\) 
  • B. \(\left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 16\) 
  • C. \(\left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 25\) 
  • D. \(\left( S \right):{\left( {x + 1} \right)^2} + {\left( {y - 2} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 34\) 
Câu 24
Mã câu hỏi: 248157

Trong không gian với hệ tọa độ \(Oxyz\), cho \(\overrightarrow a  = \overrightarrow i  + 3\overrightarrow j  - 2\overrightarrow k \). Tọa độ của véc tơ \(\overrightarrow a \) là

  • A. \(\left( {2; - 3; - 1} \right)\) 
  • B. \(\left( { - 3;2; - 1} \right)\) 
  • C. \(\left( {2; - 1; - 3} \right)\) 
  • D. \(\left( {1;3; - 2} \right)\) 
Câu 25
Mã câu hỏi: 248158

Tìm giá trị cực tiểu \({y_{CT}}\) của hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2}\) 

  • A. \({y_{CT}} =  - 4\) 
  • B. \({y_{CT}} =  - 2\) 
  • C. \({y_{CT}} = 0\) 
  • D. \({y_{CT}} = 2\) 
Câu 26
Mã câu hỏi: 248159

Cho \(\int\limits_0^3 {f\left( x \right)dx}  = 2\). Tính giá trị của tích phân \(L = \int\limits_0^3 {\left[ {2f\left( x \right) - {x^2}} \right]dx} \). 

  • A. \(L = 0\) 
  • B. \(L =  - 5\) 
  • C. \(L =  - 23\) 
  • D. \(L =  - 7\) 
Câu 27
Mã câu hỏi: 248160

Cho cấp số cộng có \({u_1} =  - 3;{u_{10}} = 24.\) Tìm công sai \(d?\) 

  • A. \(d = \dfrac{7}{3}\)   
  • B. \(d =  - 3\) 
  • C. \(d =  - \dfrac{7}{3}\) 
  • D. \(d = 3\) 
Câu 28
Mã câu hỏi: 248161

Cho phương trình \({2^{2x}} - {5.2^x} + 6 = 0\) có hai nghiệm \({x_1},{x_2}\). Tính \(P = {x_1}.{x_2}\). 

  • A. \(P = {\log _2}6\) 
  • B. \(P = 2{\log _2}3\) 
  • C. \(P = {\log _2}3\) 
  • D. \(P = 6\) 
Câu 29
Mã câu hỏi: 248162

Cho hình chóp \(S.ABCD\) đều có \(AB = 2\) và \(SA = 3\sqrt 2 .\) Bán kính của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đã cho bằng 

  • A. \(\dfrac{7}{4}\) 
  • B. \(\dfrac{{\sqrt {33} }}{4}\) 
  • C. \(\dfrac{9}{4}\) 
  • D. \(2\) 
Câu 30
Mã câu hỏi: 248163

Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình vuông cạnh \(a\), cạnh bên \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = a\sqrt 6 \). Tính thể tích \(V\) của khối chóp \(S.ABCD\). 

  • A. \(V = {a^3}\sqrt 6 \) 
  • B. \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{4}\) 
  • C. \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{6}\) 
  • D. \(V = \dfrac{{{a^3}\sqrt 6 }}{3}\) 
Câu 31
Mã câu hỏi: 248164

Cho hình chóp \(S.ABC\) có \(SA \bot \left( {ABC} \right),\) tam giác \(ABC\) vuông ở \(B.\) \(AH\) là đường cao của \(\Delta SAB.\) Tìm khẳng định sai. 

  • A. \(SA \bot BC\)    
  • B. \(AH \bot AC\) 
  • C. \(AH \bot SC\)   
  • D. \(AH \bot BC\)   
Câu 32
Mã câu hỏi: 248165

Từ các chữ số \(1;5;6;7\) có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên có \(4\) chữ số đôi một khác nhau? 

  • A. \(12\) 
  • B. \(24\) 
  • C. \(64\) 
  • D. \(256\) 
Câu 33
Mã câu hỏi: 248166

Biết bất phương trình \({\log _5}\left( {{5^x} - 1} \right).{\log _{25}}\left( {{5^{x + 1}} - 5} \right) \le 1\) có tập nghiệm là đoạn \(\left[ {a;b} \right]\). Giá trị của \(a + b\) bằng

  • A. \(2 + {\log _5}156\) 
  • B. \( - 1 + {\log _5}156\)  
  • C. \( - 2 + {\log _5}156\) 
  • D. \( - 2 + {\log _5}26\) 
Câu 34
Mã câu hỏi: 248167

Một người lần đầu gửi vào ngân hàng 100 triệu đồng với kì hạn theo quý (3 tháng), lãi suất \(2\% \)  một quý. Biết rằng nếu không rút tiền ra khỏi ngân hàng thì cứ sau mỗi quý số tiền lãi sẽ được nhập vào gốc để tính lãi cho quý tiếp theo. Sau đúng 6 tháng, người đó gửi thêm \(100\) triệu đồng với kỳ hạn và lãi suất như trước đó. Tổng số tiền người đó nhận được \(1\) năm sau khi gửi tiền (cả vốn lẫn lãi) gần nhất với kết quả nào sau đây?

  • A. \(212\) triệu đồng 
  • B. \(216\) triệu đồng 
  • C. \(210\) triệu đồng 
  • D. \(220\) triệu đồng 
Câu 35
Mã câu hỏi: 248168

Tiếp tuyến với đồ thị hàm số \(y = {x^3} + 3{x^2} - 2\) tại điểm có hoành độ bằng \( - 3\) có phương trình là 

  • A. \(y = 30x + 25\) 
  • B. \(y = 9x - 25\)  
  • C. \(y = 9x + 25\) 
  • D. \(y = 30x - 25\) 
Câu 36
Mã câu hỏi: 248169

Cho \(\int\limits_1^2 {f\left( x \right)dx = 1} \) và \(\int\limits_2^3 {f\left( x \right)dx =  - 2.} \) Giá trị của \(\int\limits_1^3 {f\left( x \right)dx} \) bằng 

  • A. \( - 3\) 
  • B. \( - 1\) 
  • C. \(3\) 
  • D. \(1\) 
Câu 37
Mã câu hỏi: 248170

Cho hình chóp \(S.ABC\) có đáy \(ABC\) là tam giác vuông tại \(B\), \(BC = 2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng đáy và \(SA = 2a\sqrt 3 \). Gọi \(M\) là trung điểm của \(AC\). Khoảng cách giữa hai đường thẳng \(AB\) và \(SM\) bằng

  • A. \(\dfrac{{2a\sqrt {39} }}{{13}}\)  
  • B. \(\dfrac{{2a\sqrt 3 }}{{13}}\)  
  • C. \(\dfrac{{a\sqrt {39} }}{{13}}\) 
  • D. \(\dfrac{{2a}}{{\sqrt {13} }}\) 
Câu 38
Mã câu hỏi: 248171

Trong không gian \(Oxyz,\) cho mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 3} \right)^2} + {\left( {y - 1} \right)^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 4\) và hai điểm \(A\left( { - 1;2; - 3} \right);B\left( {5;2;3} \right)\). Gọi \(M\) là điểm thay đổi trên mặt cầu \(\left( S \right)\). Tính giá trị lớn nhất của biểu thức \(2M{A^2} + M{B^2}.\)

  • A. \(5\) 
  • B. \(123\) 
  • C. \(65\)   
  • D. \(112\) 
Câu 39
Mã câu hỏi: 248172

Trong một cuộc thi pha chế, mỗi đội chơi được sử dụng tối đa \(24g\) hương liệu, \(9\) lít nước và \(210g\) đường để pha chế nước cam và nước táo. Để pha chế \(1\) lít nước cam cần \(30g\) đường, \(1\) lít nước và \(1g\) hương liệu; còn để pha chế \(1\) lít nước táo, cần \(10g\) đường, \(1\) lít nước và \(4g\) hương liệu. Mỗi lít nước cam nhận được \(60\) điểm và mỗi lít nước táo nhận được \(80\) điểm. Gọi \(x,y\) lần lượt là số lít nước cam và nước táo mà mỗi đội cần pha chế sao cho tổng điểm đạt được là lớn nhất. Tính \(T = 2{x^2} + {y^2}\).

  • A. \(T = 43\) 
  • B. \(T = 66\) 
  • C. \(T = 57\) 
  • D. \(T = 88\) 
Câu 40
Mã câu hỏi: 248173

Sân trường có một bồn hoa hình tròn tâm \(O.\) Một nhóm học sinh lớp 12 được giao thiết kế bồn hoa, nhóm này định chia bồn hoa thành bốn phần bởi hai đường parabol có cùng đỉnh \(O\) và đối xứng nhau qua \(O\) (như hình vẽ). Hai đường parabol cắt đường tròn tại bốn điểm \(A,B,C,D\) tạo thành một hình vuông có cạnh bằng \(4m.\) Phần diện tích \({S_1},{S_2}\) dùng để trồng hoa, phần diện tích \({S_3},{S_4}\) dùng để trồng cỏ. Biết kinh phí trồng hoa là \(150.000\) đồng/\(1{m^2},\) kinh phí để trồng cỏ là \(100.000\) đồng/\(1{m^2}.\) Hỏi nhà trường cần bao nhiêu tiền để trồng bồn hoa đó? (Số tiền làm tròn đến hàng chục nghìn)

  • A. \(3.000.000\) đồng 
  • B. \(3.270.000\) đồng 
  • C. \(5.790.000\) đồng 
  • D. \(6.060.000\) đồng 
Câu 41
Mã câu hỏi: 248174

Giả sử hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục, nhận giá trị dương trên \(\left( {0; + \infty } \right)\) và thỏa mãn \(f\left( 1 \right) = 1\), \(f\left( x \right) = f'\left( x \right)\sqrt {3x + 1} \), với mọi \(x > 0\). Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(1 < f\left( 5 \right) < 2\) 
  • B. \(4 < f\left( 5 \right) < 5\) 
  • C. \(2 < f\left( 5 \right) < 3\) 
  • D. \(3 < f\left( 5 \right) < 4\) 
Câu 42
Mã câu hỏi: 248175

Cho hình \(H\) là đa giác đều có \(24\) đỉnh. Chọn ngẫu nhiên \(4\) đỉnh của \(H.\) Tính xác suất sao cho \(4\) đỉnh được chọn tạo thành một hình chữ nhật nhưng không phải hình vuông. 

  • A. \(\dfrac{1}{{161}}\) 
  • B. \(\dfrac{{45}}{{1771}}\) 
  • C. \(\dfrac{2}{{77}}\) 
  • D. \(\dfrac{{10}}{{1771}}\) 
Câu 43
Mã câu hỏi: 248176

Cho lăng trụ đều \(ABC.EFH\) có tất cả các cạnh bằng \(a\). Gọi \(S\) là điểm đối xứng của \(A\) qua \(BH\). Thể tích khối đa diện \(ABCSFH\) bằng 

  • A. \(\dfrac{{{a^3}}}{6}\) 
  • B. \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{6}\) 
  • C. \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\) 
  • D. \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{3}\) 
Câu 44
Mã câu hỏi: 248177

Ông \(A\) dự định sử dụng hết \(5{m^2}\) kính để làm bể cá bằng kính có dạng hình hộp chữ nhật không nắp, chiều dài gấp đôi chiều rộng (các mối ghép có kích thước không đáng kể). Bể cá có thể tích lớn nhất bằng bao nhiêu (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)?

  • A. \(0,96{m^3}\) 
  • B. \(1,51{m^3}\) 
  • C. \(1,33{m^3}\) 
  • D. \(1,01{m^3}\) 
Câu 45
Mã câu hỏi: 248178

Gọi \(S\) là tập hợp các giá trị thực của tham số \(m\) sao cho phương trình \({x^9} + 3{x^3} - 9x = m + 3\sqrt[3]{{9x + m}}\) có đúng hai nghiệm thực. Tính tổng các phần tử của \(S\). 

  • A. \( - 12\) 
  • B. \(1\) 
  • C. \( - 8\) 
  • D. \(0\) 
Câu 46
Mã câu hỏi: 248179

Cho \(x;y\) là các số thực thỏa mãn \({\log _4}\left( {x + y} \right) + {\log _4}\left( {x - y} \right) \ge 1.\) Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = 2x - y.\) 

  • A. \({P_{\min }} = 4\) 
  • B. \({P_{\min }} =  - 4\) 
  • C. \({P_{\min }} = 2\sqrt 3 \) 
  • D. \({P_{\min }} = \dfrac{{10\sqrt 3 }}{3}\) 
Câu 47
Mã câu hỏi: 248180

Cho \(k,\,\,n\)\(\,(k < n)\) là các số nguyên dương. Mệnh đề nào sau đây SAI?

  • A. \(C_n^k = C_n^{n - k}\). 
  • B. \(C_n^k = \dfrac{{n!}}{{k!.(n - k)!}}\). 
  • C. \(A_n^k = k!.C_n^k\). 
  • D. \(A_n^k = n!.C_n^k\). 
Câu 48
Mã câu hỏi: 248181

Cho hình lăng trụ \(ABC.\,A'B'C'\) có thể tích bằng \(V\). Gọi \(M\) là trung điểm cạnh \(BB'\), điểm \(N\) thuộc cạnh \(CC'\) sao cho \(CN = 2C'N\). Tính thể tích khối chóp \(A.\,BCNM\) theo \(V\).

  • A. \({V_{BCNM}} = \dfrac{{7V}}{{12}}\). 
  • B. \({V_{BCNM}} = \dfrac{{7V}}{{18}}\). 
  • C. \({V_{BCNM}} = \dfrac{V}{3}\). 
  • D.  \({V_{BCNM}} = \dfrac{{5V}}{{18}}\). 
Câu 49
Mã câu hỏi: 248182

Cho hàm số \(y = {x^3} - 3x + 1\). Mệnh đề nào sau đây đúng? 

  • A. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1;\,3} \right)\). 
  • B. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - 1;\,1} \right)\). 
  • C. Hàm số đã cho đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;\, - 1} \right)\) và khoảng \(\left( {1;\, + \infty } \right)\). 
  • D. Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 2;\,1} \right)\). 
Câu 50
Mã câu hỏi: 248183

Cho tứ diện \(ABCD\), gọi \({G_1},\,{G_2}\) lần lượt là trọng tâm các tam giác \(BCD\) và \(ACD\). Mệnh đề nào sau đây SAI? 

  • A. \({G_1}{G_2}//\left( {ABD} \right)\). 
  • B. \({G_1}{G_2}//\left( {ABC} \right)\). 
  • C. \({G_1}{G_2} = \dfrac{2}{3}AB\). 
  • D. Ba đường thẳng \(B{G_1},\,A{G_2}\)và \(CD\) đồng quy. 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ