Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán Trường THPT Ngô Gia Tự

08/07/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (50 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 248084

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2} + 3\) là: 

  • A. \(\dfrac{{{x^3}}}{3} + 3x + C\).       
  • B. \({x^3} + 3x + C\).   
  • C. \(\dfrac{{{x^3}}}{2} + 3x + C\).    
  • D. \({x^2} + 3 + C\). 
Câu 2
Mã câu hỏi: 248085

Tích phân \(\int\limits_0^1 {\dfrac{1}{{2x + 5}}dx} \) bằng 

  • A. \(\dfrac{1}{2}\ln \dfrac{7}{5}\).   
  • B. \(\dfrac{1}{2}\ln \dfrac{5}{7}\).   
  • C. \(\dfrac{{ - 4}}{{35}}\).  
  • D. \(\dfrac{1}{2}\log \dfrac{7}{5}\).  
Câu 3
Mã câu hỏi: 248086

Cho số phức \(z = 2 + 5i\). Điểm biểu diễn số phức z trong mặt phẳng Oxy có tọa độ là: 

  • A. \(\left( {5;2} \right)\).  
  • B. \(\left( {2;5} \right)\).    
  • C. \(\left( { - 2;5} \right)\).  
  • D. \(\left( {2; - 5} \right)\).  
Câu 4
Mã câu hỏi: 248087

Trong không gian Oxyz, phương trình tham số của đường thẳng đi qua điểm \(M\left( {2;0; - 1} \right)\) và có vectơ chỉ phương \(\overrightarrow u  = \left( {2; - 3;1} \right)\) là: 

  • A. \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + 2t\\y =  - 3t\\z =  - 1 + t\end{array} \right.\).    
  • B. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 2t\\y =  - 3\\z = 1 - t\end{array} \right.\).  
  • C. \(\left\{ \begin{array}{l}x =  - 2 + 2t\\y =  - 3t\\z = 1 + t\end{array} \right.\).      
  • D. \(\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 2t\\y =  - 3t\\z =  - 1 + t\end{array} \right.\). 
Câu 5
Mã câu hỏi: 248088

Trong không gian Oxyz, cho \(\overrightarrow a  = \left( {1;2;3} \right),\,\overrightarrow b  = \left( {4;5;6} \right)\). Tọa độ \(\overrightarrow a  + \overrightarrow b \) là: 

  • A. \(\left( {3;3;3} \right)\).    
  • B. \(\left( {2;5;9} \right)\).  
  • C. \(\left( {5;7;9} \right)\).    
  • D. \(\left( {4;10;18} \right)\).  
Câu 6
Mã câu hỏi: 248089

Trong không gian Oxyz, cho mặt phẳng \(\left( P \right):x + y - 2z + 4 = 0\). Một vectơ pháp tuyến của mặt phẳng (P) là: 

  • A. \(\overrightarrow n  = \left( {1;1; - 2} \right)\).    
  • B. \(\overrightarrow n  = \left( {1;0; - 2} \right)\). 
  • C. \(\overrightarrow n  = \left( {1; - 2;4} \right)\).      
  • D. \(\overrightarrow n  = \left( {1; - 1;2} \right)\). 
Câu 7
Mã câu hỏi: 248090

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) có bảng biến thiên như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây đúng?

  • A. Hàm số có giá trị cực tiểu bằng -1 và 1.    
  • B. Hàm số đạt cực tiểu tại \(x = 0\).  
  • C. Hàm số đạt cực đại tại \(x = 0\).   
  • D. Hàm số có đúng hai điểm cực trị. 
Câu 8
Mã câu hỏi: 248091

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) có đồ thị hàm số như hình vẽ. Khẳng định nào sai?

  • A. Hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( { - 1;1} \right)\). 
  • B. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - 1;1} \right)\). 
  • C. Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( {1; + \infty } \right)\).  
  • D. Hàm số đồng biến trên các khoảng \(\left( { - \infty ; - 1} \right)\) và \(\left( {1; + \infty } \right)\). 
Câu 9
Mã câu hỏi: 248092

Phương trình \({\log _2}\left( {x + 1} \right) = 2\) có nghiệm là: 

  • A. \(x =  - 3\).   
  • B. \(x = 1\).   
  • C. \(x = 3\).    
  • D. \(x = 8\). 
Câu 10
Mã câu hỏi: 248093

Đồ thị hàm số nào đi qua điểm \(M\left( {1;2} \right)\): 

  • A. \(y = \dfrac{{ - 2x - 1}}{{x + 2}}\). 
  • B. \(y = 2{x^3} - x + 1\).  
  • C. \(y = \dfrac{{{x^2} - x + 1}}{{x - 2}}\).  
  • D. \(y =  - {x^4} + 2{x^2} - 2\).  
Câu 11
Mã câu hỏi: 248094

Cho một cấp số cộng \(\left( {{u_n}} \right)\) có  \({u_1} = \dfrac{1}{2}\), \({u_2} = \dfrac{7}{2}\). Khi đó công sai d bằng: 

  • A. \(\dfrac{3}{2}\).    
  • B. \(6\).   
  • C. \(5\). 
  • D. \(3\).  
Câu 12
Mã câu hỏi: 248095

Trong các hàm số sau đây, hàm số nào đồng biến trên \(\mathbb{R}\)

  • A. \(y = {\left( {\dfrac{\pi }{3}} \right)^x}\).  
  • B. \(y = {\left( {\dfrac{1}{{\sqrt 3 }}} \right)^x}\).  
  • C. \(y = {\left( {\dfrac{2}{e}} \right)^x}\).   
  • D. \(y = {\left( {\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}} \right)^x}\). 
Câu 13
Mã câu hỏi: 248096

Thể tích của một khối lăng trụ có đường cao bằng 3a, diện tích mặt đáy bằng \(4{a^2}\) là: 

  • A. \(12{a^3}\).  
  • B. \(4{a^3}\).  
  • C. \(4{a^2}\).  
  • D. (12{a^2}\). 
Câu 14
Mã câu hỏi: 248097

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với AB = a, \(BC = a\sqrt 3 \). Cạnh bên SA vuông góc với đáy và đường thẳng SD tạo với mặt phẳng (ABCD) một góc \({30^0}\). Thể tích của khối chóp S.ABCD bằng: 

  • A. \(\dfrac{{\sqrt 3 {a^3}}}{3}\). 
  • B. \(\dfrac{{2{a^3}}}{3}\). 
  • C. \(\sqrt 3 {a^3}\).    
  • D. \(\dfrac{{2\sqrt 6 {a^3}}}{3}\).
Câu 15
Mã câu hỏi: 248098

Đạo hàm của hàm số \(y = {\left( {{x^3} - 2{x^2}} \right)^2}\) bằng: 

  • A. \(6{x^5} - 20{x^4} + 4{x^3}\).    
  • B. \(6{x^5} - 20{x^4} - 16{x^3}\). 
  • C. \(6{x^5} + 16{x^3}\). 
  • D. \(6{x^5} - 20{x^4} + 16{x^3}\).  
Câu 16
Mã câu hỏi: 248099

Gọi M và N là giao điểm của đồ thị hai hàm số \(y = {x^4} - 2{x^2} + 2\) và \(y =  - {x^2} + 4\). Tọa độ trung điểm I của đoạn thẳng MN là: 

  • A. \(\left( {1;0} \right)\).  
  • B. \(\left( {0;2} \right)\).  
  • C. \(\left( {2;0} \right)\). 
  • D. \(\left( {0;1} \right)\). 
Câu 17
Mã câu hỏi: 248100

Diện tích S của hình phẳng (H) giới hạn bởi hai đường cong \(y =  - {x^3} + 12x\) và \(y =  - {x^2}\) là: 

  • A. \(S = \dfrac{{397}}{4}\).  
  • B. \(S = \dfrac{{937}}{{12}}\).   
  • C. \(S = \dfrac{{343}}{{12}}\).  
  • D. \(S = \dfrac{{793}}{4}\). 
Câu 18
Mã câu hỏi: 248101

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( { - 2;1;1} \right),B\left( {0; - 1;1} \right)\). Phương trình mặt cầu đường kính \(AB\) là:

  • A. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 8\).    
  • B. \({\left( {x + 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z - 1} \right)^2} = 2\).   
  • C. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 8\).   
  • D. \({\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = 2\). 
Câu 19
Mã câu hỏi: 248102

Cho hàm số \(y =  - {x^4} + 2{x^2} + 3\) có giá trị cực đại và giá trị cực tiểu lần lượt là \({y_1},{y_2}\). Khi đó: \({y_1} + {y_2}\) bằng 

  • A. 7
  • B. 1
  • C. 3
  • D. -1
Câu 20
Mã câu hỏi: 248103

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật với \(AB = a,\,BC = a\sqrt 3 \), cạnh \(SA = 2a\), \(SA\) vuông góc với mặt phẳng (ABCD). Gọi \(\alpha \) là góc giữa đường thẳng SC và mặt phẳng (ABCD). Giá trị \(\tan \alpha \) bằng: 

  • A. \(\tan \alpha  = 2\).     
  • B. \(\tan \alpha  = \sqrt 2 \).  
  • C. \(\tan \alpha  = 1\).    
  • D. \(\tan \alpha  = \dfrac{1}{2}\).  
Câu 21
Mã câu hỏi: 248104

Cho số phức z thỏa mãn \(\left( {1 + 2i} \right)z = 6 - 3i\). Phần thực của số phức z là: 

  • A. -3. 
  • B. 3.  
  • C. 0.  
  • D. -3i. 
Câu 22
Mã câu hỏi: 248105

Tập nghiệm S của bất phương trình \({\log _{\dfrac{1}{2}}}\left( {{x^2} - 3x + 2} \right) \ge  - 1\) là: 

  • A. \(S = \left[ {0;3} \right]\).    
  • B. \(S = \left[ {0;2} \right) \cup \left( {3;7} \right]\).       
  • C. \(S = \left[ {0;1} \right) \cup \left( {2;3} \right]\).  
  • D. \(S = \left( {1; + \infty } \right)\). 
Câu 23
Mã câu hỏi: 248106

Trong không gian Oxyz, cho hai mặt phẳng \(\left( P \right):2x - y - 2z - 9 = 0\),\(\left( Q \right):x - y - 6 = 0\). Góc giữa hai mặt phẳng \(\left( P \right),\left( Q \right)\) bằng: 

  • A. \({90^0}\).   
  • B. \({30^0}\).  
  • C. \({45^0}\).   
  • D. \({60^0}\).  
Câu 24
Mã câu hỏi: 248107

Gọi \({z_1},{z_2}\) là hai nghiệm phức của phương trình \({z^2} - 2z + 2018 = 0\). Khi đó, giá trị của biểu thức \(A = \left| {{z_1} + {z_2} - {z_1}{z_2}} \right|\) bằng:

  • A. 2017 
  • B. 2019 
  • C. 2018
  • D. 2016 
Câu 25
Mã câu hỏi: 248108

Tọa độ giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị hàm số \(y = \dfrac{{3x - 7}}{{x + 2}}\) là: 

  • A. \(\left( {2; - 3} \right)\).   
  • B. \(\left( { - 2;3} \right)\).    
  • C. \(\left( {3; - 2} \right)\). 
  • D. \(\left( { - 3;2} \right)\). 
Câu 26
Mã câu hỏi: 248109

Giá trị nhỏ nhất của hàm số \(y = \dfrac{{x + 3}}{{2x - 3}}\) trên đoạn \(\left[ {2;5} \right]\) bằng: 

  • A. \(\dfrac{7}{8}\).     
  • B. \(\dfrac{8}{7}\). 
  • C. 5. 
  • D. \(\dfrac{2}{7}\).  
Câu 27
Mã câu hỏi: 248110

Cho \(a = {\log _3}2;\,\,b = {\log _3}5\). Khi đó \(\log 60\) bằng: 

  • A. \(\dfrac{{ - 2a + b - 1}}{{a + b}}\).   
  • B. \(\dfrac{{2a + b + 1}}{{a + b}}\).  
  • C. \(\dfrac{{2a + b - 1}}{{a + b}}\).   
  • D. \(\dfrac{{2a - b - 1}}{{a + b}}\). 
Câu 28
Mã câu hỏi: 248111

Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại A,  \(\widehat {ABC} = {30^0}\). SBC là tam giác đều cạnh a và mặt bên \(SBC\) vuông góc với đáy. Khoảng cách từ điểm C đến mặt phẳng (SAB) là: 

  • A. \(\sqrt 5 a\).   
  • B. \(\dfrac{3}{4}a\).       
  • C.  \(\dfrac{{\sqrt {39} a}}{{13}}\).       
  • D. \(\dfrac{1}{{13}}a\). 
Câu 29
Mã câu hỏi: 248112

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thoi tâm O, \(AC = 2\sqrt 3 a,\,\,BD = 2a\), hai mặt phẳng \(\left( {SAC} \right)\) và \(\left( {SBD} \right)\) cùng vuông góc với mặt phẳng  (ABCD). Biết khoảng cách từ điểm O đến (SAB) bằng \(\dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}\). Thể tích của khối chóp  S.ABCD là:

  • A. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\). 
  • B. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\).
  • C. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{18}}\).   
  • D. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{16}}\). 
Câu 30
Mã câu hỏi: 248113

Biết rằng trên khoảng \(\left( {\dfrac{3}{2}; + \infty } \right)\), hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{20{x^2} - 30x + 7}}{{\sqrt {2x - 3} }}\) có một nguyên hàm \(F\left( x \right) = \left( {a{x^2} + bx + c} \right)\sqrt {2x - 3} ,\,\,\left( {a,b,c \in \mathbb{Z}} \right)\). Tổng \(S = a + b + c\) bằng:

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 31
Mã câu hỏi: 248114

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) và \(f\left( 2 \right) = 16\), \(\int\limits_0^2 {f\left( x \right)dx}  = 4\). Tính tích phân \(I = \int\limits_0^1 {x.f'\left( {2x} \right)dx} \).

  • A. \(I = 13\).      
  • B. \(I = 12\).   
  • C. \(I = 20\).  
  • D. \(I = 7\).  
Câu 32
Mã câu hỏi: 248115

Cho hàm số \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ bên. Mệnh đề nào sau đây đúng?

  • A. \(a < 0,b > 0,c < 0,d < 0\).
  • B. \(a < 0,b < 0,c < 0,d > 0\).      
  • C. \(a > 0,b > 0,c < 0,d < 0\). 
  • D. \(a < 0,b > 0,c > 0,d < 0\). 
Câu 33
Mã câu hỏi: 248116

Số nghiệm của phương trình \({\left( {{{\log }_2}4x} \right)^2} - 3.{\log _{\sqrt 2 }}x - 7 = 0\) là: 

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 34
Mã câu hỏi: 248117

Cho hàm số \(y =  - \dfrac{1}{3}{x^3} + m{x^2} + \left( {3m + 2} \right)x - 5\). Tập hợp tất cả các giá trị của tham số m để hàm số nghịch biến trên \(\left( { - \infty ; + \infty } \right)\) là \(\left[ {a;b} \right]\). Khi đó \(a - 3b\) bằng

  • A. 5
  • B. 1
  • C. 6
  • D. -1
Câu 35
Mã câu hỏi: 248118

Có bao nhiêu số phức z thỏa mãn \(\left| {z - 2i} \right| = \sqrt 2 \) và \({z^2}\) là số thuần ảo? 

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 36
Mã câu hỏi: 248119

Trong không gian Oxyz, cho hai đường thẳng \({d_1}:\dfrac{{x + 1}}{3} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z - 2}}{{ - 1}}\), \({d_2}:\dfrac{{x - 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{y - 1}}{2} = \dfrac{{z + 1}}{{ - 1}}\). Đường thẳng \(\Delta \) đi qua điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\) vuông góc với  \({d_1}\) và cắt đường thẳng \({d_2}\) có phương trình là:  

  • A. \(\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 3}}{1}\).  
  • B. \(\dfrac{{x - 1}}{1} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 3}} = \dfrac{{z - 3}}{{ - 3}}\). 
  • C. \(\dfrac{{x - 1}}{{ - 1}} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 3}} = \dfrac{{z - 3}}{{ - 5}}\). 
  • D. \(\dfrac{{x - 1}}{2} = \dfrac{{y - 2}}{{ - 1}} = \dfrac{{z - 3}}{4}\). 
Câu 37
Mã câu hỏi: 248120

Cho hình phẳng (H) giới hạn bởi đồ thị các hàm số sau \(y = \sqrt x ,y = 1\) và đường thẳng \(x = 4\) (tham khảo hình vẽ). Thể tích khối tròn xoay sinh bởi hình (H) khi quay quanh đường thẳng \(y = 1\) bằng

  • A. \(\dfrac{9}{2}\pi \).      
  • B. \(\dfrac{{119}}{6}\pi \).  
  • C. \(\dfrac{7}{6}\pi \).     
  • D. \(\dfrac{{21}}{2}\pi \). 
Câu 38
Mã câu hỏi: 248121

Cho hàm số bậc ba \(y = a{x^3} + b{x^2} + cx + d\) có đồ thị như hình vẽ bên. Hỏi đồ thị hàm số \(g\left( x \right) = \dfrac{{\left( {{x^2} - 4x + 4} \right)\sqrt {x - 1} }}{{x\left[ {{f^2}\left( x \right) - f\left( x \right)} \right]}}\) có bao nhiêu đường tiệm cận đứng?


  • A. 5
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 6
Câu 39
Mã câu hỏi: 248122

Cho hàm số \(y = f\left( x \right)\), biết hàm số \(f\left( x \right)\) có đạo hàm \(f'\left( x \right)\) và hàm số \(y = f'\left( x \right)\) có đồ thị như hình vẽ. Đặt  \(g\left( x \right) = f\left( {x + 1} \right)\). Kết luận nào sau đây đúng? 

  • A. Hàm số \(g\left( x \right)\) đồng biến trong khoảng \(\left( {3;4} \right)\).     
  • B. Hàm số \(g\left( x \right)\) đồng biến trong khoảng \(\left( {0;1} \right)\).    
  • C. Hàm số \(g\left( x \right)\) nghịch biến trong khoảng \(\left( {4;6} \right)\). 
  • D. Hàm số \(g\left( x \right)\) nghịch biến trong khoảng \(\left( {2; + \infty } \right)\) 
Câu 40
Mã câu hỏi: 248123

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang vuông tại A và B. Biết \(AB = BC = a\), \(AD = 2a,\,\)\(SA = \dfrac{{3a\sqrt 2 }}{2}\), \(SA \bot \left( {ABCD} \right)\). Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của SB, SA. Khoảng cách từ N đến mặt phẳng (MCD) bằng: 

  • A. \(\dfrac{a}{3}\). 
  • B. \(\dfrac{a}{4}\).  
  • C. \(\dfrac{{4a}}{3}\).    
  • D. \(\dfrac{{3a}}{4}\).  
Câu 41
Mã câu hỏi: 248124

Trong không gian Oxyz, cho mặt cầu \(\left( S \right):{\left( {x - 1} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z - 2} \right)^2} = 16\) và điểm \(A\left( {1;2;3} \right)\). Ba mặt phẳng thay đổi đi qua A và đôi một vuông góc với nhau cắt mặt cầu theo ba đường tròn. Gọi S là tổng diện tích của ba hình tròn đó. Khi đó S bằng:

  • A. \(32\pi \).  
  • B. \(36\pi \).  
  • C. \(38\pi \).   
  • D. \(16\pi \).   
Câu 42
Mã câu hỏi: 248125

Cho hàm số \(f\left( x \right) = m{x^3} - 3m{x^2} + \left( {3m - 2} \right)x + 2 - m\) với m là tham số thực. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m \( \in \left[ { - 10;10} \right]\) để hàm số \(g\left( x \right) = \left| {f\left( x \right)} \right|\) có 5 điểm cực trị?

  • A. 9
  • B. 8
  • C. 10
  • D. 11
Câu 43
Mã câu hỏi: 248126

Tìm họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = {x^2}{e^{{x^3} + 1}}\).   

  • A. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x}  = {e^{{x^3} + 1}} + C\). 
  • B. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = 3{e^{{x^3} + 1}} + C} \). 
  • C. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = \dfrac{1}{3}{e^{{x^3} + 1}} + C} \). 
  • D. \(\int {f\left( x \right){\rm{d}}x = \dfrac{{{x^3}}}{3}{e^{{x^3} + 1}} + C} \). 
Câu 44
Mã câu hỏi: 248127

Phương trình \({7^{2{x^2} + 5x + 4}} = 49\) có tổng tất cả các nghiệm bằng 

  • A. \(1\). 
  • B. \(\dfrac{5}{2}\). 
  • C. \( - 1\). 
  • D. \( - \dfrac{5}{2}\). 
Câu 45
Mã câu hỏi: 248128

Đường cong như hình vẽ là đồ thị của hàm số nào?

  • A. \(y =  - {x^3} + 3{x^2} + 5\). 
  • B. \(y = 2{x^3} - 6{x^2} + 5\). 
  • C. \(y = {x^3} - 3{x^2} + 5\). 
  • D. \(y = {x^3} - 3x + 5\). 
Câu 46
Mã câu hỏi: 248129

Cho hình chóp đều \(S.ABCD\) có cạnh \(AB = a\), góc giữa đường thẳng \(SA\) và mặt phẳng \(\left( {ABC} \right)\) bằng \(45^0\). Thể tích khối chóp \(S.\,ABCD\) là

  • A. \(\dfrac{{{a^3}}}{3}\).
  • B. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\). 
  • C. \(\dfrac{{{a^3}}}{6}\). 
  • D. \(\dfrac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\). 
Câu 47
Mã câu hỏi: 248130

Họ nguyên hàm của hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{1}{{5x + 4}}\) là 

  • A. \(\dfrac{1}{{\ln 5}}\ln \left| {5x + 4} \right| + C\). 
  • B. \(\ln \left| {5x + 4} \right| + C\). 
  • C. \(\dfrac{1}{5}\ln \left| {5x + 4} \right| + C\). 
  • D. \(\dfrac{1}{5}\ln \left( {5x + 4} \right) + C\). 
Câu 48
Mã câu hỏi: 248131

Trong không gian Oxyz, cho hai điểm \(A\left( {1; - 1;2} \right),B\left( {3; - 4; - 2} \right)\) và đường thẳng \(d:\left\{ \begin{array}{l}x = 2 + 4t\\y =  - 6t\\z =  - 1 - 8t\end{array} \right.\). Điểm \(I\left( {a;b;c} \right)\) thuộc d là điểm thỏa mãn \(IA + IB\) đạt giá trị nhỏ nhất. Khi đó \(T = a + b + c\) bằng:

  • A. \(\dfrac{{23}}{{58}}\).   
  • B. \( - \dfrac{{43}}{{58}}\).   
  • C. \(\dfrac{{65}}{{29}}\).     
  • D. \( - \dfrac{{21}}{{58}}\). 
Câu 49
Mã câu hỏi: 248132

Cho hai số phức \({z_1}\) và \({z_2}\) thỏa mãn \(\left| {{z_1}} \right| = 3,\,\left| {{z_2}} \right| = 4,\,\left| {{z_1} - {z_2}} \right| = \sqrt {41} \). Xét số phức \(z = \dfrac{{{z_1}}}{{{z_2}}} = a + bi,\,\,\left( {a,b \in \mathbb{R}} \right)\). Khi đó \(\left| b \right|\) bằng:

  • A. \(\dfrac{{\sqrt 3 }}{8}\).  
  • B. \(\dfrac{{3\sqrt 3 }}{8}\).  
  • C. \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{4}\).    
  • D. \(\dfrac{{\sqrt 5 }}{4}\). 
Câu 50
Mã câu hỏi: 248133

Cho hàm số \(f\left( x \right)\) liên tục trên \(\mathbb{R}\) có đạo hàm thỏa mãn \(f'\left( x \right) + 2f\left( x \right) = 1,\,\,\forall x \in \mathbb{R}\) và \(f\left( 0 \right) = 1\). Tích phân \(\int\limits_0^1 {f\left( x \right)dx} \) bằng:

  • A. \(\dfrac{3}{2} - \dfrac{1}{{{e^2}}}\).  
  • B. \(\dfrac{3}{4} - \dfrac{1}{{4{e^2}}}\).  
  • C. \(\dfrac{1}{4} - \dfrac{1}{{4{e^2}}}\).  
  • D. \( - \dfrac{1}{2} - \dfrac{1}{{{e^2}}}\). 

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ