Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Hữu Huân

13/07/2022 - Lượt xem: 17
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 286605

Kim loại nào sau đây có khả năng tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

  • A. Mg.     
  • B. Al.  
  • C. Fe.      
  • D. Ba
Câu 2
Mã câu hỏi: 286606

Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

  • A. đỏ.     
  • B. vàng.       
  • C. trắng.    
  • D. tím.
Câu 3
Mã câu hỏi: 286607

Axit nào sau đây là axit béo?

  • A. Axit axetic.  
  • B. Axit benzoic.    
  • C. Axit stearic.    
  • D. Axit oxalic.
Câu 4
Mã câu hỏi: 286608

Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là

  • A. 18,67%.   
  • B. 15,05%. 
  • C. 11,96%.   
  • D. 15,73%.
Câu 5
Mã câu hỏi: 286609

Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

  • A. W
  • B. Pb
  • C. Cr
  • D. Fe
Câu 6
Mã câu hỏi: 286610

Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là

  • A. metyl acrylat. 
  • B. etyl acrylat.     
  • C. propyl fomat.     
  • D. metyl axetat.
Câu 7
Mã câu hỏi: 286611

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng tan chảy nhanh và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Một số khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này khi nồng độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhóm khí đó là

  • A. CH4 và H2O.    
  • B. N2 và CO.  
  • C. CO2 và CO.      
  • D. CO2 và CH4.
Câu 8
Mã câu hỏi: 286612

Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

  • A. NaCl.       
  • B. HCl.      
  • C. Ca(OH)2.
  • D. NaHSO4.
Câu 9
Mã câu hỏi: 286613

Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 4
  • D. 3
Câu 10
Mã câu hỏi: 286614

Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là

  • A. 6,72 lít.  
  • B. 2,24 lít.   
  • C. 4,48 lít.     
  • D. 67,2 lít.
Câu 11
Mã câu hỏi: 286615

Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?

  • A. HCl.       
  • B. HF.  
  • C. HBr.    
  • D. HI.
Câu 12
Mã câu hỏi: 286616

Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 10,8.      
  • B. 28,7.  
  • C. 39,5.         
  • D. 17,9.
Câu 13
Mã câu hỏi: 286617

Thành phần chính của phân ure là

  • A. NH4H2PO4.   
  • B. (NH2)2CO.  
  • C. NH4HCO3.  
  • D. (NH4)2HPO4.
Câu 14
Mã câu hỏi: 286618

Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm   

  • A. MgO, Fe3O4, Cu.  
  • B. Mg, Al, Fe, Cu.  
  • C. MgO, Fe, Cu.   
  • D. Mg, Fe, Cu.
Câu 15
Mã câu hỏi: 286619

Khí X được điều chế bằng cách cho axit phản ứng với kim loại hoặc muối và được thu vào ống nghiệm theo cách sau:

Khí X được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?

  • A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
  • B. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO+  2H2O.
  • C. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 +  8H2O.
  • D. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 +  H2O.
Câu 16
Mã câu hỏi: 286620

Cho các chất sau: CH3-CH2-CHO (1), CH2=CH-CHO (2), (CH3)2CH-CHO (3), CH2=CH-CH2-OH (4). Những chất phản ứng hoàn toàn với lượng dư H2 (Ni, to) cùng tạo ra một sản phẩm là:

  • A. (2), (3), (4).     
  • B. (1), (2), (4).     
  • C. (1), (2), (3).  
  • D. (1), (3), (4).
Câu 17
Mã câu hỏi: 286621

Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

  • A. Tơ nilon-6,6.      
  • B. Tơ axetat.      
  • C. Tơ tằm.  
  • D. Tơ capron
Câu 18
Mã câu hỏi: 286622

Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây?

  • A. NaOH.         
  • B. NaCl.   
  • C. Br2.         
  • D. Na
Câu 19
Mã câu hỏi: 286623

Cho dãy các chất: FeO, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 6
Câu 20
Mã câu hỏi: 286624

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Tên gọi của X là

  • A. 2-Metylbutan.   
  • B. etan.      
  • C. 2,2-Đimetylpropan. 
  • D. 2-Metylpropan.
Câu 21
Mã câu hỏi: 286625

Hòa tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 7
Câu 22
Mã câu hỏi: 286626

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Al và Mg trong 500ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y, lượng kết tủa tạo thành được biểu diễn theo đồ thị sau:

Khối lượng muối thu được khi cô cạn dung dịch Y là?

  • A. 23,06      
  • B. 30,24      
  • C. 21,48       
  • D. 22,79
Câu 23
Mã câu hỏi: 286627

Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là

  • A. HCHO.       
  • B. CH3CHO.     
  • C. (CHO)2.        
  • D. C2H5CHO.
Câu 24
Mã câu hỏi: 286628

Cho các chất: HCOO-CH3, CH3-COOH, CH3-COOCH=CH2, CH3-CH2-CHO. Số chất trong dãy thuộc loại este là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 25
Mã câu hỏi: 286629

Lần lượt cho một mẫu Ba và các dung dịch K2SO4, NaHCO3, HNO3, NH4Cl. Có bao nhiêu trường hợp xuất hiện kết tủa?

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 26
Mã câu hỏi: 286630

Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Cho 5,4 gam X phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Công thức của hai axit trong X là

  • A. C3H7COOH và C4H9COOH. 
  • B. CH3COOH và C2H5COOH.   
  • C. C2H5COOH và C3H7COOH.  
  • D. HCOOH và CH3COOH.
Câu 27
Mã câu hỏi: 286631

Hỗn hợp X gồm CH3COOC2H5, C2H5COOCH3 và C2H5OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 0,6 mol CO2 và 0,7 mol H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng của C2H5OH trong X là

  • A. 20,72%.  
  • B. 50,00%.  
  • C. 34,33%.    
  • D. 51,11%.
Câu 28
Mã câu hỏi: 286632

Đốt cháy hoàn toàn  m gam hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức trong oxy được 0,09 mol CO2, 0,125 mol H2O và 0,015 mol N2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được a(g) hỗn hợp muối. Giá trị của a là

  • A. 2,845.      
  • B. 1,9625.     
  • C. 2,2975.    
  • D. 3,625.
Câu 29
Mã câu hỏi: 286633

Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào 150 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với 320 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,68 gam kết tủa. Giá trị của m là:

  • A. 2,16 gam.   
  • B. 1,62 gam.
  • C. 2,7 gam.      
  • D. 1,89 gam.
Câu 30
Mã câu hỏi: 286634

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.     

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.          

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm đều tạo ra NaOH là     

  • A. I, II và III. 
  • B. II, V và VI.  
  • C. II, III và VI.      
  • D. I, IV và V.
Câu 31
Mã câu hỏi: 286635

Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là          

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 4
  • D. 5
Câu 32
Mã câu hỏi: 286636

Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:

(1) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.

(2) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.

(3) Dung dịch glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo phức màu xanh lam.

(4) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.

(5) Khi đun nóng glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.

(6) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

Số phát biểu đúng là

  • A. 6
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 3
Câu 33
Mã câu hỏi: 286637

Cho các chất: Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3, Al. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là        

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 7
Câu 34
Mã câu hỏi: 286638

Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau.

- Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2.

- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2.

- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2. (Các khí đo ở đktc).

Giá trị V là:

  • A. 7,84     
  • B. 13,44     
  • C. 10,08     
  • D. 12,32
Câu 35
Mã câu hỏi: 286639

Hấp thụ hết 4,48 lít(đktc) CO2 vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch X. Lấy 100 ml dung dịch X cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4g kết tủa. Giá trị của y là:

  • A. 0,15.    
  • B. 0,05.   
  • C. 0,1.     
  • D. 0,2.
Câu 36
Mã câu hỏi: 286640

Cho các phát biểu sau :

(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.

(2) Ở nhiệt độ thường, C2H4 phản ứng được với nước brom.

(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOCH3 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.

(4) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch NaOH.

(5) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp các ankin thu được nCO2 < nH2O.

(6) Phân biệt etanol và phenol người ta dùng dung dịch brom.

(7) Để khử mùi tanh của cá người ta dùng muối ăn.

(8) Tripeptit có 3 liên kết peptit.

(9) Có thể điều chế trực tiếp CH3COOH từ CH3OH, C2H5OH, CH3CHO hoặc C4H10.

Số phát biểu đúng

  • A. 7
  • B. 6
  • C. 5
  • D. 4
Câu 37
Mã câu hỏi: 286641

Cho hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 và Fe(NO3)2 tan hết trong 400 ml dung dịch KHSO4 0,4M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa 29,52 gam muối trung hòa và 0,448 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch NaOH dư vào Y thì có 8,8 gam NaOH phản ứng. Dung dịch Y hòa tan tối đa m gam bột Cu. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • A. 0,96.    
  • B. 1,92.       
  • C. 2,24.    
  • D. 2,4.
Câu 38
Mã câu hỏi: 286642

X là axit cacboxylic đơn chức; YZ là hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol alylic (Số C đều không quá 8, MY < MZ); EF lần lượt là các este tạo bởi X với Y và X với Z (tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử F gấp 4 lần tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử X). Đốt cháy hoàn toàn 14,08 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, E, F trong oxi dư, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,08 gam nước. Nếu cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thì thu được tối đa 1,792 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được khi cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với dung dịch NaOH dư là:

  • A. 16,76 gam.       
  • B. 18,54 gam. 
  • C. 12,88 gam.  
  • D. 13,12 gam.
Câu 39
Mã câu hỏi: 286643

Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch gồm CuSO4 và NaCl (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3) với cường độ dòng điện 1,34A. Sau thời gian t giờ, thu được dung dịch Y (chứa hai chất tan) có khối lượng giảm 10,375 gam so với dung dịch ban đầu và V lít hỗn hợp khí Z (đktc). Cho bột Al dư vào Y, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước. Giá trị của V là?

  • A. 7,840.     
  • B. 6,272.   
  • C. 5,600.      
  • D. 6,720.
Câu 40
Mã câu hỏi: 286644

X là tripeptit, Y là tetrapeptit và Z là hợp chất có CTPT là C4H9NO4 (đều mạch hở). Cho 0,19 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,56 mol NaOH (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 0,08 mol ancol đơn chức; dung dịch T chứa 3 muối trong đó có muối của Ala và muối của một axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở với tổng khổi lượng là 54,1 gam. Đốt cháy hoàn toàn lượng X có trong E rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa thu được là?

  • A. 32
  • B. 34
  • C. 40
  • D. 45

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ