Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 - Trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội

13/07/2022 - Lượt xem: 24
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 290700

Cho 12,5 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được m gam muối và 4,48 lít khí ở đktc. Giá trị của m là?

  • A. 45,6 gam
  • B. 27,8 gam
  • C. 31,7 gam
  • D. 36,4 gam
Câu 2
Mã câu hỏi: 290701

Cho 2,7 gam AI vào dung dịch KOH dư thu được tối đa V lít khí ở đktc. Giá trị của V là ?

  • A. 5,6 lít 
  • B. 3,36 lít 
  • C. 4,48 lít 
  • D. 2,24 lít
Câu 3
Mã câu hỏi: 290702

Có bao nhiêu đồng phân chứa chức phenol ứng với công thức phân tử C7H8O?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1
Câu 4
Mã câu hỏi: 290703

Amin nào sau đây là amin bậc 2?

  • A. anilin 
  • B. iso-propyl amin 
  • C. n-propyl amin 
  • D. đimetyl amin
Câu 5
Mã câu hỏi: 290704

Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với AgNO3 trong NH3 dư thu được tối đa m gam Ag. Giá trị của m là ?

  • A. 5,4 
  • B. 32,4 
  • C. 21,6 
  • D. 10,8
Câu 6
Mã câu hỏi: 290705

Hợp chất nào sau đây của lưu huỳnh có tính tẩy màu?

  • A. H2
  • B. SO2 
  • C. SO3 
  • D. H2SO4
Câu 7
Mã câu hỏi: 290706

Dung dịch nào sau đây dẫn được điện?

  • A. Dung dịch H2SO4
  • B. Dung dịch etanol 
  • C. Dung dịch glucozo 
  • D. Dung dịch saccarozo
Câu 8
Mã câu hỏi: 290707

Sắp sếp các chất sau: (1) NH3; (2) KOH; (3) CH3NH2; (4) anilin, theo thứ tự tính bazơ tăng dần:

  • A. (4), (3), (2), (1)
  • B. (3), (2), (1), (4) 
  • C. (1), (2), (3), (4) 
  • D. (4), (1), (3), (2)
Câu 9
Mã câu hỏi: 290708

Tính chất nào sau đây không phải của etanal?

  • A. tác dụng với H2 
  • B. tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3
  • C. tác dụng với dung dịch NaCl 
  • D. tác dụng với nước brom
Câu 10
Mã câu hỏi: 290709

Chất nào sau đây là đisaccarit?

  • A. Saccarozo 
  • B. Tinh bột 
  • C. Fructozo 
  • D. Glucozơ
Câu 11
Mã câu hỏi: 290710

Cho 14,7 gam axit glutamic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH tạo thành m gam muối. Giá trị của m là ?

  • A. 16,9 gam 
  • B. 19,1 gam 
  • C. 23,5 gam 
  • D. 18,6 gam
Câu 12
Mã câu hỏi: 290711

Phản ứng nào sau đây không đúng?

  • A. 2Cr3+ + Zn → 2Cr2+ + Zn2+ 
  • B. 2Cr3+ + 3Br2 + 16OH- → 2CrO42- + 6Br- + 8H2O
  • C. 2CrO2- + 3Br2 + 8OH- → 2CrO42- + 6Br- + 4H2O. 
  • D. 2Cr3+ + 3Fe → 2Cr + 3Fe2+
Câu 13
Mã câu hỏi: 290712

Quặng nào sau đây có chứa nguyên tố nhôm ?

  • A. Manhetit 
  • B. Đôlômit 
  • C. Bôxit 
  • D. Xinvinit
Câu 14
Mã câu hỏi: 290713

Kim loại sắt không tan trong dung dịch nào sau đây ?

  • A. H2SO4 đặc, nguội 
  • B. HCl 
  • C. FeCl3 
  • D. H2S04 loãng
Câu 15
Mã câu hỏi: 290714

Metanol là một độc tố gây chết người hàng đầu trong các vụ ngộ độc rượu. Công thức phân tử của metanol là ?

  • A. HCHO 
  • B. C6H5OH 
  • C. CH3OH 
  • D. C6H5CH2OH
Câu 16
Mã câu hỏi: 290715

Khi đốt cháy các hợp chất của natri trên ngọn lửa đèn khí ta sẽ thấy ngọn lửa có màu nào sau đây?

  • A. Tím
  • B. Đỏ 
  • C. Vàng
  • D. Xanh
Câu 17
Mã câu hỏi: 290716

Để thu được 5 gam PVC cần dùng ít nhất m gam vinyl clorua, biết hiệu suất tổng hợp PVC đạt 80%. Giá trị của m là ?

  • A. 5,75 gam 
  • B. 7,35 gam
  • C. 6,25 gam 
  • D. 10,5 gam
Câu 18
Mã câu hỏi: 290717

Khi cho các hợp kim sau đây vào dung dịch NaCl. Trường hợp nào sắt bị phá hủy trước?

  • A. Cr-Fe
  • B. Fe-Cu 
  • C. Al-Fe 
  • D. Zn-Fe
Câu 19
Mã câu hỏi: 290718

Chất nào sau đây không tan trong nước ?

  • A. etyl axetat 
  • B. axit axetic 
  • C. glyxin 
  • D. etanol
Câu 20
Mã câu hỏi: 290719

Polime nào sau đây mà trong phân tử có chứa 3 nguyên tố?

  • A. PVA 
  • B. PP
  • C. PE 
  • D. Cao su Buna
Câu 21
Mã câu hỏi: 290720

Trong số các polime sau: amilozo, tơ nilon-6, xenlulozơ, tơ tằm, tơ visco, cao su Buna-S, polietilen. Có bao nhiêu polime là polime thiên nhiên?

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 6
  • D. 4
Câu 22
Mã câu hỏi: 290721

Axit axetic không tác dụng với chất nào sau đây?

  • A. KCl
  • B. etanol 
  • C. CaCO
  • D. CuO
Câu 23
Mã câu hỏi: 290722

Hợp chất nào sau đây trong phân tử có chứa liên kết ion?

  • A. H2
  • B. NH
  • C. CO
  • D. NaF
Câu 24
Mã câu hỏi: 290723

Nung hoàn toàn m gam Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước thu được 2 lít dung dịch có pH = 1,0. Tính m.

  • A. 15,04 gam 
  • B. 18,8 gam 
  • C. 14,1 gam 
  • D. 9,4 gam
Câu 25
Mã câu hỏi: 290724

Chọn câu sai

  • A. Hỗn hợp Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl.
  • B. Hỗn hợp CuS và FeS có thể tan hết trong dung dịch HCl
  • C. Hỗn hợp AI và BaO có thể tan hết trong nước.
  • D. Hỗn hợp Al2O3 và K2O có thể tan hết trong nước.
Câu 26
Mã câu hỏi: 290725

Có cấc phát biểu sau ?
(a) Tất cả ancol đa chức đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2
(b) Đốt cháy ancol no, đơn chức X luôn sinh ra số mol nước nhiều hơn số mol CO2
(c) Tất cả ancol no, đơn chức, mạch hở đều có khả năng tách nước tạo thành olefin
(d) Oxi hóa ancol đơn chức X cho sản phẩm hữu cơ Y, nếu Y tráng gương thì X là ancol bậc 1
(e) Phenol là những hợp chất hữu cơ có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
(f) Dung dịch phenol (C6H5OH) không làm đổi màu quỳ tím
Có mấy phát biểu đúng ?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6
Câu 27
Mã câu hỏi: 290726

Từ tinh bột điều chế cao su buna theo sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → but-1,3-đien → cao su buna, hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng tinh bột cần dùng là?

  • A. 96,4 kg 
  • B. 129,6 kg 
  • C. 108,8 kg
  • D. 181,2 kg
Câu 28
Mã câu hỏi: 290727

Có các phát biểu sau
(a) Trong công nghiệp N2 được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng
(b) Nhiệt phân NH4NO3 tạo thành NH3 và HNO3
(c) Chất lượng phân kali được đánh giá thông qua % theo khối lượng của kali
(d) Tính oxi hóa mạnh của HNO3 là do ion H+ gây ra
(e) CO, N2O, NO là oxit axit
(f) Trong khí than ướt và khí than khô đều có chứa CO
Có mấy phát biểu sai ?

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5
Câu 29
Mã câu hỏi: 290728

Chọn câu sai

  • A. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và môi trường bazo
  • B. Glyxin, alanin, anilin không làm đổi màu quì tím.
  • C. Metylamin tan trong nước tạo dung dịch có môi trường bazo.
  • D. Peptit Gly-Ala tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu tím.
Câu 30
Mã câu hỏi: 290729

Có các phát biểu sau
(a) Có thể phân biệt eten và etanal bằng dung dịch nước brom
(b) Tất cả andehit khi tráng gương chỉ cho một kết tủa duy nhất (Ag)
(c) Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(d) Những phản ứng của các hợp chất hữu cơ với AgNO3/NH3 đều gọi là phản ứng tráng gương.
(e) Có thể phân biệt HCOOH và CH2=CH-COOH bằng dung dịch nước brom
(f) CH3COOH có t° sôi cao hơn etanol vì có khối lượng mol phân tử lớn hơn
Có mấy phát biểu sai?

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 2
Câu 31
Mã câu hỏi: 290730

Đun nóng m gam este đơn chức X (trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức) cần dùng 0,16 mol NaOH, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ có (1,25m + 2,04) gam hỗn hợp muối. Nếu đốt cháy a mol X cần dùng 0,57 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của a là

  • A. 0,09. 
  • B. 0,03.
  • C. 0,12. 
  • D. 0,06.
Câu 32
Mã câu hỏi: 290731

Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl bằng điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau t giây thu được 0,1 moi khí ở anốt. Sau 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 4,76 lít ở đktc. Biết hiệu suất phản ứng điện phân là 100%. Giá trị a là ?

  • A. 0,1 
  • B. 0,15. 
  • C. 0,75. 
  • D. 0,2
Câu 33
Mã câu hỏi: 290732

Cho 4,6 ml etanol nguyên chất (d = 0,8 g/ml) vào 100 gam dung dịch hỗn hợp chứa 7,35 gam K2Cr2O7 và 14,7 gam H2SO4 rồi đun nóng. Chưng cất hỗn hợp sau phản ứng, sản phẩm thu được là etanal (sản phẩm hữu cơ duy nhất của phản ứng oxi hóa) cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất phản ứng oxi hóa etanol là? Giả sử phản ứng tráng gương có H = 100%

  • A. 90%. 
  • B. 80%. 
  • C. 75%. 
  • D. 60%.
Câu 34
Mã câu hỏi: 290733

X là một peptit mạch hở có công thức phân tử C13H24N4O6. Thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol các chất):
(a) X + 4NaOH → X1 + H2NCH2COONa + X2 + 2H2O
(b) X1 + 3HCl → C5H10NO4CI + 2NaCl
Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. X là một tetrapeptit. 
  • B. X2 tác dụng với dung dịch HCl theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. 
  • C. X1 được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt). 
  • D. Trong dung dịch X1 làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 35
Mã câu hỏi: 290734

Khi nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào dung dịch hỗn hợp X chứa a mol Cu(NO3)2 và b mol HCl ta có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng Mg vào thời gian phản ứng được biểu diễn như hình vẽ dưới đây:

Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rút thanh Mg ra, thu được NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tỉ lệ a : b là

  • A. 1 : 8. 
  • B. 1 : 12. 
  • C. 1 : 10. 
  • D. 1 : 6.
Câu 36
Mã câu hỏi: 290735

Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm AI và Fe2O3 trong điều kiện không có không khí thu được 28,92 gam hỗn hợp Y, nghiên nhỏ, trộn đêu và chia hôn hợp Y thành hai phần. Phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và 3,36 gam chất rắn không tan. Phần hai tác dụng vừa đủ với 608 ml dung dịch HNO3 2,5M thu được 3,808 lít NO (đktc) và dung dịch Z chứa m gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A. 101.
  • B. 102. 
  • C. 99. 
  • D. 100.
Câu 37
Mã câu hỏi: 290736

X, Y là hai este đều đơn chức và là đồng phân của nhau. Hóa hơi hoàn toàn 11,0 gam X thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 3,5 gam N2 (đo cùng điều kiện). Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y trong môi trường axit, thu được một axit cacboxylic Z duy nhất và hỗn hợp T chứa 2 ancol. Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Sản phẩm thu được khi cho Z thực hiện phản ứng tráng gương toàn là các chất vô cơ.
  • B. X, Y, Z đều cho phản ứng tráng gương.
  • C. Đun nóng T với H2SO4 đặc ở 170°C thu được hỗn hợp hai anken.
  • D. Hai ancol trong T là đồng phân cấu tạo của nhau
Câu 38
Mã câu hỏi: 290737

Hỗn họp X chứa ba peptit mạch hở có số mol khác nhau, tổng số nguyên tử oxi bằng 12, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 44,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn họp Y chứa hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,8 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,08 mol hỗn hop Z gồm CO2, H2O và N2. Phần ưăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất ưong hỗn hơp X là

  • A. 5,0% 
  • B. 4,2%. 
  • C. 3,0%. 
  • D. 7,8%.
Câu 39
Mã câu hỏi: 290738

Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2 (đktc). Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Tỉ lệ a : b tương ứng là:

  • A. 2 : 5. 
  • B. 2 : 3. 
  • C. 2 : 1. 
  • D. 1 : 2.
Câu 40
Mã câu hỏi: 290739

Hỗn hợp X chứa hai este đều no, đơn chức, mạch hở. Hỗn hợp Y chứa hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của glyxin. Đốt cháy hết m gam hỗn hợp E chứa X và Y cần dùng 1,27 mol O2, thu được CO2, N2 và 19,08 gam nước. Mặt khác đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 0,2 mol hỗn hợp z gồm hai ancol có tỉ khối so với He bằng 12,9 và hỗn hợp T chứa ba muối. Phần trăm khối lượng của muối có khôi lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T là

  • A. 10,47%. 
  • B. 17,46%. 
  • C. 15,70%. 
  • D. 11,64%

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ