Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 - Sở GDĐT Hà Nội

13/07/2022 - Lượt xem: 23
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 286285

Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo của este này là

  • A. CH3COOCH(CH3)2
  • B. CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
  • C. CH3COOCH3
  • D. C2H5COOCH2CH2CH(CH3)2.
Câu 2
Mã câu hỏi: 286286

Trong bốn kim loại Al, Mg, Fe, Cu, kim loại có tính khử mạnh nhất là

  • A. Fe. 
  • B. Mg. 
  • C. Cu. 
  • D. Al.
Câu 3
Mã câu hỏi: 286287

Trong công nghiệp, người ta điều chế nhôm bằng cách nào sau đây?

  • A. Điện phân dung dịch AlCl3
  • B. Điện phân nóng chảy Al2O3.
  • C. Nhiệt phân Al(OH)3
  • D. Nhiệt phân Al(NO3)3.
Câu 4
Mã câu hỏi: 286288

Nước cứng là nước chứa nhiều cation:

  • A. H+, Cu2+.
  • B. Ca2+, Mg2+
  • C. Na+, Zn2+
  • D. K+, Ag+
Câu 5
Mã câu hỏi: 286289

Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu?

  • A. HOOCC3H5(NH2)COOH.
  • B. CH3CH2NH2.
  • C. NH2CH2COOH. 
  • D. CH3COOH.
Câu 6
Mã câu hỏi: 286290

Thủy phân hoàn toàn 1 mol saccarozơ thu được sản phẩm là

  • A. 360 gam fructozơ. 
  • B. 360 gam glucozơ và 360 gam fructozơ.
  • C. 180 gam glucozơ và 180 gam fructozơ. 
  • D. 360 gam glucozơ.
Câu 7
Mã câu hỏi: 286291

Đun nóng hỗn hợp X gồm 0,1 mol C3H4, 0,2 mol C2H4, 0,35 mol H2 trong bình kín, với bột Ni xúc tác được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch KMnO4 dư thấy thoát ra 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 12. Khối lượng bình đựng dung dịch KMnO4 tăng là

  • A. 9,6 gam.
  • B. 3,1 gam. 
  • C. 7,2 gam. 
  • D. 17,2 gam.
Câu 8
Mã câu hỏi: 286292

Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

  • A. CH3COOH. 
  • B. NaCl. 
  • C. KOH. 
  • D. KNO3.
Câu 9
Mã câu hỏi: 286293

Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH?

  • A. KCl. 
  • B. CO2
  • C. NaNO3.
  • D. Ba(NO3)2.
Câu 10
Mã câu hỏi: 286294

Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

  • A. Tinh bột. 
  • B. Glucozơ. 
  • C. Xenlulozơ. 
  • D. Saccarozơ.
Câu 11
Mã câu hỏi: 286295

Nhiệt phân Fe(OH)3 đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

  • A. Fe2O3
  • B. Fe. 
  • C. Fe3O4
  • D. FeO.
Câu 12
Mã câu hỏi: 286296

Chất nào sau đây phân tử không có nitơ?

  • A. Nilon-6. 
  • B. Glyxin. 
  • C. Xenlulozơ trinitrat. 
  • D. Poli(vinyl clorua).
Câu 13
Mã câu hỏi: 286297

Khi cho X (C3H6O2) tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là

  • A. C2H5COOH. 
  • B. HCOOC3H7
  • C. CH3COOCH3
  • D. HCOOC2H5.
Câu 14
Mã câu hỏi: 286298

Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?

  • A. CaCO3 → CaO + CO2.
  • B. NH4Cl → NH3 + HCl.
  • C. 2KNO3 → 2KNO2 + O2
  • D. NaHCO3 → NaOH + CO2.
Câu 15
Mã câu hỏi: 286299

Ngâm một đinh sắt trong 200 ml dung dịch CuSO4 xM. Sau khi phản ứng hoàn toàn, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 3,2 gam. Giả sử tất cả lượng Cu sinh ra đều bám hết vào đinh sắt. Giá trị của x là

  • A. 1,5.
  • B. 2,0. 
  • C. 0,5. 
  • D. 1,0.
Câu 16
Mã câu hỏi: 286300

Nhận xét nào sau đây sai?

  • A. Tính dẫn điện của bạc tốt hơn đồng.
  • B. Các kim loại kiềm đều có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
  • C. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc là thêm rất từ từ axit này vào nước.
  • D. Có thể dùng dung dịch H2SO4 đặc để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước.
Câu 17
Mã câu hỏi: 286301

Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là

  • A. 3,36. 
  • B. 4,48. 
  • C. 1,12. 
  • D. 6,72.
Câu 18
Mã câu hỏi: 286302

Cho các chất Al, Al(OH)3, CuCl2, KHCO3. Số chất vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH là

  • A. 1
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 4
Câu 19
Mã câu hỏi: 286303

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào xảy ra ăn mòn điện hóa học?

  • A. Cho kim loại Cu vào dung dịch NaNO3 và HCl. 
  • B. Miếng gang để trong không khí ẩm.
  • C. Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng. 
  • D. Đốt cháy dây sắt trong không khí.
Câu 20
Mã câu hỏi: 286304

Hiđrat hóa but-1-en thu được sản phẩm chính là

  • A. 2-metyl propan-1-ol. 
  • B. Butan-1-ol. 
  • C. 2-metyl propan-2-ol. 
  • D. Butan-2-ol.
Câu 21
Mã câu hỏi: 286305

Dung dịch nào dưới đây làm mất màu dung dịch KMnO4/H2SO4?

  • A. Fe(NO3)3
  • B. FeSO4.
  • C. CuSO4
  • D. Fe2(SO4)3.
Câu 22
Mã câu hỏi: 286306

Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là

  • A. 11,1.
  • B. 9,5. 
  • C. 11,3. 
  • D. 9,7.
Câu 23
Mã câu hỏi: 286307

Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ không tham gia phản ứng cộng hiđro (Ni, t°).
(2) Metylamin làm quỳ tím ẩm đổi sang màu xanh.
(3) Đa số các polime không tan trong các dung môi thông thường.
(4) Muối natri hoặc kali của axit béo được dùng để sản xuất xà phòng.
Các phát biểu đúng là

  • A. (2), (3), (4). 
  • B. (1), (2), (4). 
  • C. (1), (3), (4). 
  • D. (1), (2), (3).
Câu 24
Mã câu hỏi: 286308

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, có số liên kết peptit là n – 1.
  • B. Các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
  • C. Peptit đều ít tan trong nước.
  • D. Trong phân tử các α-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
Câu 25
Mã câu hỏi: 286309

Hình vẽ sau đây mô tả thí nghiệm khi cho khí X tác dụng với chất rắn Y, nung nóng sinh ra khí Z?

Phương trình hóa học của phản ứng tạo thành khí Z là

  • A. Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O. 
  • B. CuO + CO → Cu + CO2.
  • C. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2
  • D. CuO + H2 → Cu + H2O.
Câu 26
Mã câu hỏi: 286310

“Nước đá khô” được sử dụng để bảo quản thực phẩm, công thức hóa học của nước đá khô là

  • A. SO2
  • B. CO. 
  • C. H2O.
  • D. CO2.
Câu 27
Mã câu hỏi: 286311

Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:
X + NaOH → Y + Z (đun nóng).
Y (rắn) + NaOH (rắn) → CH4 + Na2CO3 (CaO, t°)
Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag.
Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức. Tên gọi của X là

  • A. Vinyl axetat. 
  • B. Metyl acrylat.
  • C. Etyl fomat. 
  • D. Etyl axetat.
Câu 28
Mã câu hỏi: 286312

Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch chứa ZnSO4. Số mol kết tủa thu được (y mol) phụ thuộc vào số mol KOH phản ứng (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của b là

  • A. 0,20. 
  • B. 0,15.
  • C. 0,10. 
  • D. 0,11.
Câu 29
Mã câu hỏi: 286313

Chất hữu cơ X có công thức phân tử C8H15O4N. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, đun nóng, thu được sản phẩm gồm chất Y, C2H6O và CH4O. Chất Y là muối natri của aamino axit Z (Chất Z có cấu tạo mạnh hở và mạch C không phân nhánh). Số công thức cấu tạo phù hợp của X là:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2
Câu 30
Mã câu hỏi: 286314

Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ, I = 2A. Sau thời gian t giây, khối lượng dung dịch giảm là a gam và catot chỉ thu được kim loại. Sau thời gian 2t giây khối lượng dung dịch giảm (a + 5,36) gam (a > 5,36) và thu được dung dịch X. Biết dung dịch X hòa tan tối đa 3,36 gam Fe (sản phẩm khử của N+5 chỉ là NO). Giá trị của t là

  • A. 3860. 
  • B. 7720. 
  • C. 5790. 
  • D. 4825.
Câu 31
Mã câu hỏi: 286315

Hòa tan hoàn toàn một lượng hỗn hợp A gồm Fe3O4 và FeS2 trong 63 gam dung dịch HNO3 nồng độ x%. Kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch Y và 1,568 lít NO2 (đktc). Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 2M, được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi thu được 9,76 gam chất rắn. Giá trị của x là

  • A. 47,2. 
  • B. 46,6. 
  • C. 44,2. 
  • D. 46,2.
Câu 32
Mã câu hỏi: 286316

Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch chứa HCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,2M. Lắc đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng bằng 0,75m gam và V lít khí (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m và V lần lượt là

  • A. 5,44 và 0,896. 
  • B. 9,13 và 2,24.
  • C. 5,44 và 0,448. 
  • D. 3,84 và 0,448.
Câu 33
Mã câu hỏi: 286317

Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và lysin tác dụng với dung dịch HCl dư thu được (m + 13,87) gam muối. Mặt khác, lấy m gam X tác dụng với dung dịch KOH dư thu được (m + 17,48) gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 41,06. 
  • B. 33,75. 
  • C. 32,25. 
  • D. 39,60.
Câu 34
Mã câu hỏi: 286318

Cho hỗn hợp E gồm 0,2 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,3 mol este Y (C4H6O4) hai chức tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 88. 
  • B. 96. 
  • C. 83. 
  • D. 75.
Câu 35
Mã câu hỏi: 286319

Các hiđroxit NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:

  X Y Z T
Tính tan  Tan  Không tan  Không tan  Tan
Với NaOH  -  -  Có phản ứng  -
Với Na2SO4  -  ↓ trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

  • A. Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH. 
  • B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.
  • C. NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2
  • D. NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2.
Câu 36
Mã câu hỏi: 286320

Cho các phát biểu sau:
(a) Từ xenlulozơ sản xuất được tơ visco.
(b) Glucozơ được gọi là đường mía, fructozơ được gọi là đường mật ong.
(c) Cao su Buna-N, buna-S đều thuộc loại cao su thiên nhiên.
(d) Tính bazơ của anilin yếu hơn so với metylamin.
(e) Chất béo được gọi là triglixerit.
(g) Hợp chất H2NCH(CH3)COOH3NCH3 là este của alanin.
Số phát biểu đúng là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 2
Câu 37
Mã câu hỏi: 286321

X là axit hữu cơ đơn chức, mạch hở phân tử có một liên kết đôi C=C; Y, Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp E gồm X, Y, Z cần 13,44 lít O2 (đktc) thu được 10,304 lít CO2 (đktc) và 10,8 (g) H2O. % khối lượng của Z trong E là

  • A. 32,43%. 
  • B. 32,08%. 
  • C. 7,77%. 
  • D. 48,65%.
Câu 38
Mã câu hỏi: 286322

Hỗn hợp X gồm cácpeptit mạch hở, đều tạo thành từ các amino axit có dạng H2NCnHmCOOH. Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A. 35. 
  • B. 28. 
  • C. 32. 
  • D. 30.
Câu 39
Mã câu hỏi: 286323

Cho 4,68 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng hết với 500 ml dung dịch HCl 0,1M (dư 25% so với lượng cần phản ứng), phản ứng xong thu được dung dịch Y và còn một phần rắn không tan. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 đến dư vào bình phản ứng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Z. Biết rằng sản phẩm khử của N+5 là khí NO, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa Z là

  • A. 17,350. 
  • B. 7,985.
  • C. 18,160. 
  • D. 18,785.
Câu 40
Mã câu hỏi: 286324

Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có 3 loại nhóm chức.
(b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
(c) Số mol NaOH đã tham gia phản ứng là 4 mol.
(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 trong dung dịch thu được 1 mol khí.
(e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.
(g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.
Số phát biểu đúng là

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ