Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019 - P3

13/07/2022 - Lượt xem: 30
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 288820

Có các dung dịch sau (dung môi nước): CH3NH2 (1), anilin (2), HOOCCH2CH(NH2)COOH (3), amoniac (4), H2NCH2CH(NH2)COOH (5), lysin (6), axit glutamic (7). Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là

  • A. 5.
  • B. 3. 
  • C. 4. 
  • D. 2.
Câu 2
Mã câu hỏi: 288821

Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic, hiệu suất của quá trình lên men là 85%. Khối lượng ancol thu được là

  • A. 390 kg. 
  • B. 389,8 kg. 
  • C. 398,8 kg. 
  • D. 458,58 kg.
Câu 3
Mã câu hỏi: 288822

Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây ?

  • A. Na. 
  • B. Fe. 
  • C. Ca.
  • D. Ag.
Câu 4
Mã câu hỏi: 288823

Cho các ứng dụng sau đây ?
(1) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da.
(2) dùng công nghiệp giấy.
(3) chất làm trong nước.
(4) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(5) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi.
Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 3
Câu 5
Mã câu hỏi: 288824

Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

  • A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. 
  • B. không có kết tủa, có khí bay lên.
  • C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. 
  • D. chỉ có kết tủa keo trắng.
Câu 6
Mã câu hỏi: 288825

Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

  • A. glyxin, lysin, axit glutamic. 
  • B. alanin, axit glutamic, valin.
  • C. glyxin, valin, axit glutamic. 
  • D. glyxin, alanin, lysin.
Câu 7
Mã câu hỏi: 288826

Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp X gồm FeO, CuO và MgO nung nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Thành phần chất rắn Y gồm

  • A. FeO, Cu, Mg. 
  • B. FeO, CuO, Mg. 
  • C. Fe, CuO, Mg. 
  • D. Fe, Cu, MgO.
Câu 8
Mã câu hỏi: 288827

Phương trình hóa học nào sau đây là sai ?

  • A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
  • B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.
  • C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2.
  • D. Na2SO4 + Mg(HCO3)2 → MgSO4 + 2NaHCO3.
Câu 9
Mã câu hỏi: 288828

Cho hỗn hợp gồm a mol Zn, b mol Mg vào dung dịch có chứa c mol AgNO3, d mol Cu(NO3)2 đến khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X, chất rắn Y. Biết rằng 0,5 < a + b < 0,5c + d. Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Chất rắn Y chứa ba kim loại. 
  • B. Chất rắn Y chứa một kim loại.
  • C. Dung dịch X chứa ba ion kim loại. 
  • D. Dung dịch X chứa hai ion kim loại.
Câu 10
Mã câu hỏi: 288829

Chia m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tan hết trong dung dịch HCl (dư) thu được 2,688 lít H2 (đktc). Nung nóng phần hai trong oxi (dư) thu được 4,26 gam hỗn hợp oxit. Giá trị của m là

  • A. 1,17. 
  • B. 2,34. 
  • C. 4,68. 
  • D. 3,51.
Câu 11
Mã câu hỏi: 288830

Cho các đặc điểm sau về phản ứng este hoá: (1) hoàn toàn, (2) thuận nghịch, (3) toả nhiệt mạnh, (4) nhanh, (5) chậm. Phản ứng este hoá nghiệm đúng các đặc điểm

  • A. (1), (4). 
  • B. (2), (5). 
  • C. (1), (3), (4). 
  • D. (1), (3).
Câu 12
Mã câu hỏi: 288831

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây ?

  • A. Mg. 
  • B. Na. 
  • C. Al. 
  • D. Cu.
Câu 13
Mã câu hỏi: 288832

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm thổ đều có số oxi hóa +2.
  • B. Trong nhóm IIA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Be đến Ba.
  • C. Tất cả các hiđroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước.
  • D. Tất cả các kim loại nhóm IA đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện.
Câu 14
Mã câu hỏi: 288833

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và hỗn hợp Z chỉ gồm 3 amin. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A. 3. 
  • B. 5.
  • C. 2. 
  • D. 4.
Câu 15
Mã câu hỏi: 288834

Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit ?

  • A. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
  • B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.
  • C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.
  • D. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.
Câu 16
Mã câu hỏi: 288835

Cho các phát biểu sau:
(1) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(2) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
(3) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO2.H2O.
(4) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(5) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là

  • A. 5
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3
Câu 17
Mã câu hỏi: 288836

Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(2) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(3) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
(4) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
(5) Tripeptit glyxylglyxylalanin có 3 gốc -amino axit và 2 liên kết peptit.
(6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 3
Câu 18
Mã câu hỏi: 288837

Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có

  • A. FeO. 
  • B. Fe. 
  • C. Al. 
  • D. Al2O3.
Câu 19
Mã câu hỏi: 288838

Phản ứng giữa axit với ancol (có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) tạo thành este được gọi là phản ứng?

  • A. xà phòng hóa. 
  • B. kết hợp. 
  • C. trung hòa. 
  • D. este hóa.
Câu 20
Mã câu hỏi: 288839

Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp X là

  • A. 2,0 gam. 
  • B. 8,3 gam.
  • C. 4,0 gam. 
  • D. 0,8 gam.
Câu 21
Mã câu hỏi: 288840

Chất nào sau đây không phải là amino axit?

  • A. HOOC-CH(NH2)-CH2-COOH. 
  • B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)COOH.
  • C. H2N-CH2-COOH.
  • D. HOC6H4-CH2-CH(NH2)COOH.
Câu 22
Mã câu hỏi: 288841

Loại đường nào sau đây chiếm hàm lượng nhiều nhất trong mật ong ?

  • A. Đường fructozơ. 
  • B. Đường glucozơ. 
  • C. Đường saccarozơ. 
  • D. Đường mantozơ.
Câu 23
Mã câu hỏi: 288842

Cho pentapeptit X có cấu tạo: Gly-Ala-Val-Ala-Val. Phân tử khối của X là

  • A. 559.
  • B. 397. 
  • C. 487. 
  • D. 415.
Câu 24
Mã câu hỏi: 288843

Để bảo vệ vỏ tàu bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu những tấm kim loại

  • A. Zn. 
  • B. Ni. 
  • C. Sn.
  • D. Cu.
Câu 25
Mã câu hỏi: 288844

Nhận định này sau đây không đúng?

  • A. Anilin không làm đổi màu quỳ tím ẩm.
  • B. Anilin có tính bazơ nên tác dụng với nước brom.
  • C. Amin có tính bazơ vì trên nguyên tử N có đôi e tự do nên có khả năng nhận proton.
  • D. Anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút eletron của nhân lên nhóm chức –NH2.
Câu 26
Mã câu hỏi: 288845

Một tetrapeptit X được cấu tạo từ một loại α-aminoaxit (phân tử chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm – COOH), có phân tử khối là 414. Khối lượng mol phân tử của X là

  • A. 121,5. 
  • B. 85,5. 
  • C. 90. 
  • D. 117.
Câu 27
Mã câu hỏi: 288846

Trường hợp nào sau đây xuất hiện ăn mòn điện hóa ?

  • A. Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3
  • B. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl.
  • C. Đốt dây sắt trong khí clo. 
  • D. Để thanh thép ngoài không khí ẩm.
Câu 28
Mã câu hỏi: 288847

Cho 5,6 gam Fe vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,05M và Cu(NO3)2 0,05M, sau khi kết thúc các phứn ứng, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 6,48. 
  • B. 6,21. 
  • C. 6,00. 
  • D. 6,63.
Câu 29
Mã câu hỏi: 288848

Dãy chất nào được xếp theo chiều tăng dần bậc amin

  • A. C2H5NH2, C2H5NHC2H5, (CH3)3N. 
  • B. CH3NH2, C2H5NH2, CH3NHCH3.
  • C. CH3NHCH3, (CH3)3N, CH3NH2. 
  • D. C2H5NH2, (CH3)3N, CH3NHCH3.
Câu 30
Mã câu hỏi: 288849

Đốt cháy sắt trong khí oxi, sau một thời gian đem sản phẩm hòa tan vào dung dịch HCl loãng (dư) thu được dung dịch X. Dung dịch X không tác dụng với chất nào sau đây ?

  • A. AgNO3
  • B. NaHSO4
  • C. Cu. 
  • D. NaNO3.
Câu 31
Mã câu hỏi: 288850

Thuỷ phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol metylic. Công thức của X là

  • A. C2H5COOCH3
  • B. CH3COOC2H5
  • C. C2H3COOCH3
  • D. CH3COOCH3.
Câu 32
Mã câu hỏi: 288851

Phát biểu nào sau đây đúng ?

  • A. Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
  • B. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
  • C. Trong môi trương kiềm brom oxi hóa ion CrO2- thành Cr2O72-.
  • D. Cr2O3 và Al2O3 đều tan được trong dung dịch NaOH loãng.
Câu 33
Mã câu hỏi: 288852

Trong y học, sorbitol có tác dụng nhuận tràng. Công thức phân tử của sorbitol là

  • A. C12H22O11
  • B. C6H12O6
  • C. C6H14O6
  • D. C12H24O11.
Câu 34
Mã câu hỏi: 288853

Cho các chất có công thức sau:(1) HCOOCH3; (2) (C17H35COO)3C3H5; (3) C3H5(OH)3; (4) C17H35COOH; (5) (C17H33COO)3C3H5; (6) C15H31COOH. Những chất thuộc loại chất béo là

  • A. (2) và (5). 
  • B. (2) và (3). 
  • C. (3) và (4). 
  • D. (1) và (5).
Câu 35
Mã câu hỏi: 288854

Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước: X, Y, Z và T.

  X Y Z T
Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng nhẹ không có kết tủa kết tủa Ag không có kết tủa không có kết tủa
Cu(OH)2, lắc nhẹ Cu(OH)2 không tan dung dịch xanh lam dung dịch xanh lam Cu(OH)2 không tan
Nước brom Kết tủa trắng Không có kết tủa  Không có kết tủa Không có kết tủa

Các chất X, Y, Z và T lần lượt là

  • A. Anilin, glucozơ, etylenglicol, etanol. 
  • B. Glixerol, glucozơ, etylen glicol, metanol.
  • C. Phenol, glucozơ, glixerol, anđehit axetic. 
  • D. Fructozơ, glucozơ, glixerol, etanol.
Câu 36
Mã câu hỏi: 288855

Hai kim loại Fe và Cu đều tác dụng được với dung dịch loãng chất nào sau đây ?

  • A. AgNO3
  • B. Ni(NO3)2
  • C. H2SO4
  • D. HCl.
Câu 37
Mã câu hỏi: 288856

Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin) và một số chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu ta có thể dùng dung dịch nào sau đây?

  • A. Xút. 
  • B. Xô đa. 
  • C. Giấm ăn. 
  • D. Nước vôi trong.
Câu 38
Mã câu hỏi: 288857

Cho các kim loại sau: Na, Be, Fe, Ca, K. Số kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 39
Mã câu hỏi: 288858

Dung dịch K2Cr2O7 có màu

  • A. đỏ nâu. 
  • B. da cam. 
  • C. trắng xanh. 
  • D. vàng.
Câu 40
Mã câu hỏi: 288859

Hòa tan hỗn hợp X gồm 3 chất (số mol mỗi chất là 1 mol) trong 4 chất sau đây: Fe (1), Fe2O3 (2), Fe3O4 (3), FeCO3 (4) vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư). Kết thúc phản ứng thu được 3 mol khí. Các chất trong hỗn hợp X là

  • A. (2), (3), (4). 
  • B. (1), (3), (4).
  • C. (1), (2), (4). 
  • D. (1), (2), (3).

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ