Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Tĩnh Gia - Thanh Hóa

13/07/2022 - Lượt xem: 25
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 290140

Khử glucozơ bằng hidro để tạo sobitol. Lượng glucozơ dùng để tạo ra 2,73 gam sobitol với hiệu suất 75% là

  • A. 2,25 gam. 
  • B. 3,6 gam. 
  • C. 22,5 gam.  
  • D. 14,4 gam
Câu 2
Mã câu hỏi: 290141

Cho 9,0 gam glucozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

  • A. 16,2. 
  • B. 21,6. 
  • C. 5,4. 
  • D. 10,8.
Câu 3
Mã câu hỏi: 290142

Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

  • A. 16,0. 
  • B. 12,0.
  • C. 10,1. 
  • D. 13,8.
Câu 4
Mã câu hỏi: 290143

Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử mùi tanh của cá trước khi nấu, người ta thường

  • A. rửa cá bằng dung dịch thuốc tím để sát trùng.
  • B. rửa cá bằng dung dịch Na2CO3.
  • C. rửa cá bằng giấm ăn. 
  • D. ngâm cá thật lâu trong nước để amin tan đi.
Câu 5
Mã câu hỏi: 290144

Tỉ khối hơi của một este no, đơn chức X so với hiđro là 37. Công thức phân tử của X là

  • A. C2H4O2
  • B. C3H6O2
  • C. C4H8O2
  • D. C5H10O2.
Câu 6
Mã câu hỏi: 290145

Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột, tripanmitin và lòng trắng trứng đều bị thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng
(b) Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước.
(c) Anđehit thể hiện tính khử khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 ( to).
(d) Ở điều kiện thường, etylamin là chất lỏng, tan nhiều trong nước.
(e) Metylamin có lực bazơ lớn hơn lực bazơ của etylamin.
(g) Muối mononatri của axit glutamic được dùng làm bột ngọt (mì chính)
(h) Có thể phân biệt axit fomic và but-1-in bằng dung dịch AgNO3 trong NH3.
(k) Dung dịch anilin làm quỳ tím hóa xanh.
Số phát biểu đúng là:

  • A. 5
  • B. 6
  • C. 3
  • D. 4
Câu 7
Mã câu hỏi: 290146

Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba(NO3)2, Mg, MgO, Fe và Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,33 mol HCl và 0,2 mol H2SO4 (loãng) thu được dung dịch Y chỉ muối trung hòa, m1 gam kết tủa và 2,352 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm H2 (0,02 mol), NO và N2O, khối lượng mZ = 2,73 gam. Dung dịch B phản ứng tối đa với 0,63 mol NaOH thu được m2 gam kết tủa. Tổng khối lượng kết tủa m1 + m2 = 31,10 gam. Phần trăm khối lượng oxi nguyên tử trong m gam hỗn hợp X là

  • A. 28,24. 
  • B. 27,65. 
  • C. 28,45. 
  • D. 27,68.
Câu 8
Mã câu hỏi: 290147

Axetilen (C2H2) thuộc dãy đồng đẳng nào sau đây?

  • A. Ankan. 
  • B. Anken. 
  • C. Ankin. 
  • D. Aren.
Câu 9
Mã câu hỏi: 290148

Dãy đồng đẳng của amin no, đơn chức, mạch hở có công thức chung là

  • A. CnH2n+3N (n ≥ 1). 
  • B. CnH2n+2N (n ≥ 2). 
  • C. CnH2n+3NH2 (n ≥ 3). 
  • D. CnH2n+1N (n ≥ 1).
Câu 10
Mã câu hỏi: 290149

Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2, sản phẩm thu được có khả năng tráng gương. Số este X thỏa mãn tính chất trên là

  • A. 6
  • B. 5
  • C. 4
  • D. 3
Câu 11
Mã câu hỏi: 290150

Hỗn hợp X gồm alanin, axit glutamic và axit acrylic. Hỗn hợp Y gồm propen và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn a mol X và b mol Y thì tổng số mol oxi cần dùng vừa đủ là 1,14 mol thu được H2O, 0,1 mol N2 và 0,91 mol CO2. Mặt khác, khi cho a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH dư thì lượng KOH phản ứng là m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

  • A. 16,8. 
  • B. 11,2. 
  • C. 10,0. 
  • D. 14.
Câu 12
Mã câu hỏi: 290151

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 0,77 mol O2, sinh ra 0,5 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 9,32 gam muối. Mặt khác, a mol X làm mất màu vừa đủ 0,06 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là

  • A. 0,030. 
  • B. 0,012. 
  • C. 0,010.
  • D. 0,020.
Câu 13
Mã câu hỏi: 290152

Số đồng phân đơn chức có công thức phân tử C4H8O2

  • A. 3
  • B. 6
  • C. 4
  • D. 2
Câu 14
Mã câu hỏi: 290153

Thủy phân este nào sau đây thu được ancol metylic?

  • A. CH3COOC2H5
  • B. HCOOCH=CH2
  • C. CH3COOCH3.  
  • D. HCOOC2H5.
Câu 15
Mã câu hỏi: 290154

Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

  • A. Glyxin. 
  • B. Etylamin.  
  • C. Metylamin.  
  • D. Anilin.
Câu 16
Mã câu hỏi: 290155

Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có chứa các đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala. Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH, thu được muối và nước. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 1
Câu 17
Mã câu hỏi: 290156

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm 3 este X, Y, Z (đều mạch hở và chỉ chứa este, Z chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất trong A) thu được lượng CO2 lớn hơn H2O là 0,25 mol. Mặt khác m gam A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 22,2 gam 2 ancol hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm 2 muối. Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 0,275 mol O2 thu được CO2, 0,35 mol Na2CO3 và 0,2 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong A là

  • A. 62,1%  
  • B. 50,40%    
  • C. 42,65%    
  • D. 45,20%
Câu 18
Mã câu hỏi: 290157

Cho 2,24 lit axetilen (đktc) tác dụng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

  • A. 21,6.  
  • B. 32,4.   
  • C. 13,3
  • D. 24
Câu 19
Mã câu hỏi: 290158

Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol metyl amin (CH3NH2), thu được sản phẩm có V lít khí N2 (đkc). Gía trị của V là

  • A. 4,48
  • B. 3,36
  • C. 1,12
  • D. 2,24
Câu 20
Mã câu hỏi: 290159

Lên men m gam glucozơ thành etanol (với hiệu suất 82%) hấp thụ lượng CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,22 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch muối X. Để thu được kết tủa lớn nhất từ X cần ít nhất 100 ml dung dịch NaOH 0,4M và Na2CO3 0,8M. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 70,24. 
  • B. 35,1. 
  • C. 28,1. 
  • D. 37,3.
Câu 21
Mã câu hỏi: 290160

Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

  • A. Saccarozơ. 
  • B. Protein. 
  • C. Tinh bột. 
  • D. Glucozơ.
Câu 22
Mã câu hỏi: 290161

Lên men glucozơ (xúc tác enzim), thu được khí cacbonic và

  • A. etanol. 
  • B. axit oxalic. 
  • C. metanol. 
  • D. axit axetic.
Câu 23
Mã câu hỏi: 290162

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3.Tên gọi của X là:

  • A. etyl axetat. 
  • B. propyl axetat. 
  • C. metyl propionat. 
  • D. metyl axetat.
Câu 24
Mã câu hỏi: 290163

Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là

  • A. 9,6
  • B. 2,8
  • C. 5,6
  • D. 8,4
Câu 25
Mã câu hỏi: 290164

Cho phản ứng hóa học: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên, tối giản) của tất cả các chất sau khi cân bằng trong phương trình trên là

  • A. 6
  • B. 10
  • C. 9
  • D. 11
Câu 26
Mã câu hỏi: 290165

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s2. Nguyên tố X là

  • A. Ne (Z = 10). 
  • B. Na (Z = 11). 
  • C. Mg (Z = 12). 
  • D. O (Z = 8).
Câu 27
Mã câu hỏi: 290166

Cacbohiđrat có phản ứng màu với dung dịch I2

  • A. Saccarozơ.
  • B. Tinh bột. 
  • C. Fructozơ. 
  • D. Glucozơ.
Câu 28
Mã câu hỏi: 290167

Kim loại nào cho dưới đây không tác dụng được với dung dịch HCl ?

  • A. Mg. 
  • B. Zn
  • C. Cu
  • D. Fe
Câu 29
Mã câu hỏi: 290168

Chất nào sau đây là amin bậc hai?

  • A. CH3-NH-CH3
  • B. (CH3)3N. 
  • C. (CH3)2CH-NH2
  • D. H2N-CH2-NH2.
Câu 30
Mã câu hỏi: 290169

Chất nào cho sau đây tham gia phản ứng trùng hợp?

  • A. CH4 (metan). 
  • B. C2H6 (etan). 
  • C. C2H4 (etilen).
  • D. C6H6 (benzen).
Câu 31
Mã câu hỏi: 290170

Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure?

  • A. Ala-Ala-Gly. 
  • B. Ala-Gly. 
  • C. Ala-Gly-Gly. 
  • D. Gly-Ala-Gly.
Câu 32
Mã câu hỏi: 290171

Thủy phàn hoàn toàn m gam đipeptit Gly-Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 1,22. 
  • B. 1,46. 
  • C. 1,36. 
  • D. 1,64.
Câu 33
Mã câu hỏi: 290172

Chất nào sau đây làm quì tím hóa đỏ ?

  • A. C2H5OH. 
  • B. C6H5OH. 
  • C. C3H5(OH)3
  • D. CH3COOH.
Câu 34
Mã câu hỏi: 290173

Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là

  • A. 8 và 1,0. 
  • B. 8 và 1,5
  • C. 7 và 1,5
  • D. 7 và 1,0
Câu 35
Mã câu hỏi: 290174

Thực hiện phản ứng este hóa m gam hỗn hợp X gồm etanol và axit axetic (xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng đạt 80%, thu được 7,04 gam etyl axetat. Mặt kh|c, cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của m là

  • A. 10,6
  • B. 13,6
  • C. 18,9
  • D. 14,52
Câu 36
Mã câu hỏi: 290175

 Chất nào sau đây không phải chất điện ly trong nước?

  • A. HCl. 
  • B. C6H12O6 (glucozơ). 
  • C. CH3COOH. 
  • D. NaOH.
Câu 37
Mã câu hỏi: 290176

Hỗn hợp X chứa etylamin và trimetylamin. Hỗn hợp Y chứa 2 hiđrocacbon mạch hở có số liên kết (π) nhỏ hơn 3. Trộn X và Y theo tỉ lệ mol nX : nY = 1 : 5 thu được hỗn hợp Z. Đốt cháy hoàn toàn 3,17 gam hỗn hợp Z cần dùng vừa đủ 7,0 lít khí oxi (đktc), sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch NaOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng 12,89 gam. Phần trăm khối lượng của etylamin trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 70%
  • B. 75%
  • C. 25%
  • D. 30%
Câu 38
Mã câu hỏi: 290177

Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam CH3COOC2H5 trong 100 ml dung dịch KOH 1,5M, đun nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A. 12,6. 
  • B. 10,2. 
  • C. 17,2
  • D. 9,8
Câu 39
Mã câu hỏi: 290178

Ure (NH2)2CO là một loại phân bón hóa học quan trọng và phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại phân bón hóa học nào sau đây?

  • A. phân đạm. 
  • B. phân kali
  • C. phân lân
  • D. phân NPK
Câu 40
Mã câu hỏi: 290179

Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố

  • A. hidro
  • B. cacbon
  • C. nito
  • D. oxi

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ