Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Thanh Chương 1- Nghệ An

13/07/2022 - Lượt xem: 21
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 290420

Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

  • A. Saccarozơ.
  • B. Glucozơ. 
  • C. Xenlulozơ. 
  • D. Fructozơ.
Câu 2
Mã câu hỏi: 290421

Poli vinyl clorua (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

  • A. CH2=CH-CH3. 
  • B. CH2=CHCl. 
  • C. CH2=CH2. 
  • D. CH3-CH3.
Câu 3
Mã câu hỏi: 290422

Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng xanh, để ngoài không khí chuyển sang màu nâu đỏ. Chất X là

  • A. FeCl3. 
  • B. MgCl2. 
  • C. FeCl2. 
  • D. CuCl2.
Câu 4
Mã câu hỏi: 290423

Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

  • A. C6H5CH2COOCH3. 
  • B. CH3COOCH2C6H5. 
  • C. CH3COOC6H5. 
  • D. C6H5COOCH3.
Câu 5
Mã câu hỏi: 290424

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

  • A. Fe. 
  • B. Ca. 
  • C. Na. 
  • D. Al.
Câu 6
Mã câu hỏi: 290425

Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là

  • A. đá vôi.
  • B. lưu huỳnh. 
  • C. kali nitrat. 
  • D. photpho.
Câu 7
Mã câu hỏi: 290426

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng cách dùng CO khử oxit của nó?

  • A. Fe. 
  • B. Ca. 
  • C. Al. 
  • D. Na.
Câu 8
Mã câu hỏi: 290427

Kim loại Mg không tác dụng được với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường?

  • A. FeCl2. 
  • B. HCl. 
  • C. H2O. 
  • D. NaOH.
Câu 9
Mã câu hỏi: 290428

Công thức của thạch cao sống là

  • A. CaSO4. 
  • B. CaCO3. 
  • C. CaSO4.2H2O 
  • D. CaCl2.
Câu 10
Mã câu hỏi: 290429

Lysin có công thức phân tử là

  • A. C2H5NO2.
  • B. C6H14O2N2. 
  • C. C5H9NO4 
  • D. C6H12N2O4.
Câu 11
Mã câu hỏi: 290430

Oxit nào sau đây là oxit lưỡng tính?

  • A. Cr2O3. 
  • B. Fe2O3.
  • C. CrO3. 
  • D. FeO.
Câu 12
Mã câu hỏi: 290431

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây có khối lượng riêng bé nhất?

  • A. Na. 
  • B. Al. 
  • C. Li. 
  • D. Os.
Câu 13
Mã câu hỏi: 290432

Cho m gam một amin đơn chức tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 1M thu được 8,15 gam muối. Công thức phân tử của amin là

  • A. C2H7N. 
  • B. C4H9N. 
  • C. C2H5N. 
  • D. C4H11N.
Câu 14
Mã câu hỏi: 290433

Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O?

  • A. KOH + HF → KF + H2O.
  • B. H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O.
  • C. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O.
  • D. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.
Câu 15
Mã câu hỏi: 290434

Người ta thu khí X sau khi điều chế như hình vẽ bên dưới.

Trong các khí: N2, Cl2, SO2, NO2, số chất thoả mãn là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 1
Câu 16
Mã câu hỏi: 290435

Cho m gam glucozơ tráng bạc hoàn toàn được 32,4 gam Ag. Hiệu suất phản ứng 100%. Giá trị m bằng

  • A. 16,2. 
  • B. 18,0. 
  • C. 13,5. 
  • D. 27,0.
Câu 17
Mã câu hỏi: 290436

Từ CO2 và H2O, dưới tác dụng của diệp lục, phản ứng quang hợp tạo thành chất X. Thuỷ phân X trong môi trường axit tạo thành chất Y. Chất Y lên men tạo thành chất Z và CO2. X và Z là

  • A. saccarozơ, glucozơ. 
  • B. xenlulozơ, glucozơ. 
  • C. tinh bột , etanol. 
  • D. tinh bột,glucozơ.
Câu 18
Mã câu hỏi: 290437

Vật liệu polime dùng để bện sợi “len” để đan áo rét là

  • A. polistiren.
  • B. polibutadien. 
  • C. polietilen. 
  • D. poliacrilonitrin.
Câu 19
Mã câu hỏi: 290438

Cho các chất sau: Al2O3, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3, Na2O. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loãng là

  • A. 4
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3
Câu 20
Mã câu hỏi: 290439

Cho các chất sau: phenyl amoniclorua, anilin, metyl axetat, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 4
Câu 21
Mã câu hỏi: 290440

Cho từ từ đến hết 350 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 12,4. 
  • B. 7,8. 
  • C. 15,6. 
  • D. 3,9.
Câu 22
Mã câu hỏi: 290441

Cho m gam Fe t|c dụng với oxi thu được 23,2 gam Fe3O4. Giá trị của m là

  • A. 16,8. 
  • B. 11,2. 
  • C. 8,4. 
  • D. 5,6.
Câu 23
Mã câu hỏi: 290442

Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Đốt Mg trong oxi.
(b) Để vật bằng gang trong không khí ẩm.
(c) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch FeSO4.
(d) Quấn sợi dây đồng và sợi dây nhôm rồi nhúng vào dung dịch NaCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học là

  • A. 3
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 4
Câu 24
Mã câu hỏi: 290443

Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C4H8O2, thu được ancol Y. Oxi hoá Y thu được sản phẩm có khả năng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1
Câu 25
Mã câu hỏi: 290444

Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3.
(b) Cho CO dư qua Fe2O3 nung nóng đến phản ứng hoàn toàn.
(c) Điện phân dung dịch MgCl2.
(d) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra kim loại là

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5
Câu 26
Mã câu hỏi: 290445

Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Xà phòng hóa hoán toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được hai chất hữu cơ Y, Z. Biết Y tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanhlam và Z có khả năng tráng bạc. Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. nZ = 2nY. 
  • B. Đốt cháy 1 mol Z thu được 0,5 mol CO2.
  • C. X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
  • D. X có hai công thức cấu tạo phù hợp.
Câu 27
Mã câu hỏi: 290446

Thực hiện thí nghiệm: Cho vài giọt phenolphtalein vào 3 ống nghiệm chứa nước được đánh số thứ tự.

- Cho vào ống nghiệm thứ nhất 1 mẩu Na nhỏ.

- Cho vào ống nghiệm thứ hai 1 mẩu Mg.

- Cho vào ống nghiệm thứ ba một mẩu nhôm (nhôm l|).

Để yên một thời gian rồi lần lượt đun nóng các ống nghiệm. Phát biểu nào sau đây là đúng

  • A. Sau khi đun nóng, có 2 ống nghiệm chuyển sang màu hồng
  • B. Chỉ có ống nghiệm thứ nhất dung dịch có màu hồng sau khi đun nóng.
  • C. Trước khi đun nóng, không có ống nghiệm nào có màu hồng.
  • D. Ống nghiệm thứ 3 trước khi đun nóng không có hiện tượng gì, sau khi đun nóng dung dịch chuyển màu hồng.
Câu 28
Mã câu hỏi: 290447

Đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol hỗn hợp X gồm axit acrylic, vinyl acrylat, axit axetic, metyl axetat (trong đó số mol vinyl acrylat bằng tổng số mol axit axetic và metylaxetat) cần vừa đủ V lít O2, thu được hỗn hợp Y gồm CO2 và 30,6 gam nước. Dẫn Y qua dung dịch chứa 2 mol Ca(OH)2 đến phản ứng hoàn toàn được m gam kết tủa. Giá trị của V và m là

  • A. 57,12 và 200. 
  • B. 52,64 và 200. 
  • C. 57,12 và 160.
  • D. 52,64 và 160.
Câu 29
Mã câu hỏi: 290448

Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4 đun nóng nhẹ thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dung dịch Ca(OH)2 vừa đủ làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Thạch cao khan dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Xesi được ứng dụng trong chế tạo tế bào quang điện.
Số phát biểu đúng là

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4
Câu 30
Mã câu hỏi: 290449

Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỷ lệ): HCOOH → X + Y; X + Z → T; T + HO-CH2-CH2-OH → G + H2O. Trong các chất X, Y, Z, T, G, số chất vừa tác dụng được với Na, vừa tác dụng với NaOH là

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3
Câu 31
Mã câu hỏi: 290450

Cho các phát biểu sau:
(a) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì.
(b) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nitron) bằng cách đốt.
(c) Để hạn chế vị tanh của cá, khi nấu canh cá người ta nấu với các loại có vị chua như me, sấu, khế...
(d) Thành phần chủ yếu của khí biogas là metan.
(e) Tơ tằm là một loại protein đơn giản.
(g) Dầu mỡ để lâu trong không khí bị ôi thiu do liên kết đôi C=C bị oxi hoá bởi oxi không khí..
Số phát biểu đúng là

  • A. 6
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 3
Câu 32
Mã câu hỏi: 290451

Dung dịch X gồm K2HPO4 1M và NaH2PO4 1M. Dung dịch Y gồm Na3PO4 1M và NaOH 1M. Cho 100 ml dung dịch X vào 200 ml dung dịch Y, thu được dung dịch E. Cô cạn cẩn thận dung dịch E thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 81,0. 
  • B. 66,6. 
  • C. 64,8. 
  • D. 63,4.
Câu 33
Mã câu hỏi: 290452

Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch X chứa Ba(AlO2)2 và BaCl2. Khối lượng kết tủa tạo ra (m gam) phụ thuộc vào số mol axit (n mol) như đồ thị.

Giá trị của x là

  • A. 42,75. 
  • B. 37,55. 
  • C. 40,15. 
  • D. 19,45.
Câu 34
Mã câu hỏi: 290453

Điện phân dung dịch X chứa Cu(NO3)2 và NaCl với điện cực trơ thấy thể tích khí thoát ra ở cả 2 điện cực (V lít) và thời gian điện phân (t giây) phụ thuộc nhau như trên đồ thị.

Nếu điện phân dung dịch trong thời gian 2,5a giây rồi cho dung dịch sau điện phân tác dụng với lượng Fe dư (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5) thì lượng Fe tối đa đã phản ứng là

  • A. 7,0. 
  • B. 4,2. 
  • C. 6,3. 
  • D. 9,1.
Câu 35
Mã câu hỏi: 290454

Cho hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2) và Y (C9H23O6N3, là muối của axit glutamic) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH thu được 7,392 lít hỗn hợp hai amin no (kế tiếp trong d~y đồng đẳng, có tỷ khối so với H2 là 107/6) và dung dịch T. Cô cạn T, thu được m gam hỗn hợp G gồm ba muối khan trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là

  • A. 55,44. 
  • B. 93,83. 
  • C. 51,48. 
  • D. 58,52.
Câu 36
Mã câu hỏi: 290455

Hoà tan hoàn toàn 42,2 gam hỗn hợp Na, K, BaO và Al2O3 vào nước được dung dịch X và 4,48 lít H2. Cho X t|c dụng với dung dịch chứa đồng thời 0,2 mol H2SO4 và 0,5 mol HCl được dung dịch Y chứa 41,65 gam hỗn hợp chất tan và 38,9 gam kết tủa Z. Trong hỗn hợp ban đầu, chất nào có số mol lớn nhất?

  • A. K.
  • B. BaO. 
  • C. Na. 
  • D. Al2O3.
Câu 37
Mã câu hỏi: 290456

Crackinh hoàn toàn x mol một ankan X thu được 4x mol hỗn hợp Y gồm các hidrocacbon. Biết tỷ khối của Y so với H2 là 12,5. Phần trăm theo khối lượng của hidrocacbon có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Y là

  • A. 56%. 
  • B. 16%. 
  • C. 28%. 
  • D. 44%
Câu 38
Mã câu hỏi: 290457

X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có một axit có một liên kết đôi C=C, MX < MY), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chất đều mạch hở, phân tử không có nhóm chức nào khác, không có khả năng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 27,776 lít O2 thu được Na2CO3 và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm theo khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

  • A. 41. 
  • B. 66. 
  • C. 26. 
  • D. 61.
Câu 39
Mã câu hỏi: 290458

Hỗn hợp E gồm 3 este mạch hở X, Y, Z (phân tử không chứa nhóm chức nào khác, MX < MY < MZ < 260). Cho 52,7 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với 620 ml dung dịch NaOH 1M được m gam một muối duy nhất và a gam hỗn hợp 3 ancol. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 9,61 gam hỗn hợp ancol nói trên thì thu được 6,944 lít CO2 và 8,37 gam nước. Tổng số nguyên tử H trong phân tử X,Y, Z là

  • A. 28. 
  • B. 32. 
  • C. 30. 
  • D. 26.
Câu 40
Mã câu hỏi: 290459

Để m gam hỗn hợp E gồm Mg, Fe và Cu trong không khí một thời gian, thu được 16,8 gam hỗn hợp X gồm các kim loại và oxit của chúng. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần tối đa 0,5625 mol HNO3 thu được 1,12 lít NO và dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng tối đa với dung dịch chứa 20,25 gam NaOH. Giá trị của m là

  • A. 11,2. 
  • B. 12,0. 
  • C. 14,4. 
  • D. 15,6

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ