Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 - Trường THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế

13/07/2022 - Lượt xem: 22
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 287420

Đipeptit Ala-Gly có công thức cấu tạo thu gọn là

  • A. H2NCH2CH2CONHCH2COOH. 
  • B. H2NCH(CH3)CONHCH(CH3)COOH.
  • C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH. 
  • D. H2NCH(CH3)CONHCH2COOH
Câu 2
Mã câu hỏi: 287421

Loại tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?

  • A. Tơ tằm. 
  • B. Tơ axetat. 
  • C. Tơ capron. 
  • D. Tơ visco.
Câu 3
Mã câu hỏi: 287422

Thành phần chính của khí than ướt và khí than khô (khí lò gas) đều có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

  • A. H2S. 
  • B. CO. 
  • C. MgCl2
  • D. FeCl3.
Câu 4
Mã câu hỏi: 287423

Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng. Chất X là

  • A. CuCl2.
  • B. AlCl3
  • C. MgCl2
  • D. FeCl3.
Câu 5
Mã câu hỏi: 287424

Kim loại Fe không tan được trong dung dịch muối nào sau đây?

  • A. HCl. 
  • B. FeCl3
  • C. NaOH. 
  • D. CuCl2.
Câu 6
Mã câu hỏi: 287425

Benzyl axetat lầ este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

  • A. C6H5COOCH3
  • B. CH3COOC6H4CH3.
  • C. CH3COOCH2C6H5
  • D. C2H5COOC6H5.
Câu 7
Mã câu hỏi: 287426

Cho dãy các chất sau: etyl axetat, tristearin, protein, tơ capron, glucozơ, saccarozơ, polistiren. Có bao nhiêu chất trong dãy bị thủy phân trong môi trường axit?

  • A. 4
  • B. 6
  • C. 3
  • D. 5
Câu 8
Mã câu hỏi: 287427

Nhóm kim loại nào sau đây chỉ có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân?

  • A. Na, Ba, K. 
  • B. Al, Fe, Cu. 
  • C. Ca, Sr, Ag. 
  • D. Fe, Ni, Sn.
Câu 9
Mã câu hỏi: 287428

Oxit nào sau đây không thể tác dụng với dung dịch kiềm trong điều kiện thích hợp?

  • A. Cr2O3
  • B. CrO3
  • C. Al2O3
  • D. Fe2O3.
Câu 10
Mã câu hỏi: 287429

Chất X tác dụng được với dung dịch HCl. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là

  • A. CaCO3
  • B. AlCl3
  • C. Ca(HCO3)2
  • D. BaCl2.
Câu 11
Mã câu hỏi: 287430

Cho m gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

  • A. 4,4. 
  • B. 7,2. 
  • C. 5,6. 
  • D. 6,4.
Câu 12
Mã câu hỏi: 287431

Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X, để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100 ml dung dịch NaOH 1M. Gía trị của m là

  • A. 72,0.
  • B. 90,0. 
  • C. 64,8. 
  • D. 75,6.
Câu 13
Mã câu hỏi: 287432

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc. 
  • B. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
  • C. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.
  • D. Saccarozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
Câu 14
Mã câu hỏi: 287433

Từ hai muối X và Y thực hiện phản ứng sau:

(1) X → X1 + CO2

(2) X1 + H2O → X2

(3) X2 + Y → X + Y1 + H2O

(4) X2 + 2Y → X + Y2 + 2H2O

Hai muối X, Y tương ứng là

  • A. BaCO3, NaHCO3
  • B. CaCO3, NaHSO4
  • C. CaCO3, Na2CO3.
  • D. MgCO3, NaHCO3
Câu 15
Mã câu hỏi: 287434

Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ

  • A. Mg
  • B. Na
  • C. Ca
  • D. Sr
Câu 16
Mã câu hỏi: 287435

X, Y, Z, T là một trong những chất hữu cơ sau: HCHO, CH3CHO, HCOOH, CH3COOH. Cho bảng số liệu sau:

Chất X Y Z T
Độ tan (25°C)  Tan rất tốt  ∞  ∞  Tan rất tốt
Nhiệt độ sôi (°C)  21  100,7  118,1  -19

Nhận định nào sau đây không đúng?

  • A. T có phản ứng tráng gương. 
  • B. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
  • C. Z được điều chế từ ancol etylic bằng phương pháp lên men.
  • D. Dung dịch X dùng để bảo quản xác động vật.
Câu 17
Mã câu hỏi: 287436

Cho 0,1 mol axit glutamic tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

  • A. 26,65. 
  • B. 30,65.
  • C. 28,95. 
  • D. 30,75.
Câu 18
Mã câu hỏi: 287437

Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?

  • A. Tính cứng.
  • B. Tính dẫn điện. 
  • C. Tính dẫn nhiệt. 
  • D. Tính dẻo.
Câu 19
Mã câu hỏi: 287438

Hoà tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 80 ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

  • A. 0,78. 
  • B. 1,17. 
  • C. 1,56. 
  • D. 0,39.
Câu 20
Mã câu hỏi: 287439

Khí X được điều chế trong phòng thí nghiệm theo hình sau:

Nhận xét nào sau đây về X không đúng?

  • A. 0,1 mol X phản ứng với tối đa 0,2 mol H2 trong điều kiện thích hợp.
  • B. Dẫn X vào dung dịch Br2 thấy dung dịch bị nhạt màu.
  • C. Dẫn X vào dung dịch AgNO3/NH3 thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
  • D. X có thành phần nguyên tố giống với ancol etylic.
Câu 21
Mã câu hỏi: 287440

Cho các phát biểu sau:
(1) Lưu huỳnh, phôtpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar] 3d5.
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí Cl2.
(4) Phèn chua có công thức Na2SO4. Al2(SO4)3.24H2O
Các phát biểu đúng là

  • A. (1)(2)(4).
  • B. (2)(3)(4). 
  • C. (1)(2)(3). 
  • D. (1)(3)(4).
Câu 22
Mã câu hỏi: 287441

Thực hiện các thí nghiệm sau

(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.

(2) Cho phèn chua tác dụng với Ba(OH)2 dư.

(3) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

(4) Cho khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.

(5) Cho khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

(6) Súc khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra chất kết tủa là

  • A. 4
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 2
Câu 23
Mã câu hỏi: 287442

Cho các cặp chất với tỉ lệ mol tương ứng như sau:

(a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1); (c) Zn và Cu (1:1);

(d) FeCl2 và Cu (2:1); (e) FeCl3 và Cu (1:1); (g) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1).

Số cặp chất tan hết trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là:

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 2
Câu 24
Mã câu hỏi: 287443

Cho các chất: Zn(OH)2, NH4HCO3, KHSO4, Al, AlCl3, NaHS, Fe(NO3)2. Số chất vừa có phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có phản ứng với dung dịch HCl là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 6
Câu 25
Mã câu hỏi: 287444

Cho các hợp chất hữu cơ: C2H2; C2H4; CH2O; CH2O2 (mạch hở); C3H4O2 (mạch hở, đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 5
Câu 26
Mã câu hỏi: 287445

Hòa tan hết 4,330 gam hỗn hợp Na, Ca, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 16,63% khối lượng) vào H2O, thu được dung dịch X và 0,033 mol khí H2. Cho 100 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là

  • A. 1,560. 
  • B. 1,456. 
  • C. 0,780. 
  • D. 1,300.
Câu 27
Mã câu hỏi: 287446

Cho kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 nồng độ 9,8% thu được dung dịch muối MSO4 nồng độ 15,146% và có khí H2 thoát ra. Kim loại M là

  • A. Fe
  • B. Ni
  • C. Mg
  • D. Zn
Câu 28
Mã câu hỏi: 287447

Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua), thủy tinh plexiglas, teflon, nhựa novolac, tơ visco, tơ nitron, cao su Buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 6
  • D. 7
Câu 29
Mã câu hỏi: 287448

Chất X có công thức phân tử C6H8O4. X phản ứng với NaOH theo sơ đồ sau: X + 2NaOH → Y + 2Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Chất Z làm mất màu nước brom. 
  • B. Chất T không có đồng phân hình học.
  • C. Chất X tạo bởi một ancol 2 chức. 
  • D. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2.
Câu 30
Mã câu hỏi: 287449

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 18,48 lít CO2 (đktc) và 13,23 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng với tối đa 9,6 gam Br2 trong dung dịch. Hai axit béo là

  • A. Axit stearic và axit linoleic. 
  • B. Axit panmitic và axit oleic.
  • C. Axit stearic và axit oleic. 
  • D. Axit panmitic và axit linoleic.
Câu 31
Mã câu hỏi: 287450

Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe3O4, CuO, Fe và Cu, trong đó nguyên tố O chiếm 20,43% về khối lượng hỗn hợp. Cho khí CO (đktc) đi qua 35,25 gam hỗn hợp X nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20. Hòa tan hết toàn bộ hỗn hợp Y trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối (không có muối NH4NO3) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO và N2O. Tỉ khối hơi của hỗn hợp T so với H2 bằng 18,5. Giá trị của m là:

  • A. 117,95. 
  • B. 152,05. 
  • C. 124,15. 
  • D. 96,25.
Câu 32
Mã câu hỏi: 287451

X là một peptit có 16 mắt xích (được tạo từ các -amino axit no, hở, có 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH). Để đốt cháy m gam X cần dùng 45,696 lít O2. Nếu lấy m gam X cho tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH rồi cô cạn cẩn thận thì thu được hỗn hợp chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y trong bình chứa 12,5 mol không khí, toàn bộ khí sau phản ứng cháy được ngưng tụ hơi nước thì còn lại 271,936 lít hỗn hợp khí Z. Biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc, trong không khí có 20% thể tích O2 còn lại là N2. Giá trị gần nhất của m là?

  • A. 38
  • B. 41
  • C. 31
  • D. 43
Câu 33
Mã câu hỏi: 287452

Cho X, Y là hai axit đơn chức, mạch hở, không no có chứa 1 liên kết đôi C=C trong phân tử (MX < MY), Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100), T là hợp chất hữu cơ chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 59,3 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần vừa đủ 74,48 lít khí O2 (đktc) thu được khí CO2 và 51,3 gam H2O. Mặt khác, 88,95 gam hỗn hợp E tác dụng được với tối đa 0,3 mol Br2 trong dung dịch. Khối lượng muối thu được khi cho 59,3 gam hỗn hợp E tác dụng hết với dung dịch NaOH dư là:

  • A. 25,2 gam. 
  • B. 23,7 gam. 
  • C. 23,4 gam. 
  • D. 32,2 gam.
Câu 34
Mã câu hỏi: 287453

Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa x mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 5,0A trong 3860 giây thu được dung dịch X. Cho 19,0 gam bột Fe vào dung dịch X thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất N+5) và 16 gam rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của x là:

  • A. 0,50 mol. 
  • B. 0,25 mol. 
  • C. 1,20 mol. 
  • D. 0,60 mol.
Câu 35
Mã câu hỏi: 287454

Ba chất X, Y, Z (58 < MX < MY < MZ < 78) là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chỉ chứa C, H và O, có các tính chất sau:

+ X, Y, Z đều tác dụng được với Na. 

+ Y, Z tác dụng được với NaHCO3.

+ X, Y đều có phản ứng tráng bạc.

So sánh về X, Y, Z nào sau đây là đúng?

  • A. X, Y, Z có cùng số nguyên tử H trong phân tử. 
  • B. Số nguyên tử O trong phân tử X là lớn nhất.
  • C. X, Y, Z có cùng số nguyên tử C trong phân tử. 
  • D. Số nguyên tử C trong phân tử Z là lớn nhất.
Câu 36
Mã câu hỏi: 287455

Cho các phát biểu sau:

(1) Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch đồng nhất, trong suốt.

(2) Khi sục CO2 vào dung dịch natri phenolat thì thấy bị vẩn đục.

(3) Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì thấy xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

(4) Có thể dùng dung dịch HCl hoặc dùng dung dịch NaOH để nhận biết anilin và phenol.

(5) Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

(6) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ.

Số phát biểu đúng là

  • A. 4
  • B. 2
  • C. 5
  • D. 3
Câu 37
Mã câu hỏi: 287456

Một dung dịch X có chứa các ion: x mol H+, y mol Al3+, z mol SO42- và 0,1 mol Cl-. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch X, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Cho 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,7M tác dụng với dung dịch X, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

  • A. 49,72. 
  • B. 62,91. 
  • C. 46,60. 
  • D. 51,28.
Câu 38
Mã câu hỏi: 287457

Hỗn hợp X gồm m gam các oxit của sắt và m gam Al. Nung X trong chân không thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch Z và rắn T. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 45,24 gam kết tủa. Cho chất rắn T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,6075V lít hỗn hợp NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 61/3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là:

  • A. 8,96 lít. 
  • B. 11,20 lít. 
  • C. 13,44 lít. 
  • D. 12,34 lít.
Câu 39
Mã câu hỏi: 287458

Cho hỗn hợp X gồm hai chất mạch hở A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp gồm hai muối D và E (MD < ME) và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,75. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là:

  • A. 2,65 gam. 
  • B. 3,35 gam. 
  • C. 10,05 gam.
  • D. 7,95 gam.
Câu 40
Mã câu hỏi: 287459

Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, nếu thu được nCO2 = nH2O thì X là anđehit no, đơn chức, mạch hở.
(b) Trong phản ứng este hóa giữa axit và ancol, H2O được tạo nên từ nhóm OH trong COOH của axit và H trong OH của ancol.
(c) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH của hai đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(d) Những hợp chất hữu cơ khác nhau có cùng phân tử khối là đồng phân của nhau.
(e) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch anbumin thấy tạo dung dịch xanh thẫm.
(f) Hợp chất C9H15Cl có thể chứa vòng benzen trong phân tử
Số phát biểu đúng là

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 2
  • D. 4

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ