Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo

Đề trắc nghiệm tổng ôn lý thuyết môn Hóa lớp 12- Ôn thi THPT QG năm 2019

13/07/2022 - Lượt xem: 28
Chia sẻ:
Đánh giá: 5.0 - 50 Lượt
Câu hỏi (40 câu)
Câu 1
Mã câu hỏi: 288900

Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

  • A. Benzyl axetat. 
  • B. Metyl fomat. 
  • C. Metyl axetat. 
  • D. Tristearin.
Câu 2
Mã câu hỏi: 288901

Chất X, Y (đều có M = 60 và chứa C, H, O). Chất X phản ứng được với Na, NaOH và NaHCO3; chất Y phản ứng được với NaOH nhưng không phản ứng với Na, NaHCO3. Tên gọi của X, Y lần lượt là

  • A. axit axetic và metyl fomat. 
  • B. axit axetic và metyl axetat.
  • C. metyl fomat và axit axetic. 
  • D. axit fomic và metyl axetat.
Câu 3
Mã câu hỏi: 288902

Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?

  • A. HNO3 loãng. 
  • B. H2SO4 đặc, nóng. 
  • C. H2SO4 loãng. 
  • D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 4
Mã câu hỏi: 288903

Cho dãy các chất: CH2=CHCOOH; CH3COOH; CH2=CH-CH2-OH; CH3COOCH=CH2; HCOOCH3. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là

  • A. 2
  • B. 5
  • C. 3
  • D. 4
Câu 5
Mã câu hỏi: 288904

Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.
(b) Ở nhiệt độ thường, triolein tồn tại ở trạng thái lỏng.
(c) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(d) Đốt cháy hoàn toàn etyl fomat thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
(e) Phenyl axetat là sản phẩm của phản ứng giữa là axit axetic và phenol.
(f) Đốt cháy hoàn toàn anđehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Số phát biểu đúng là

  • A. 6
  • B. 3
  • C. 5
  • D. 4
Câu 6
Mã câu hỏi: 288905

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

  • A. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3
  • B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
  • C. Fe(NO3)3, AgNO3
  • D. Fe(NO3)2, AgNO3.
Câu 7
Mã câu hỏi: 288906

Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA ?

  • A. Mg
  • B. Ca
  • C. Al
  • D. Li
Câu 8
Mã câu hỏi: 288907

Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

  • A. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3
  • B. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, HCOOCH3.
  • C. HCOOCH3, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH. 
  • D. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3.
Câu 9
Mã câu hỏi: 288908

Chất X có công thức phân tử C3H4O2, tác dụng với dung dịch NaOH thu được CHO2Na. Công thức cấu tạo của X là

  • A. CH3-COOH. 
  • B. HCOO-C2H3
  • C. HCOO-C2H5
  • D. CH3-COO-CH3.
Câu 10
Mã câu hỏi: 288909

Cho các phản ứng sau:

(a) Cu + H2SO4 (đặc, nóng) →

(b) Si + dung dịch NaOH →

(c) FeO + CO →

(d) O3 + Ag →

(e) Cu(NO3)2

(f) KMnO4

Số phản ứng sinh ra đơn chất là

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 5
  • D. 4
Câu 11
Mã câu hỏi: 288910

Đun nóng etyl axetat với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  • A. C2H5COONa và CH3OH. 
  • B. CH3COONa và C2H5OH.
  • C. CH3COONa và CH3OH. 
  • D. HCOONa và C2H5OH.
Câu 12
Mã câu hỏi: 288911

Số electron lớp ngoài cùng của kim loại Al (Z = 13) là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4
Câu 13
Mã câu hỏi: 288912

Phản ứng hóa học nào sau đây sai?

  • A. Cu + 2FeCl3(dung dịch) → CuCl2 + 2FeCl2
  • B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2.
  • C. H2 + CaO → Ca + H2O. 
  • D.  ZnSO4 + Mg → MgSO4 + Zn.
Câu 14
Mã câu hỏi: 288913

Hỗn hợp X gồm axit fomic và ancol etylic. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với Na, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là

  • A. 17,0. 
  • B. 13,80. 
  • C. 13,60. 
  • D. 16,30.
Câu 15
Mã câu hỏi: 288914

Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:

  • A. Ca(OH)2 dung dịch + NH4Cl rắn → 2NH3 + CaCl2 + H2O.
  • B. HCl dung dịch + Zn → ZnCl2 + H2.
  • C. H2SO4 đặc + Na2SO3 rắn → SO2 + Na2SO4 + H2O.
  • D. MnO2 + HCl đặc → MnCl2 + Cl2 + H2O.
Câu 16
Mã câu hỏi: 288915

Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước.
  • B. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
  • C. Các kim loại đều chỉ có một số oxi hoá duy nhất trong các hợp chất.
  • D. Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở trạng thái rắn.
Câu 17
Mã câu hỏi: 288916

Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

  • A. boxit. 
  • B. thạch cao sống. 
  • C. thạch cao nung. 
  • D. đá vôi.
Câu 18
Mã câu hỏi: 288917

Ancol no, mạch hở X có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1
Câu 19
Mã câu hỏi: 288918

Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:

(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.

(2) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.

(3) Cho CaO vào dung dịch CH3COOH.

(4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgCl2.

Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1
Câu 20
Mã câu hỏi: 288919

Hấp thụ sản phẩm cháy hiđrocacbon vào dung dịch Ca(OH)2, dung dịch thu được có khối lượng giảm so với ban đầu vì khối lượng kết tủa

  • A. bằng tổng khối lượng CO2 và H2O. 
  • B. nhỏ hơn tổng khối lượng CO2 và H2O.
  • C. lớn hơn tổng khối lượng CO2 và H2O. 
  • D. lớn hơn khối lượng CO2.
Câu 21
Mã câu hỏi: 288920

Chất X có cấu tạo CH3COOCH3. Tên gọi của X là

  • A. etyl axetat. 
  • B. metyl propionat. 
  • C. propyl axetat. 
  • D. metyl axetat.
Câu 22
Mã câu hỏi: 288921

Phát biểu nào sau đây sai:

  • A. Trong hợp chất, crom có số oxi hóa đặc trưng là +2, +3, +6.
  • B. Dung dịch K2Cr2O7 có màu da cam.
  • C. CrO3 là oxi axit.
  • D. Cr2O3 tan được trong dung dịch NaOH loãng.
Câu 23
Mã câu hỏi: 288922

Tiến hành các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch MgCl2.
(b) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.
(d) Cho kim loại Ba vào dung dịch H2SO4.
(e) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl3(dư).
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2
Câu 24
Mã câu hỏi: 288923

Phản ứng đặc trưng của este là

  • A. phản ứng thuỷ phân. 
  • B. phản ứng nitro hoá. 
  • C. phản ứng este hoá. 
  • D. phản ứng vô cơ hoá.
Câu 25
Mã câu hỏi: 288924

Thuỷ phân este X trong môi trường axit thu được cả hai sản phẩm đều tham gia phản ứng tráng gương. Công thức của X là

  • A. CH3COOCH=CH2
  • B. HCOOCH=CH2
  • C. CH2=CHCOOCH3.
  • D. HCOOCH3.
Câu 26
Mã câu hỏi: 288925

Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây?

  • A. CO2.
  • B. CO. 
  • C. SO2.
  • D. NO2.
Câu 27
Mã câu hỏi: 288926

Điện phân nóng chảy hoàn toàn 5,96 gam muối clorua của kim loại M, thu được 0,04 mol Cl2. Kim loại M là

  • A. Na. 
  • B. Ca. 
  • C. Mg. 
  • D. K.
Câu 28
Mã câu hỏi: 288927

Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày (thành phần chính là CaCO3), nên dùng dung dịch nào sau đây?

  • A. Giấm ăn. 
  • B. Nước vôi. 
  • C. Muối ăn. 
  • D. Cồn 700.
Câu 29
Mã câu hỏi: 288928

Một số este có mùi thơm hoa quả, không độc. Cho biết etyl butirat và isoamyl axetat lần lượt có mùi

  • A. dứa và mùi chuối chín. 
  • B. táo và mùi hoa nhài.
  • C. đào chín và mùi hoa nhài. 
  • D. chuối chín và mùi táo.
Câu 30
Mã câu hỏi: 288929

Este X (C8H8O2) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH, đun nóng thu được hai muối hữu cơ và nước. X có tên gọi là

  • A. metyl benzoat. 
  • B. benzyl fomat. 
  • C. phenyl fomat. 
  • D. phenyl axetat.
Câu 31
Mã câu hỏi: 288930

Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 0,5M. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là

  • A. 240. 
  • B. 480. 
  • C. 160. 
  • D. 360.
Câu 32
Mã câu hỏi: 288931

Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

  • A. 3,40.
  • B. 4,10. 
  • C. 3,20. 
  • D. 8,20.
Câu 33
Mã câu hỏi: 288932

Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca, Be. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch bazơ là

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 1
Câu 34
Mã câu hỏi: 288933

X và Y là hai kim loại phản ứng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. Hai kim loại X, Y lần lượt là

  • A. Mg, Zn. 
  • B. Mg, Fe. 
  • C. Fe, Cu. 
  • D. Fe, Ni.
Câu 35
Mã câu hỏi: 288934

Dùng 3,24 kg bột ngô chứa 50% tinh bột thì điều chế được bao nhiêu lít ancol etylic 460, biết hiệu suất điều chế là 80% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml.

  • A. 2,5 lít. 
  • B. 5,0 lít. 
  • C. 3,125 lít. 
  • D. 2,0 lít.
Câu 36
Mã câu hỏi: 288935

Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

  • A. Ca và Fe. 
  • B. Fe và Cu.
  • C. Na và Cu. 
  • D. Mg và Zn.
Câu 37
Mã câu hỏi: 288936

Thuỷ phân 8,8 gam etyl axetat bằng 300 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

  • A. 3,28. 
  • B. 8,20. 
  • C. 8,44. 
  • D. 4,92.
Câu 38
Mã câu hỏi: 288937

Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
  • B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
  • C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
  • D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Câu 39
Mã câu hỏi: 288938

Cho các chất sau: H2NCH2NH3HCO3 (X), CH3COONH3CH3 (Y), C2H5NH2 (Z), H2NCH2COOC2H5 (T). Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là

  • A. X, Y, T. 
  • B. X, Y, Z. 
  • C. X, Y, Z, T. 
  • D. Y, Z, T.
Câu 40
Mã câu hỏi: 288939

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hoá học đơn giản để loại được tạp chất là

  • A. cho Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.
  • B. cho từ từ Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.
  • C. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.
  • D. chuyển 2 muối thành hiđroxit, oxit, kim loại rồi hoà tan bằng H2SO4 loãng.

Bình luận

Bộ lọc

Để lại bình luận

Địa chỉ email của hạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Gửi bình luận
Đây là ảnh minh hoạ quảng cáo
 
 
Chia sẻ